2016-08-21

9 điều cần làm khi bạn thân đang giai đoạn khó khăn

1. Hãy liên lạc

Hãy liên lạc với họ càng sớm càng tốt, bạn của bạn đang cảm thấy rất cô độc.

Nếu người đó đang ở xa, hãy thực hiện một cuộc gọi, gửi email, hoặc nhắn tin cho người đó.

Bạn không cần đề cập rằng bạn biết họ đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Chỉ đơn giản là bạn ở đó, hỏi họ xem họ đang trải qua những điều đó như thế nào, khuyến khích họ, đồng thời đưa ra những hỗ trợ cần thiết. Tất cả những điều ấy sẽ hữu ích hơn đối với một người đang phải vật lộn với những khó khăn của cuộc sống.

Bạn cũng không nên chỉ biết hỏi han, nếu có thể, hãy đến thăm người đó. Điều này đặc biệt quan trọng nếu người đó đang phải đối mặt với căn bạo bệnh, đang suy sụp, không muốn hoặc không thể ra khỏi nhà.

 2. Lắng nghe họ mà không phán xét

Bạn thân của bạn sẽ muốn chia sẻ câu chuyện của họ vào một lúc nào đó mà họ cảm thấy phù hợp. Điều bạn cần làm là hãy lắng nghe bằng một trái tim chân thành, và tuyệt đối không nên phán xét điều gì. Tất nhiên bạn sẽ có quan điểm của riêng mình đối với những việc đã xảy ra, nhưng đó chưa phải là lúc thích hợp để đưa ra những lời khuyên, đặc biệt là khi không được yêu cầu.

Tập trung vào người bạn thân của bạn, hãy nhớ rằng họ đang cần bạn - một người để tâm sự và lắng nghe, làm vơi bớt nỗi lòng và những trăn trở bấy lâu giấu kín.

Bạn có thể hỏi xem họ có cần lời khuyên từ bạn không, nhưng đừng ngạc nhiên nếu đó không phải là điều họ thực sự quan tâm.

Nếu bạn đã từng trải qua một tình huống tương tự như bạn của bạn, sau đó bạn nên sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ của mình để đưa ra những lời khuyên quý báu cho họ. Tuy nhiên như đã nói chỉ khi bạn của bạn giãi bày xong câu chuyện và có thể bình tĩnh lắng nghe thì khi ấy mới là lúc bạn nên đưa ra những lời khuyên như thế này.

3. Cung cấp trợ giúp thiết thực

Thay vì đưa ra những lời khuyên, điều hữu ích hơn bạn có thể làm là cung cấp một số trợ giúp thực tế. Điều này có thể tạo nên một sự khác biệt rất lớn đối với một người đang phải vật lộn để đối phó với một tình huống khó khăn. Thậm chí nếu bạn chỉ làm một số việc rất nhỏ thôi cũng thực sự quý giá với họ đấy.

Giúp họ một số công việc nhỏ thường ngày như đi mua sắm hàng tạp hóa, giúp họ lau dọn nhà, dắt chó của họ đi dạo. Những công việc cơ bản này thường bị xáo trộn và bị lãng quên khi bạn của bạn đang lâm vào khủng hoảng.

4. Hãy để bạn của bạn có một khoảng thời gian riêng để sống thật với cảm xúc của họ

Cảm xúc liên quan đến những thay đổi cuộc sống khó khăn (bệnh tật, cái chết của một người thân, ly hôn hoặc chia tay) có xu hướng giống như đi giữa những con sóng dữ biến chuyển từng ngày. Có thể hôm nay bạn của bạn cảm thấy ổn để vượt qua những khó khăn ấy nhưng vào ngày hôm sau họ lại cảm thấy hoàn toàn suy sụp.

Không bao giờ nói những điều đại loại như “Tao tưởng mày đã vượt qua được rồi, lại có chuyện gì xảy ra nữa thế?” hay “Mày vẫn chưa buồn đủ sao?”

Kiềm chế sự không thoải mái của bạn khi đối mặt với những cảm xúc từ người bạn của bạn. Chắc chắn rồi, những cảm xúc mạnh mẽ, đặc biệt từ những người mà bạn quan tâm sẽ khiến bạn rất khó để đối mặt. Nhưng hãy nhớ rằng, đây không phải là về bạn. Đây là về bạn thân của bạn và khoảng thời gian khó khăn mà họ đang phải trải qua. Hãy chắc chắn rằng họ cảm thấy thoải mái, đủ để bày tỏ cảm xúc của mình khi ở bên bạn.

5. “Cung cấp” một người bạn thân luôn sẵn sàng hỗ trợ

Hãy chắc chắn rằng bạn thân của bạn biết rằng bạn đang ở đó để giúp họ và hỗ trợ họ. Trong khi đó là điều tốt nhất để có nhiều hơn một người bạn thân để giúp đỡ cho cô ấy/anh ấy, cho nên gánh nặng sẽ không hoàn toàn đặt lên vai bạn, nhưng đừng quên bạn là một trong số đó.

Hãy để bạn thân của bạn biết họ đang không phải là gánh nặng của bạn. Nói điều gì đó như "Hãy gọi cho tôi bất cứ lúc nào bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi! Tôi muốn giúp bạn đối phó với tình hình khó khăn này."

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn của bạn đang trải qua một cuộc chia tay hoặc ly hôn. Người bạn thân mà họ cần là người họ sẽ gọi trong những phút yếu lòng khi họ nhớ về người kia.

 6. Khuyến khích bạn thân của bạn không xao lãng những điều cơ bản nhất

Khi một người nào đó đang trải qua một giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, những điều cơ bản của cuộc sống có xu hướng bị lãng quên. Điều này lý giải tại sao những người đang trải qua một cơn ốm bệnh hay đau buồn vì một người thân ra đi thường có xu hướng quên ăn, ngừng chăm sóc cho ngoại hình của mình, và ít khi muốn rời khỏi nhà.

Nhắc nhở họ phải làm những việc như tắm, và tập thể dục. Cách tốt nhất để làm điều này là đi dạo với họ, hoặc đưa họ đi uống cà phê do đó họ sẽ quan tâm một chút tới ngoại hình của mình.

Để giúp họ ăn thì tốt nhất là bạn nên mang đồ ăn đến, bởi vì họ sẽ không phải lo nấu nướng và dọn dẹp, rửa chén đĩa sau đó. Hoặc bạn có thể đưa họ đi ăn (hoặc gọi về nhà nếu họ không muốn gặp quá nhiều người).

7. Đừng can thiệp quá sâu vào cuộc sống của họ

Trong khi bạn có ý định tốt khi giúp đỡ bạn của mình trong khoảng thời gian khó khăn, bạn có thể đang áp đảo người đó với chính sự giúp đỡ của mình. Bạn cũng có thể lấy đi năng lượng từ họ. Thời gian ly hôn hay bệnh tật, hay cái chết của một người thân yêu có thể đưa đến cho họ cảm giác bất lực.

Đưa ra những đề xuất. Đừng chỉ ép họ đi ăn tối mà hãy hỏi họ về nơi họ muốn đi và khi nào họ muốn ăn. Hãy để họ đưa ra quyết định, ngay cả khi những quyết định đó rất nhỏ thôi cũng đang góp phần lấy lại năng lượng cho họ.

Đừng dành quá nhiều tiền cho họ. Việc bạn dành quá nhiều tiền cho họ khiến họ cảm thấy họ đang lợi dụng bạn và khiến họ cảm thấy rằng họ không thể chăm sóc cho chính bản thân mình.

8. Chăm sóc chính bản thân mình

Khi có một khủng hoảng xảy ra trong cuộc sống của bạn thân của bạn, nó có xu hướng kéo bạn vào những cảm xúc y hệt như vậy, đặc biệt là khi bạn đã từng trải qua những điều như thế trong quá khứ.

Đặt ranh giới. Mặc dù bạn luôn muốn dõi theo cuộc sống của bạn thân của mình nhưng bạn cần phải chắc chắn rằng cuộc sống của bạn không bắt đầu bị xoay quanh họ.

9. Liên tục quan tâm

Con người thường có xu hướng rất ân cần đối với một ai đó ngay lập tức khi người đó gặp những khó khăn, tuy nhiên khi thời gian trôi đi họ thường lãng quên mất. Hãy chắc chắn rằng bạn không làm điều đó. Hãy chắc chắn rằng bạn bè của bạn có thể gọi cho bạn bất cứ khi nào họ cần, và rằng họ không bao giờ cô độc vì có bạn luôn luôn dõi theo họ.

Điều cần lưu ý:

Tránh ngôn từ phán xét khi bạn đang cố khuyến khích bạn của mình khi họ đang phải trải qua thời kì khó khăn, bị áp lực, mệt mỏi và chán nản với những thất bại. Những câu nói kiểu như “Đáng lẽ mày phải cẩn thận hơn chứ”, “Nếu mà mày không làm thế thì đã chả đến nỗi”, hay “Tất cả là do mày chứ do ai  nữa”…Những câu nói ấy sẽ chỉ khiến cho bạn của bạn thêm đau lòng và lâm vào khủng hoảng nhiều hơn mà thôi.

Ban đêm thường là khoảng thời gian khó khăn nhất với bất cứ ai đang phải trải qua những khó khăn, hãy chắc chắn rằng bạn luôn sẵn sàng để lắng nghe họ bất cứ khi nào họ cần tới bạn.

Khi khó khăn là lúc bạn thân của bạn cần đến bạn nhiều nhất đấy, đừng để họ cảm thấy cô đơn và bế tắc với chỉ một mình, bạn nhé!