2017-10-16

15 bí quyết quản lý thời gian

15 bí quyết quản lý thời gian
Quản lý thời gian bao gồm các nguyên tắc, thói quen, kỹ năng, công cụ và hệ thống kết hợp cùng nhau nhằm giúp bạn thu lại nhiều hơn lượng thời gian mà bạn đã bỏ ra với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thời gian luôn là thứ mà bạn cần để thực hiện công việc, đạt mục tiêu đặt ra, dành thời gian cho những người mà bạn yêu thương, tận hưởng tất cả những gì mà cuộc đời mang lại cho bạn.
Benjamin Franklin đã từng nói “Bạn có yêu cuộc sống không? Nếu có thì đừng lãng phí thời gian, vì thời gian chính là viên gạch xây nên cuộc sống này.”
Thời gian là một nguồn tài nguyên có một không hai bởi ai cũng được nhận một khoảng thời gian như nhau. Một khi thời gian đã đi qua thì nó sẽ mất đi mãi mãi và bạn không bao giờ có thể lấy lại được. Một điều bạn CÓ THỂ làm với thời gian của mình là hãy thay đổi cách bạn sử dụng nó.

Áp dụng các kỹ thuật quản lý thời gian chuyên nghiệp và hiệu quả sẽ giúp bạn:
  • Sử dụng thời gian để đạt được những gì bạn muốn
  • Cải thiện hiệu suất làm việc và đạt được nhiều điều mà tốn ít công sức hơn.
  • Dành thời gian cho những điều bạn muốn và bạn coi trọng.
  • Tìm được sự cân bằng, hoàn thiện và hài lòng nhiều hơn.
  • Tập trung thời gian và sức lực vào những việc quan trọng nhất đối với bạn.
  • Đặt ra và đạt được những mục tiêu dài hạn.
  • Tránh lãng phí và do đó bạn sẽ có nhiều khoảng thời gian hoạt động hiệu quả mỗi ngày.
  • Hoàn thành công việc đồng thời giảm lo lắng, không còn bị ngập đầu trong công việc và áp lực.
  • Trở thành một nhà quản lý thời gian giỏi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Kỹ năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian hay cụ thể hơn đó là việc đưa ra những lựa chọn. Lựa chọn đúng đắn mang lại kết quả cao hơn và ngược lại lựa chọn sai lầm khiến bạn vừa mất thời gian lại vừa tốn công tốn sức.
Trở thành một nhà quản lý thời gian giỏi sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn biết sử dụng hệ thống được thiết kế cẩn thận giúp bạn sắp xếp và đưa ra những quyết định quản lý thời gian hiệu quả hơn. Thói quen của mỗi một cá nhân như danh sách việc phải làm, ưu tiên và lập kế hoạch công việc được họ tự đúc kết ra. Khi bạn kết hợp những thói quen này vào thành một hệ thống bạn sẽ thấy được những kết quả thực sự vượt trội.

15 bí quyết quản lý thời gian 
Sau đây là 15 bí quyết quản lý thời gian mà bạn có thể áp dụng.
1. Viết ra các việc Một lỗi hay gặp về quản lý thời gian là cố gắng sử dụng trí nhớ của bạn để ghi nhớ quá nhiều chi tiết dẫn đến việc thông tin bị quá tải. Sử dụng danh sách việc phải làm để viết ra các việc là một cách rất hiệu quả nhằm kiểm soát dự án và các nhiệm vụ phải thực hiện và giữ cho bản thân bạn làm việc có tổ chức.

2. Đặt ưu tiên cho danh sách của bạn 
Đặt ưu tiên cho danh sách việc phải làm giúp bạn tập trung và
dành nhiều thời gian hơn cho những việc thực sự quan trọng với bạn. Dựa vào mức độ ưu tiên cho mỗi việc bạn sẽ biết phân bổ thời gian sao cho hợp lý để hoàn thành các nhiệm vụ, từ những việc có ưu tiên cao nhất đến những việc ít ưu tiên hơn.

3. Lên kế hoạch cho tuần làm việc 
Dành thời gian vào đầu tuần để lên kế hoạch công việc. Việc này sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc của bạn và cân bằng những dự án quan trọng dài hạn với những nhiệm vụ đang cần kíp. Tất cả những gì bạn cần là
15 đến 30 phút mỗi tuần để lên kế hoạch cho cả tuần làm việc.

4. Mang theo sổ làm việc 
Bạn không thể biết là khi nào thì bạn chợt nảy ra những ý tưởng sáng tạo hay trở nên thông minh kiệt suất. Mang theo một cuốn sổ nhỏ theo mình để bạn có thể
ngay lập tức ghi lại những ý tưởng của mình. Nếu phải đợi mãi sau mới ghi lại thì bạn sẽ không thể nhớ hết được. Hoặc bạn cũng có thể mang theo một máy ghi âm kỹ thuật số

5. Học cách nói không 
Rất nhiều người bị quá tải vì họ nhận làm quá nhiều việc. Họ nói có với những việc đáng lẽ ra họ nên từ chối.
Học cách nói không với những yêu cầu ưu tiên thấp và bạn sẽ có thời gian dành cho những việc quan trọng hơn.

6. Nghĩ trước khi làm 
Đã bao nhiêu lần bạn nói có với những việc mà sau này bạn cảm thấy hối tiếc? Trước khi nhận một việc mới, không ngừng nghĩ về việc đó trước khi bạn đưa ra được câu trả lời. Điều này sẽ ngăn bạn
khỏi phải nhận quá nhiều việc.

7. Liên tục hoàn thiện bản thân 
Dành thời gian trong thời gian biểu của bạn để học
những thứ mới và phát triển năng khiếu và khả năng tự nhiên của bạn. Ví dụ bạn có thể tham gia một lớp học, một chương trình đào tạo, hoặc đọc một cuốn sách. Liên tục hoàn thiện kiến thức và kỹ năng sẽ làm tăng giá trị của bạn và giúp bạn phát triển sự nghiệp, và là con đường đáng tin nhất để độc lập về tài chính.

8. Nghĩ về việc từ bỏ một số việc để thực hiện các hoạt động khác 
Đây là một ý hay nhằm đánh giá một cách thường xuyên việc bạn sử dụng thời gian như thế nào. Trong một số trường hợp, điều tốt nhất là bạn hãy dừng làm những việc không còn phục vụ cho bạn để có thể
dành thời gian làm những việc có ích hơn. Xem xét bạn nên từ bỏ việc gì để duy trì hoạt động hiện tại của bạn.

9. Sử dụng hệ thống quản lý thời gian 
Sử dụng hệ thống quản lý thời gian có thể giúp bạn theo dõi được tất cả
những việc bạn cần phải làm, sắp xếpđặt ưu tiên cho công việc, và phát triển một kế hoạch hợp lý để hoàn thành. Một hệ thống tích hợp giống như keo dính tất cả những thói quen quản lý thời gian tốt nhất lại trong một hệ thống.

10. Nhận định những thói quen xấu 
Lập một
danh sách những thói quen xấu đang ăn cắp thời gian của bạn, làm hỏng mục tiêu của bạn, và ngăn cản bạn đến với thành công. Sau khi bạn lập ra danh sách hãy làm việc với từng thói quen một và loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của bạn một cách có hệ thống. Nhớ rằng cách dễ nhất để bỏ những thói quen xấu là thay thế nó bằng một thói quen tốt hơn.

11. Đừng làm việc của người khác 
Có phải bạn có thói quen ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng vì tâm lý ‘anh hùng’? Làm việc đáng nhẽ ra thuộc phạm vi nhiệm vụ của người khác lấy đi rất nhiều thời gian của bạn trong khi bạn còn đang ngập đầu ngập cổ với đống công việc của mình. Thay vào đó hãy
tập trung vào dự án và mục tiêu của bạn, học cách uỷ thác công việc hiệu quả, và chỉ dạy cho người khác cách thực hiện công việc của họ.

12. Giữ nhật ký mục tiêu 
Dành thời gian để lập và đánh giá các mục tiêu của bạn. Bắt đầu ghi nhật ký và viết ra những tiến bộ của bạn trong mỗi một mục tiêu. Xem lại nhật ký mục tiêu của bạn mỗi tuần để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng đường.
Giữ nhật ký trên máy tính chưa bao giờ dễ dàng hơn thế!

13. Đừng có cầu toàn 
Một vài nhiệm vụ không yêu cầu bạn phải nỗ lực hết mình. Ví dụ việc gửi một email ngắn cho đồng nghiệp chỉ nên kéo dài vài phút. Hãy học cách
phân biệt giữa những việc đáng phải hoàn thành xuất sắc và những việc chỉ cần hoàn thành.
14. Cẩn trọng với những nhiệm vụ “phát sinh’ 
Khi đã có danh sách việc phải làm với những nhiệm vụ quan trọng hãy chú ý không để bị xao nhãng bởi những việc “phát sinh”. Những việc như sắp xếp giá sách hoặc giấy tờ có thể xếp lại cho đến khi bạn
giải quyết xong các đầu việc có ưu tiên cao nhất

15. Tránh “các bẫy về tính hiệu quả” 
Làm việc hiệu quả không có nghĩa bạn là người làm việc năng suất.
Tránh làm những việc mà bạn có thể làm hiệu quả nhưng lại chẳng cần thiết phải thực hiện. Chỉ vì bạn bận rộn và đang thực hiện mọi việc không có nghĩa là bạn thực sự hoàn thành việc gì to tát.

Theo tailieu.vn