2018-01-04

Việc hôm nay chớ để ngày mai

Việc hôm nay chớ để ngày mai (Richard Templar)

Dù bạn nghĩ mình có thể hay không thể, bạn đều đúng - Henry Ford.

Bạn phải thực sự có ham muốn trở thành người sống khoa học hơn nếu muốn thay đổi cuộc đời.

Quá bận rộn không phải là điều đáng lo lắng khi bạn thực sự thích điều đó.

Hãy chọn lọc những công việc là sở trường của bạn hoặc có thể hoàn thành ngay.

Càng có nhiều thói quen tích cực, cuộc sống càng trở nên dễ chịu hơn.

Internet: tập trung vào mục đích chính, các thông tin khác đánh dấu lại để khi khác đọc, có thể khi xem lại, bạn thấy nó không còn cần thiết nữa.

Tiêu diệt những "cỗ máy ngốn thời gian", bạn cần phân định việc nào cần dành thời gian.

Đối mặt với những công việc mình không thích: vì sao không thích, xếp lịch cho nó.

Làm đâu gọn đó: chia nhỏ và làm tốt phần đó, rồi tiếp tục tới phần khác, làm việc, sắp xếp đồ đạc đúng quy định.

Nghĩ tích cực: dù vui vẻ hay hậm hực, bạn vẫn phải hoàn thành công việc.

Khi đối mặt với khó khăn, hãy tìm đường đi thay vì tìm lối thoát.

Biết khoảng thời gian làm việc hiệu quả: không lãng phí nó, hãy dùng nó để làm công việc bạn cần hoàn thành.

Đặt thời hạn cho bản thân: phải thực tế, kiên quyết thực hiện.

Tập thói quen không bao giờ suy nghĩ: "giá như tôi đã làm việc…", "nếu tôi làm nó thì giờ đã không…" => hãy hỏi: bạn có thể làm gì bây giờ để việc đó không xảy ra lần nào nữa.

Đừng lãng phí thời gian rảnh rỗi.

Nhiều người lúc nào cũng nghĩ mình  bận tối mắt tối mũi, nhưng thực ra họ mất khá nhiều thời gian làm những việc mình thích thay vì giải quyết những việc cần làm.

Hãy biết hưởng thụ thay vì cảm thấy ức chế, căng thẳng, và có thể từ bỏ nếu không muốn lựa chọn nó.

Giữ chữ tín: không trễ hẹn, giữ lời hứa.

Đừng mong người khác thay đổi: hãy điều chỉnh bản thân cho phù hợp với người khác, hãy làm gương để người khác noi theo.

Nghĩ đên sự thích thú khi công việc được hoàn tất => động lực.

Giảm bớt việc vặt.

Hãy bỏ bất cứ thứ đồ đạc nào hư hỏng trong vòng 6 tháng vào thùng rác.

Soạn danh sách đóng gói đồ đạc + những việc cần làm => tránh bỏ sót

Tạo thói quen tốt:

- Quy định vị trí cho mọi thứ.

- Sổ ghi chú

- kết hợp các công việc với nhau

- kiểm tra mọi thứ cần mang theo

- đò dùng gần hết => ghi vào danh sách mua đồ

- học cách dọn dẹp => bớt chán nản

- không ôm dồm công việc



Đừng tự mình giải quyết công việc: ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân.

Không làm hộ công việc của người khác. Hãy để người khác nhận thấy bài học về sự chia sẻ và "tự thân vận động", tránh dựa dẫm vào người khác.

Đặt ra "hạn giả" (nhưng phải coi đó như hạn thật thì người khác và bạn mới làm theo).



- liệt kê những thứ cần mua sắm

- đọc nhanh hơn

- buộc công nghệ phải phục vụ bạn

- học cách yêu bản thân

- tìm kiếm động lực

- đánh tan sự chần chừ

- thảo luận kỹ càng

- ra quyết định

- cho mọi người biết quyết định của bạn

- phát triển các kỹ năng bản thân

- hãy quyết đoán

- học cách nói "không" + lý do/ sự lựa chọn khác

- giữ vững lập trường, đừng coi đó là sự bất lịch sự

- đối phó với sự trơ trẽn: góp ý thẳng thắn

- thẳng thắn: nó rõ ràng những gì bạn muốn

- giữ bình tĩnh, tránh để những cảm xúc tiêu cực chi phối

- kiềm chế:

   + "lúc này tôi không được thoải mái lắm, chúng ta hãy trao đổi vấn đề này sau" => tiếp tục cuộc nói chuyện khi bạn bình tĩnh và suy nghĩ lại.

   + bạn có thể hít sâu và đếm từ 1 đến 10

   + giữ yên lặng cho đến khi bình tĩnh trở lại.

- xem xét quan điểm của người khác: hiểu thái độ của đối phương, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, phỏng đoán lý do => thông cảm

- phản hồi: nói thẳng cảm giác của bạn, tránh những từ cảm xúc mang tính phóng đại, phán xét, phên phán + giải thích. Tạo cho người khác cơ hội để phản hồi, thể hiện sự lắng nghe, đưa ra gợi ý giải quyết vấn đề.

- học cách chia sẻ công việc: # ỷ lại, dồn hết công việc cho người khác. Bạn phải giao công việc đúng người, đúng cách, làm cho họ thấy tự hào, sẵn sàng hỗ trợ họ khi cần, khen nếu làm tốt.

- chuẩn bị từ sớm

- chia việc lớn thành nhiều việc nhỏ, có những phần thưởng sau khi hoàn thành.

- nắm rõ công việc của từng người => tránh làm trùng hoặc bỏ sót

- quy tụ những cá nhân xuất sắc nhất: mỗi chúng ta đều có động lực riêng, hãy phát hiện động cơ thúc đẩy người nào đó (địa vị, tiền bạc, trách nhiệm, sự hài lòng, sự tự do, sự thử thách, sự thừa nhận, lời cảm ơn..) => nắm thóp và khiến họ làm việc cho bạn.

- ai cũng muốn được người khác thừa nhận, đánh giá cao và biết ơn, có những người mong muốn nhận được những hành động hàm ơn này hơn so với người khác.

- trao đổi điều họ muốn với điều bạn cần (đôi bên cùng có lợi, phải chân thành, thẳng thắn, thân thiện và tôn trọng)

- sắp xếp danh sách việc cần làm: ưu tiên những việc gấp và quan trọng trước. Chỉ liệt kê những việc thực sự cần thiết.

- có kế hoạch ngắn - trung - dài hạn, quyết tâm thực hiện

- nhiều khi bạn không cần quá chỉnh chu với một việc nào đó, chỉ cần hoàn thành nó là đủ.

- mọi việc bạn làm nên tạo ra sự khác biệt, nếu không bạn chỉ đang lãng phí thời gian mà thôi.

- sắp xếp công việc một cách khoa học => sự tín nhiệm và tin tưởng

- đặt ra mục tiêu cho mọi việc

- đừng "để dành" việc

- đừng làm hai lần chỉ một việc: xử lý xong ngay

- tổ chức không gian của bạn gọn gàng, ngăn nắp

- đọc có chọn lọc: kiểm tra mục lục => bạn thực sự cần đọc mục nào, yêu cầu thư ký tóm tắt…

* sắp xếp cùng nhau: sắp xếp theo nhóm => dễ tìm kiếm, dọn dẹp

* nói đi đôi với làm

* đảm bảo các cuộc họp diễn ra đúng giờ, không chờ đợi, kết thúc cũng phải đúng giờ => quy định thời gian cho mỗi mục

- hãy là người nghiêm túc và đúng giờ

- tránh/loại bỏ những cuộc họp không cần thiết

- đừng để bị chen ngang, gián đoạn:

   + con người: nói thẳng nếu mình bận, nếu không có việc gì thì không tiếp chuyện, nhờ họ làm gì đó giúp.

   + điện thoại: nói mình bận, gọi lại sau, trả lời ngắn với một vài từ (tín hiệu cho thấy bạn đang bận), gác máy trước…

Không dùng email cho các trường hợp cấp bách, xích mích, nhạy cảm, hiểu lầm… => hãy dùng điện thoại, trao đổi trực tiếp

Bạn nên có 2 email: công việc, cá nhân (xem lúc rảnh rỗi)

Quy định giờ cho email, internet…