Từ chuyện giáo dục…
Sherlock
Holmes là một thám tử thiên tài, nhưng ông lại không biết Trái Đất quay xung
quanh mặt trời. Một lần nọ bác sĩ Watson phát hiện ra điều đó và hỏi lại ông.
Sherlock Holmes đã trả lời lại rằng: Trí
nhớ như một căn phòng, anh càng vứt vào đó những thứ vô dụng thì trong đó càng
ít có những thứ hữu dụng. Nên Trái Đất quay quanh Mặt Trời hay không thì cũng
vô nghĩa với tôi!
Kiến thức
là vô tận, việc mù mờ một thông tin nào đó là chuyện bình thường.
Đừng coi điều
gì là chuẩn mực vì như vậy là đã tự khoanh vùng hiểu biết của mình, quẩn quanh
trong những thứ phổ thông thường ngày.
Lỗi của
giáo dục không phải là tạo ra người không biết mọi thứ mà là lỗi làm cho cả xã
hội nghĩ rằng cần phải biết mọi thứ.
MỘT BỨC THƯ NÊN ĐỌC CHO DÙ BẠN LÀ AI!
Một cô giáo người Anh gửi cho học sinh của
mình:
Gửi kèm theo đây là kết quả bài kiểm tra KS2 (key stage 2) của các em.
Chúng tôi rất tự hào về các em vì đã chứng tỏ được khả năng cũng như đã cố gắng
hết mình trong tuần vừa qua.
Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng, những bài kiểm tra thế này không phải lúc nào cũng đánh giá được chính xác tất cả những gì khiến các em trở nên đặc biệt và là duy nhất. Những người đã tạo ra những bài kiểm tra này không biết rõ về từng em như các thầy cô giáo của các em, cũng như những gì tôi hy vọng về các em, và chắc chắn càng không thể biết rõ bằng gia đình của các em.
Họ không biết trong số các em có nhiều em nói được hai ngôn ngữ. Họ không biết em nào chơi được nhạc cụ, hoặc biết nhảy múa, hoặc biết vẽ tranh. Họ không biết bạn bè của các em luôn trông cậy vào các em, cũng không biết tiếng cười của các em có thể khiến một ngày tồi tệ trở nên tươi sáng hơn.
Họ không biết các em có thể làm thơ hay sáng tác bài hát, chơi thể thao, suy nghĩ về tương lai, hay chăm sóc cho em trai hoặc em gái của mình sau giờ học. Họ không biết các em đã từng tới những nơi tuyệt vời, hay các em kể chuyện rất hay, hoặc các em rất thích được giành thời gian cho gia đình và bạn bè.
Họ không biết các em rất đáng tin cậy, tốt bụng và chu đáo, và các em luôn cố gắng từng ngày để đạt kết quả tốt nhất... Điểm số của các em có thể nói lên điều gì đó, nhưng không thể nói lên mọi điều về các em.
Vậy nên, các em hãy cảm thấy tự hào với kết quả của mình, và hãy nhớ rằng có rất nhiều cách khác để chứng tỏ các em là những người thông minh.
Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng, những bài kiểm tra thế này không phải lúc nào cũng đánh giá được chính xác tất cả những gì khiến các em trở nên đặc biệt và là duy nhất. Những người đã tạo ra những bài kiểm tra này không biết rõ về từng em như các thầy cô giáo của các em, cũng như những gì tôi hy vọng về các em, và chắc chắn càng không thể biết rõ bằng gia đình của các em.
Họ không biết trong số các em có nhiều em nói được hai ngôn ngữ. Họ không biết em nào chơi được nhạc cụ, hoặc biết nhảy múa, hoặc biết vẽ tranh. Họ không biết bạn bè của các em luôn trông cậy vào các em, cũng không biết tiếng cười của các em có thể khiến một ngày tồi tệ trở nên tươi sáng hơn.
Họ không biết các em có thể làm thơ hay sáng tác bài hát, chơi thể thao, suy nghĩ về tương lai, hay chăm sóc cho em trai hoặc em gái của mình sau giờ học. Họ không biết các em đã từng tới những nơi tuyệt vời, hay các em kể chuyện rất hay, hoặc các em rất thích được giành thời gian cho gia đình và bạn bè.
Họ không biết các em rất đáng tin cậy, tốt bụng và chu đáo, và các em luôn cố gắng từng ngày để đạt kết quả tốt nhất... Điểm số của các em có thể nói lên điều gì đó, nhưng không thể nói lên mọi điều về các em.
Vậy nên, các em hãy cảm thấy tự hào với kết quả của mình, và hãy nhớ rằng có rất nhiều cách khác để chứng tỏ các em là những người thông minh.
**hết thư**
Từ lâu kiến
thức, điểm số được mặc định là thước đo để đánh giá và dán nhãn một con người.
Tuy nhiên,
điểm số kém không quyết định sự thành công trong cuộc sống. Toàn xã hội hãy
ngừng phán xét và đánh giá một người chỉ bằng thành tích học tập, vì một lẽ
hiển nhiên cuộc sống không chỉ hình thành từ những con số.
Đối với những
học sinh của mình, không nên gây cho chúng những căng thẳng trong học tập. Đừng
để điểm số trở thành yếu tố quyết định niềm vui của đứa trẻ.
Hãy dành sự
ủng hộ, tình yêu thương và khuyến khích chúng thay vì bắt chúng học nhiều.
Đến sự phán xét xã hôi…
Thời đại
công nghệ càng tạo điều kiện để người ta dễ dàng phán xét hơn. Một lời bình
luận ác ý có thể đẩy một người vô tội rơi vào khủng hoảng.
Ngoại hình
là mục tiêu phán xét hàng đầu trên mạng xã hội.
Nếu cứ đánh
giá vẻ ngoài xù xì thì bạn đã bỏ lỡ một gia tài ở bên trong.
Nếu chỉ
nhìn vào khuôn mặt xấu rồi thầm phán xét thì khi gương mặt đẹp xuất hiện thì
cũng là lúc chúng ta cảm thấy đôi chút xấu hổ.
Trong cuộc
sống, đôi khi chúng ta đã vội vàng đánh giá một sự việc, một con người theo góc
nhìn chủ quan mà sau đó chính bản chất của sự việc đã dạy cho chúng ta thêm một
bài học.
Và có những
bài học mà khi nhận ra thì đã là quá muộn.
Tôi chợt
nhớ đến Chí Phèo, một nạn nhân của phán xét xã hội thời phong kiến.
Tuy nhiên,
vẫn tồn tại quanh ta hoặc chính chúng ta là những Chí Phèo của thời hiện đại.
Những chiếc nhãn dán vội của người đời, những bình luận cay nghiệt của mạng xã
hội rất có thể sẽ hủy hoại cả một con người.
Và hãy nhớ,
khi bạn phán xét một ai đó, bạn sẽ chẳng còn thời gian để thấu hiểu và yêu
thương!