“Ganh tỵ là nói “không” với điều tốt đẹp, chọn cái xấu xí thay vì cái đẹp.”
TÁC GIẢ: NORBERTO R. KEPPE
Tiến sỹ Keppe là một nhà phân tâm học nổi tiếng thế giới, là tác giả, nhà sáng lập và chủ tịch của Hội Bộ ba phân tích thế giới, trụ sở ở Sao Paulo, Brazil. Ông được đào tạo ở Viên với các nhà phân tâm nổi tiếng Victor Frankl, Knut Baumgarten và Igor Caruso. Tiến sỹ Keppe tạo ra Bộ ba phân tích vào năm 1977 sau nghiên cứu lâm sàng bao quát với hàng ngàn bệnh nhân. Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, ông hành nghề trị liệu và giảng dạy ở Mĩ và Châu Âu tại đó ông phát triển nghiên cứu của ông về bệnh học-xã hội và siêu hình học. Trở về Brazil năm 1997, ông phát triển Phương pháp trị liệu thuộc ngôn ngữ tâm lý cho Giáo dục, cho phép học sinh vượt qua những trục trặc về cảm xúc gây trở ngại cho việc học. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách được dịch ra tám thứ tiếng.
Được dịch sang tiếng Anh bởi Susan Berkley và Margaret Pinckard Kowarick
Được dịch sang tiếng Việt bởi Thanh Hằng
Lưu ý của người dịch
Đây là một cuốn sách về lòng ganh tỵ, nhưng không phải theo ý nghĩa thường ngày của từ này. Chúng ta thường nghĩ về ganh tỵ như sự thèm muốn hoặc ghen tị, “một cảm giác bất mãn và tức giận bị khuấy động và có liên quan đến lòng ham muốn đối vói những món đồ sở hữu hoặc những phẩm chất của người khác.” Khi tác giả nói về ganh tỵ, ông ấy trao cho nó một ý nghĩa khác, quỷ quyệt và độc hại hơn cách mà từ này thường được dùng và được hiểu. Định nghĩa về ganh tỵ của Keppe gần với từ gốc Latinh invidere (in = không, videre = thấy), coi sự không-nhìn thấy này ngang với sự thiếu ý thức, một sự mù quáng trước tất cả những gì tốt đẹp, chân thật trong cuộc sống chúng ta.
Dù Keppe ban đầu được đào tạo như một nhà phân tâm theo trường phái Freud, thì ông đã quan sát thấy trong việc thực hành lâm sàng của ông là các bệnh nhân của ông thể hiện một sự ganh tỵ không dựa trên tính dục như Freud nghĩ mà là do sự chối bỏ tình yêu – một sự chối bỏ vô thức những điều tốt đẹp và sự thật trong bản thân chúng ta và người khác. Ông xem ganh tỵ như một lực lượng tâm lý chính, không nhìn thấy được, mang tính huỷ hoại đằng sau những căn bệnh của chúng ta – tâm thần, cơ thể và xã hội.
Susan Berkley
Margaret Pinckard Kowarick
NỘI DUNG
Lời nói đầu
Giới thiệu
Phần 1
1. Lòng tốt là thứ khó nhất để chúng ta chấp nhận
2. Điều tốt, không phải điều xấu, làm người ganh tỵ đau khổ
3. Lòng ganh tỵ ngăn không cho chúng ta nhìn thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
4. Người ganh tỵ vừa nguy hiểm và thiếu tình yêu thương
5. Ganh tỵ là nguyên nhân chính của mọi bệnh tật
6. Lòng ganh tỵ ở một người càng lớn, họ càng khó nhìn thấy nó ở bản thân; lòng ganh tỵ ở một người càng ít thì họ càng dễ dàng nhìn thấy nó.
7. Ganh tỵ là thứ không cần thiết, vô ích và có hại nhất đang tồn tại.
8. Người ganh tỵ nhìn chung là không nhận thấy sự ganh tỵ của anh ta
9. Nếu ganh tỵ là sự không sẵn sàng để nhìn thấy thì làm sao một người có thể nhìn thấy nó?
10. Thiếu ý thức về cơ bản chính là sự ganh tỵ, nó khiến con người bị bệnh tâm thần.
11. Chúng ta khó nhận ra lòng ganh tỵ của mình vì ganh tỵ không phải là một cảm xúc
12. Cái chúng ta gọi là vô thức về cơ bản là lòng ganh tỵ, đối lập với ý thức
13. Để “hiểu mình” như Socrates nói phụ thuộc vào sự ý thức được lòng ganh tỵ của chúng ta.
14. Chúng ta có xu hướng xem thường điều tốt đẹp mình nhận được
15. Thành công cá nhân phụ thuộc vào sự chấp nhận thành công của người khác
Những điểm quan trọng cần nhớ về ganh tỵ
Phần hai
1. Lòng ganh tỵ ngăn chặn ý thức của chúng ta và làm chúng ta mù quáng
2. Đặc điểm chính của bệnh tật là sự thiếu ý thức
3. Bệnh tật nằm ở sự kháng cự trước ý thức của chúng ta
4. Loạn thần là một thái độ kháng cự ý thức
5. Chúng ta nghĩ rằng ý thức (nhận thức được vấn đề) là nguy hiểm
6. Vô thức theo lý thuyết của Freud nên được xem là sự kháng cự lại ý thức
7. Vấn đề lớn nhất của chúng ta là nghĩ rằng cái chúng ta không nhìn thấy sẽ không làm tổn thương chúng ta
8. Cực kì dối trá khi nghĩ rằng mọi hành vi có hại đều là do vô thức gây ra
9. Chúng ta chịu trách nhiệm cho những gì mình phớt lờ nhiều hơn là cho những gì mình biết
10. Chúng ta mang theo những thái độ bệnh lý của mình đến khắp mọi nơi
11. Các triệu chứng là cần thiết cho ý thức
12. Ý thức là lành mạnh; sự xa lánh là bệnh tật
13. Sống lành mạnh là thích những gì tốt đẹp; bệnh tật là sự kinh sợ khi nhìn thấy những sai lầm.
14. Nhận thức là lành mạnh; “mất nhận thức” (tha hoá) là bệnh tật
15. Vấn đề lớn nhất về ý thức là sự không nhận ra được điều tốt đẹp của chúng ta
Phần ba
1. Những sự hoang tưởng của chúng ta bắt đầu bằng sự phóng chiếu của chúng ta
2. Phóng chiếu (Hoang tưởng) đến từ sự kháng cự nhìn thấy sự ganh tỵ (đảo ngược)
3. Phóng chiếu đưa chúng ta ra ngoài thực tế
4. Mọi bệnh tật bắt nguồn từ quá trình phóng chiếu
5. Quá trình phóng chiếu (hoang tưởng) là không thể nhận thấy.
6. Bệnh lý được tiết lộ thông qua Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá
7. Cả hai quá trình Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá là hoang tưởng
8. Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá đi cùng với nhau
9. Hoang tưởng xuất hiện trong Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá
10. Bạn có thể biết một người mất cân bằng như thế nào bởi việc họ lý tưởng hoá (bản thân và người khác) nhiều ra sao
11. Hoang tưởng về sự vĩ đại càng lớn thì phóng chiếu lý tưởng hoá càng lớn
12. Phóng chiếu lý tưởng hoá khiến một người không thể thực hiện được việc gì
13. Người bệnh nhất muốn những người khác giống như cách mà họ lý tưởng hoá về người đó
14. Hành động đi trước và đem lại sự sống.
15. Đừng huỷ hoại những gì tốt đẹp nếu bạn muốn có một cuộc đời tốt đẹp
LỜI NÓI ĐẦU
Thực ra, tôi xem cuốn sách này là cuốn quan trọng nhất trong tất cả những cuốn tôi từng viết; trước tiên, vì nó giải thích nền tảng của các vấn đề-nguyên nhân của các căn bệnh tâm thần, thể xác và xã hội; và thứ hai, vì nó cung cấp phương tiện để nhận diện và xử lý những vấn đề đó.
Đối với những ai không có kiến thức về nghiên cứu của tôi trước đây thì quyển sách này đã đủ để hiểu và thậm chí giải quyết một loạt căn bệnh – nhưng chỉ khi nào những quan điểm được trình bày ở đây được tiếp cận mà không có những định kiến và được chấp nhận đầy đủ nhất có thể. Nói cách khác, độc giả phải đặt sự ganh tỵ sang một bên một chút để hiểu được thông điệp của tôi.
Nếu tôi viết một quyển sách về cái xấu, nó đơn giản sẽ chỉ là một trong hàng triệu trang sách đã được viết về chủ đề này. Và nếu loài người không cải thiện thì chắc chắn là vì họ không muốn tránh những cái xấu mà thay vào đó thích chối bỏ những điều tốt lành mà họ nhận được hơn, bị thúc đẩy bởi một cảm nhận bị đảo lộn về giá trị bắt nguồn từ lòng ganh tỵ của họ.
Hầu hết những bí ẩn của cuộc đời có thể hiểu và xử lý được bằng cách hiểu được sự ganh tỵ, sự kháng cự và sự phóng chiếu. Ví dụ, sự ganh tỵ không chỉ vô hình mà còn là nguyên nhân của nhiều hệ quả bất hạnh trong cuộc sống của cá nhân và xã hội. Nói cách khác, số phận của chúng ta bị định đoạt chủ yếu bởi một thứ gì đó mà chúng ta không nhận ra. Chúng ta buộc phải thừa nhận rằng khoa học đương thời xa rời thực tế vì nó không chỉ ra được nguồn gốc thực sự của những căn bệnh của chúng ta.
Khi con người nói họ muốn được tự do, thì thứ mà họ thực sự muốn nói là họ muốn được tự do thoả mãn những ham muốn điên cuồng nhất của họ mà không gánh chịu hậu quả, trở nên loạn trí mà không phải gánh chịu bất kì hậu quả xấu nào. Làm theo ý chí của người đó có nghĩa là hành động theo lòng ganh tỵ của họ, và đồng nghĩa với hành xử theo một lối ngược đời (có những thái độ làm hại, có những sự lựa chọn không lành mạnh).
Thật không may, loài người thực sự đang ở trong một tình trạng nguy hiểm, họ muốn hạnh phúc nhưng lại không thành công; họ nghĩ rằng họ biết cái gì là tốt nhất nhưng thực tế thì không; và tệ nhất là, họ đang mắc bệnh nghiêm trọng mà không hề nhận ra được nó. Ta có thể làm gì được với một người như thế?
Cho đến khi nào một người sẵn sàng sống thực tế, không viển vông và sống như một con người, chấp nhận cuộc sống như cách nó đang là, còn không anh ta sẽ không đạt được sự cân bằng mà anh ta cần để sống lành mạnh và sống ổn.
Không phải là chúng ta không muốn nhận ra những vấn đề của mình, mà đúng hơn là bản thân các vấn đề là do sự thiếu nhận thức. Nói cách khác, các vấn đề không tự thân nó tồn tại mà là kết quả từ sự thiếu vắng của ý thức. Một người “bệnh” có vẻ rất ngây ngô và như trẻ con vì anh ta lý tưởng hoá thế giới và lý tưởng hoá những người xung quanh anh ta, nhìn sự việc theo cách không thực tế và huyễn tưởng. Kết quả là, anh ta không sống một cuộc sống bình thường, hiệu quả cũng như anh ta không cho những người khác sống một cách cân bằng.
Khi một người không ý thức được sự ganh tỵ của anh ấy, thì nhân cách của anh ấy vẫn còn chưa trưởng thành và anh ấy sẽ tìm thấy niềm vui từ những hành vi tiêu cực, có tính huỷ diệt giống như một đứa bé tìm thấy niềm vui ở hành vi xấu. Chúng ta có thể nói rằng, hoặc là chúng ta trở nên ý thức về khuyết điểm căn bản nhất của mình – lòng ganh tỵ của chúng ta – hoặc loài người sẽ diệt vong. Mỗi người trong chúng ta có bổn phận khám phá và làm việc với nguyên nhân của căn bệnh của mình và từ bỏ niềm vui trẻ con chúng ta nhận được từ những hành vi tiêu cực của chúng ta. Những ý nghĩ và cảm xúc bệnh lý không thể được kiểm soát bởi người khác, và đó là nguyên nhân của sự thoả mãn to lớn đối với những người kéo dài chúng.
Cuốn sách này được viết cho bạn, độc giả thân mến: trước tiên, vì không có người nào trên hành tinh này hoàn toàn không bị loạn thần; và thứ hai, vì nếu bạn không sẵn sàng xem xét những vấn đề của bạn thì cuộc sống của bạn sẽ bị ngắn đi rất nhiều- vì sự sẵn sàng xem xét những thái độ tiêu cực của một người chính là cách để chữa khỏi tâm bệnh đang tồn tại ở tất cả mọi người.
Như một quy tắc, con người không thích xử lý những vấn đề của họ hoặc những vấn đề của xã hội. Thay vào đó, họ có xu hướng lý tưởng hoá bản thân họ và giả vờ rằng thế giới và những người khác là như cách họ tưởng tượng. Nói cách khác, người nào càng lý tưởng hoá cao thì họ hay gặp phải đủ thứ chuyện khó khăn – và vì lòng ganh tỵ quá mức của họ, họ không chấp nhận được thực tế và không nắm bắt được cơ hội từ thực tế…Còn những người chấp nhận thế giới thực tế làm vậy vì họ hành động phù hợp với bản chất của họ (tốt đẹp và thực) và vì họ sẵn sàng nhìn thấy những lỗi lầm và thái độ mang tính huỷ hoại ở bản thân họ và ở người khác.
Sự phát triển cá nhân đến từ kết quả của lý trí là thứ ngược lại với lòng ganh tỵ, mà tôi có thể giải thích theo cách sau: tất cả mọi người đều có khả năng và tài năng, nhưng thứ ngăn cản họ và không cho họ phát triển chính là lòng ganh tỵ của họ. Tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng nếu một người không có lòng ganh tỵ thì họ sẽ đạt được mọi thành công khả thi trong cuộc sống. Để chấp nhận những gì tốt đẹp (có tính xây dựng) thì một người phải sẵn sàng nhìn thấy những thứ xấu xa (mang tính huỷ hoại) mà họ đang làm, thậm chí khi những thứ đó nhìn chung là xuất hiện ở cấp độ vô hình như một cảm xúc, một ý định hay một ý nghĩ mang tính huỷ hoại. Không còn cách nào khác để sống tốt ngoại trừ việc ý thức được thứ xấu xa.
Mục đích của cuốn sách này là làm mọi người ý thức được những động cơ căn bản dẫn đến tất cả những căn bệnh mà loài người mang theo họ suốt cuộc đời. Đây là một nghiên cứu khoa học nó cũng bao gồm cả triết học và thần học; vì vậy mà tên của Phương pháp luận do tôi tạo ra là Bộ ba Phân tích (Analytical Trilogy). Nó là một cuốn sách mang đến nhận thức về những vấn đề của nhân loại – cách duy nhất để chữa trị triệt để các căn bệnh làm cuộc đời chúng ta đau khổ.
Theo ý nghĩa chính thức, chúng ta “biết” tất cả mọi thứ; đó là, tất cả kiến thức được truyền vào đời sống nội tâm của ta, đòi hỏi chúng ta học cách sử dụng và ứng dụng nó. Chúng ta chối bỏ những cái tốt đẹp mình nhận được chứ không chối bỏ cái xấu, vì 1) chúng ta không biết ơn đối với tất cả những gì tốt đẹp đang tồn tại, và 2) lòng ganh tỵ quá lớn của chúng ta ngăn không cho chúng ta nhận ra sự tồn tại của những thứ tốt đẹp có lợi cho ta. Lòng ganh tỵ của chúng ta, nằm ở gốc rễ của nhân cách chúng ta, làm chúng ta kháng cự lại cái tốt đẹp, không kháng cự lại cái xấu. Bởi vì điều này, nên sự hy sinh lớn nhất của chúng ta là thực hành làm điều tốt – một kết quả của quá trình đảo ngược đi cùng chúng ta ngay từ lúc chúng ta ra đời, buộc chúng ta bám chặt lấy thái độ sai lầm. Loài người nhìn chung là không sẵn sàng chấp nhận ý thức về lòng ganh tỵ của họ để không phải chấm dứt thực hiện những hành vi xấu (mang tính huỷ hoại).
Khi chúng ta nói về ganh tỵ (yếu tố chủ chốt của bệnh lý), chúng ta chạm đến nguyên nhân chính yếu của bệnh – điều đó lý giải tại sao đa số mọi người có phản ứng bạo lực khi biết về nó.
GIỚI THIỆU
Tôi hy vọng cuốn sách này giải thích được nguồn gốc của những căn bệnh khiến con người khổ sở, sẽ giúp đỡ mọi người tránh được bệnh tật. Khi dùng từ bệnh tật, tôi muốn nói đến tất cả các kiểu tình trạng bệnh lý: tâm lý, thể lý và xã hội. Tôi hứa rằng nếu một người trở nên ý thức về nguyên nhân đích thực của bệnh tật, vấn đề lớn nhất trong tất cả; đó là yếu tố cơ bản đằng sau những vấn đề và bất hạnh của chúng ta, nó có thể sửa chữa được đến mức tối đư có thể và họ sẽ bắt đầu sống cuộc đời lành mạnh và hạnh phúc hơn, phù hợp với bản chất lành mạnh nguyên thuỷ của họ.
Cuốn sách này chia làm ba phần. Trong phần một, chúng ta xem xét về nhu cầu cần trở nên ý thức được sự ganh tỵ, yếu tố cơ bản của mọi bất hạnh của chúng ta. Trong phần hai, chúng ta xem xét sự kháng cự (censorship) là thái độ của con người khi họ nhìn thấy bất kì dấu hiệu nào của lòng ganh tỵ của họ và những vấn đề do nó gây ra; và trong phần ba, tập trung vào những hậu quả đau đớn của sự phóng chiếu của những người loạn thần, những người không sẵn sàng đối mặt với bất kì ý thức nào về lòng ganh tỵ của họ và nhiều lỗi lầm là hậu quả từ ganh tỵ. Tôi tin rằng nếu độc giả trung thực cố gắng để hiểu được và chấp nhận những tiền đề tôi đặt ra trong cuốn sách này, thì họ sẽ giải toả được lo lắng ngay từ lúc bắt đầu.
Với sự xuất hiện của ngành tâm lý học vào thế kỷ 20, chúng ta bắt đầu nhận ra con người không phải là những gì mà chiếc mặt nạ của họ thể hiện, và thay vào đó, những gì tồn tại đằng sau cái mặt nạ là một loạt những thứ như sự hoài nghi, mưu đồ, vu khống, ám sợ, tức giận và trầm cảm và hoang tưởng – càng có nhiều sự ghét bỏ những toan tính nhỏ nhen và chỉ có sự phóng thích những tư tưởng này mới là ta hướng đến điều tốt đẹp.
Xã hội nói chung chấp nhận một lối suy nghĩ hoang tưởng, không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn chính trị và tôn giáo – đó là lý do tại sao mọi thứ ở trong một tình trạng lộn xộn. Con người tin rằng trong 3 lĩnh vực đó nỗ lực sẽ tạo nên kỳ tích như ý. Họ nghĩ họ sẽ kiếm được tiền chỉ nhờ may mắn (trúng số hoặc được thừa kế), rằng các chính trị gia sẽ viết những điều luật có lợi cho mọi người, và rằng Chúa sẽ làm cho mưa tiền rơi vào đời họ, nói một cách bóng bẩy. Tôi tin rằng giải pháp cho những vấn đề của chúng ta là thông qua hành động, chừng nào hành động đó không có tính bệnh lý.
Quan điểm của Freud cho rằng chúng ta có một khía cạnh vô thức mà chúng ta không nhận ra được và phần lớn thời gian chúng ta hành động theo vô thức, chắc chắn là một trong những phát hiện lớn nhất. Kể từ lúc đó, mọi quan điểm chúng ta có về bất kì khía cạnh nào của cuộc sống sẽ phải được xem lại. Ông chỉ ra rằng xã hội không được tổ chức đúng cũng như mọi người không như những gì họ nghĩ về bản thân.
Thật không may, do nền tảng y học của ông, Freud thiếu kiến thức về siêu hình học để nhìn thấy câu hỏi một cách thực tế hơn – đó là nguyên do tại sao ông không phát triển ra ngoài phạm vi của y khoa truyền thống được. Tuy nhiên bằng trực giác sắc bén của mình ông ta biết được còn có nhiều điều đằng sau nghi vấn này hơn những điều ông ta biết. Mục đích của cuốn sách này là mang đến một bài tóm tắt cề toàn bộ quá trình hình thành của bệnh cũng như những phương tiện để chữa lành bệnh.
Phần 1
Biểu đồ dưới cho thấy nguyên nhân cơ bản của bệnh tật là ganh tỵ: càng nhiều ganh tỵ, càng ít khoẻ mạnh/lành mạnh; càng ít ganh tỵ, càng khoẻ mạnh/lành mạnh.
1. Lòng tốt, điều tốt đẹp là thứ khó nhất để chúng ta chấp nhận
Lòng tốt luôn luôn khó chấp nhận. Chúng ta quen nghĩ rằng mình muốn những điều tốt lành, vì điều đó nghe hợp lý, nhưng sự thật là chúng ta chủ yếu hành động theo những cảm xúc của mình, và chúng dựa trên sự ganh tỵ, một cảm giác đối lập với những giá trị của chúng ta.
Người ganh tỵ có những giá trị đảo ngược vì anh ấy chối bỏ những điều tích cực: lòng tốt và hạnh phúc – và sau đó khi anh ấy làm rối tung cuộc đời mình, anh ấy than phiền rằng anh ấy không cảm thấy vui. Sức khoẻ và hạnh phúc phụ thuộc vào sự chấp nhận những gì tốt lành của một người. Để sống lành mạnh, chúng ta phải có lòng biết ơn, nhưng nếu sự ganh tỵ của chúng ta quá mạnh thì chúng ta sẽ chối bỏ cảm xúc biết ơn.
Sự ganh tỵ chống lại những người và những thứ mà một người cần nhất, điều đó làm cho ganh tỵ là một “cảm xúc” mâu thuẫn: một người cần đến một ai đó, nhưng đồng thời anh ta cũng chối bỏ điều này và chống lại người đó, khiến cho anh ta không thu được lợi lạc gì từ những điều thiết yếu nhất. Khi làm vậy, người ganh tỵ phá huỷ thứ đem lại hạnh phúc và sự yên an của anh ấy. Ai có thể giúp được người ganh tỵ nếu như anh ta chối bỏ thứ anh ta thích nhất và cần nhất? Đây là nan đề kinh khủng mà con người làm bản thân mắc vào.
Bệnh nhân (bắt đầu khóc): Tôi nghĩ mình vẫn còn ốm yếu.
Nhà phân tâm: Đó có phải là điều mà bác sỹ nói với cô không?
Bệnh nhân (vẫn khóc thổn thức): Không. Đó chỉ là ý nghĩ của tôi.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, cô khóc vì cô nghi ngờ mình đang ốm hay là vì cô nhìn thấy mình đang khoẻ mạnh?
Chúng ta nhìn thấy ở đây, về mặt ý thức, bệnh nhân muốn sống lành mạnh – nhưng trong vô thức, cô ấy muốn đau ốm. Tôi tin rằng cái được gọi là vô thức thực ra chính là một sự chối bỏ của ý thức – một lý thuyết mà Freud bác bỏ nhưng tôi tin rằng nó có căn cứ.
Dường như hành vi bệnh lý căn bản của chúng ta là cản trở, huỷ hoại hoặc giảm bớt tất cả những gì tốt đẹp đang tồn tại, kể cả sự tồn tại của chính mình – một kiểu hành vi liên quan đến những xung lực vô thức bắt nguồn từ cấu trúc tâm lý của chúng ta, đó là lý do tại sao tình trạng biến dạng có thể xảy ra từ lúc bào thai được hình thành. Chúng ta buộc phải thú nhận rằng chúng ta mang theo (mà không nhận ra nó) một gánh nặng to lớn những yếu tố gây bệnh cho cuộc sống chúng ta.
Đối tượng tốt đẹp nhất mà người ganh tỵ phá huỷ chính là cuộc sống của anh ta, có thể được tượng trưng hoá bởi người mẹ (đối tượng) trong mối quan hệ với đứa bé chối bỏ cô ấy – nhưng trên thực tế là sự chối bỏ bản thân cuộc sống. Ganh tỵ là sự chối bỏ tất cả những gì tốt đẹp đang tồn tại: nó là nguyên nhân của bệnh tật, của thất bại, và của bất hạnh của con người. Dù sao thì lucifer cũng chống đối với sự sống, (sự tồn tại) và truyền lại cho chúng ta cái di sản quái quỉ đó.
Ý nghĩ và cảm xúc ban đầu luôn luôn tích cực. Do đó, nếu một người cảm thấy tồi tệ thì đó là vì anh ta đang chối bỏ, hoặc bóp mép những ý nghĩ và cảm xúc đích thực của anh ấy. Người ganh tỵ chống lại lý trí, tình cảm và và làm việc vì bất kì lý do gì mang lại lợi ích cho anh ta- có nghĩa là anh ấy không muốn điều tốt lành cho bản thân. Với lòng ganh tỵ, anh ấy từ chối thừa nhận bất kì cảm xúc biết ơn nào vì làm như vậy có nghĩa là thừa nhận lòng tốt của người khác.
2. Điều tốt, không phải điều xấu, làm người ganh tỵ đau khổ
Khi một người ganh tỵ phàn nàn về một ai đó, ngụ ý rằng có một thứ gì đó xấu xa ở người khác làm cho họ đau khổ, chứ không phải nỗi khổ của họ đến từ điều tốt lành của người khác. Điều này trái ngược với những gì chúng ta nghĩ. Bất kì điều tốt đẹp nào bạn làm cho một người ganh tỵ thường sẽ gặp phải sự tức giận và gây hấn. Một người hỏi: Chúng ta có thể làm gì với một người như thế? Anh ta tự cắn bàn tay đang nuôi dưỡng mình, nhổ nước bọt vào cái dĩa anh ta ăn, tấn công người bày tỏ tình yêu với anh ta và nói xấu những người giúp đỡ anh ta. Và quan trọng nhất là, anh ta ghét những người làm việc tốt.
Bệnh nhân: Chồng tôi đang lừa dối tôi.
Nhà phân tâm: Ý cô là gì?
Bệnh nhân: Tôi nghi anh ta đang ngoại tình với cô thư ký của anh ta.
Nhà phân tâm: tại sao cô nghi ngờ? Anh ấy hay cô thư ký đã cho cô một lý do gì đó để tin rằng có chuyện gì đó đang xảy ra giữa hai người họ?
Bệnh nhân: Không. Trên thực tế cô ấy lớn tuổi hơn anh ấy và chỉ quan tâm đến công việc và gia đình của cô ấy.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này, chẳng phải cô đang làm mọi thứ mà cô có thể để tạo ra một quan điểm tiêu cực về chồng cô? Nó không phải là vấn đề của lòng ganh tỵ sao?
Người ganh tỵ thường đào bới, moi móc cho đến khi anh ta tìm thấy một khuyết điểm ở người khác để anh ta có thể trút và biện minh cho những cảm giác hèn hạ, xấu xa của anh ta; trong trường hợp này là khao khát tình dục của cô ấy. Thái độ này khiến cho người khác cảm thấy bối rối, không thể hiểu được những lời buộc tội đó.
Bệnh nhân: Tôi nhận thấy lòng ganh tỵ khiến tôi không thể dấn thân vào cuộc sống.
Nhà phân tâm: Cô gắn liền cuộc sống với điều gì?
Bệnh nhân: Sự thoả mãn và hạnh phúc.
Nhà phân tâm: Sau đó cô không chấp nhận Sự thoả mãn và hạnh phúc?
Bệnh nhân: Tôi chấp nhận cả hai, nhưng không chấp nhận cái cách để đạt được chúng.
Nhà phân tâm: Và làm thế nào cô làm việc này?
Bệnh nhân: Tôi không biết. Tôi không thấy. Tôi chỉ biết rằng tôi từng chia sẻ hạnh phúc với người khác.
Nhà phân tâm: Và bây giờ cô không mong ước làm cho người nào được hạnh phúc cả, và cô cũng không nhận được niềm vui này cho bản thân.
Bệnh nhân: Đó không phải là một thái độ độc ác sao?
Nhà phân tâm: Cô đang nói rằng cô đồng nhất mình với những con quỷ đó!
Cảm xúc ganh tỵ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người ganh tỵ mà còn cả thế giới xung quanh anh ta. Thứ làm người ganh tỵ khó chịu nhất không phải là hành vi của người khác mà là sự tồn tại của người đó. Họ không muốn người mà họ ganh tỵ tồn tại và họ chiến đấu bằng tất cả những gì họ có để làm người kia chết. Người ganh tỵ không ngưỡng mộ bất kì ai được xem là một thiên tài và do đó họ không nhận được lợi ích từ những đóng góp của những người thiên tài. Lòng ganh tỵ càng lớn thì những người lý tưởng càng ít; những người lý tưởng càng nhiều thì càng ít ganh tỵ- năng lực của một người tỷ lệ nghịch với lòng ganh tỵ của họ.
Sự bất hạnh mà người loạn thần, sự thờ ơ, lãnh đạm, thiếu hứng thú với cuộc sống và bản chất hay chỉ trích tất cả đều do lòng ganh tỵ to lớn của họ. Thứ mà chúng ta gọi là tư duy tích cực (nhìn thế giới bằng sự lạc quan) không thể tồn tại trong một tâm trí ganh tỵ. Khi các nhà thần học cảnh báo về 7 tội lỗi chết người (kiêu ngạo, tức giận, tham lam, lười biếng, tham ăn, ganh tỵ và thèm khát) họ làm vậy vì những kiểu hành vi đó đập vỡ hạnh phúc cá nhân. Sự kiêu ngạo cô lập bản thân họ trong những ý nghĩ điên cuồng của họ. Người tức giận không còn thời gian cho việc tổ chức cuộc sống của họ. Người tham lam sống trong một thế giới có kích thước bằng những đồng đola họ có trong ngân hàng. Người lười biếng rõ ràng không thể đạt được bất kì thành công gì. Những người ăn quá nhiều không thể xử lý bất kì thứ gì khác ngoài cái cơ thể to tướng và không thoải mái của họ. Những người tưởng tượng quá nhiều đến tình dục rơi vào một trạng thái mê mệt giống như một người nghiện ma tuý. Nhưng lòng ganh tỵ thì cực kỳ mạnh vì nó sẽ tấn công tất cả mọi thứ trên đời: tâm trí của họ, hạnh phúc của họ, công việc của họ, tiền bạc, bạn bè, tình yêu, trí tuệ; nói cách khác, bất kì thứ gì tốt đẹp – vì lòng ganh tỵ là nguồn gốc của tất cả thói xấu.
3. Lòng ganh tỵ ngăn không cho chúng ta nhìn thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Bệnh nhân: Tôi mơ thấy mình đang ở một nơi rất đẹp mà tôi chưa từng được sống trước đây và tôi thấy bị mê hoặc.
Nhà phân tâm: Hãy để ý rằng khi bạn dần trở nên ý thức hơn về lòng ganh tỵ của bạn, bạn bắt đầu nhìn thấy những điều tuyệt vời mà bạn không nhận thấy trước đây.
Lòng ganh tỵ làm chúng ta đui mù và ngăn không cho chúng ta thưởng thức tất cả những thứ tốt đẹp mà cuộc sống trao tặng – và vì điều này mà người ganh tỵ biến cuộc sống trở nên rất khó chịu với bản thân họ. Những thái độ tiêu cực (những thói xấu) dẫn đến cuộc sống bất hạnh, và những thái độ tốt (những điều tích cực) dẫn đến hạnh phúc.
Bệnh nhân tiếp tục nói: Vì lòng ganh tỵ dìm hàng tất cả mọi thứ, tôi chối bỏ những điều tôi muốn làm ngay cả trước khi tôi làm chúng.
Nhà phân tâm: Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng người ganh tỵ chịu nhiều đau khổ.
Một bệnh nhân khác từng giữ im lặng nhiều tháng trong các buổi trị liệu tâm lý theo nhóm đã nói như sau:
Bệnh nhân: Tôi lúc nào cũng nghĩ rằng thái độ im lặng thường xuyên của tôi thể hiện sự hơn người của tôi, nhưng bây giờ tôi thấy đó là vì nguyên nhân khác: lòng ganh tỵ của tôi.
Nhà phân tâm: Cô có thể nói rõ hơn không?
Bệnh nhân: Tôi thấy rằng khi không nói gì cả thì tôi cũng đang làm hại bản thân, vì ở trường nơi tôi đi dạy, điều tương tự cũng xảy ra. Khi tôi muốn giải thích một thứ gì đó, tôi không biết nói gì cả.
Một thực tế kỳ lạ là con người nghĩ rằng chỉ có người khác mới đau khổ do sự gây hấn của họ (trong trường hợp này, cô gái kia gây hấn bằng cách im lặng không nói). Mức độ hiểu biết của chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào lòng ganh tỵ của chúng ta: càng ít ganh tỵ, chúng ta càng hiểu biết nhiều. Càng nhiều ganh tỵ, càng ít hiểu biết. Tôi tin rằng các nhà khoa học hiện đại rất yêu thích suy luận theo kiểu quy nạp, chính xác bởi vì điều đó cho phép họ tự do kếp hợp giữa hiểu biết và sự ganh tỵ (ganh đua), nguồn gốc của tất cả các lý thuyết vớ vẩn.
Ganh tỵ như con rắn độc dấu mình ở nơi kín đáo chờ tấn công con mồi không ngờ của nó- ngoại trừ trong trường hợp này, kẻ gây hấn và nạn nhân ban đầu là một. Lòng ganh tỵ là “cảm xúc” hai chiều (đến và đi) dễ dàng đánh lừa người ganh tỵ. Nó ở khắp mọi nơi, nhưng nó dường như chẳng có mục đích gì trong cuộc sống. Đồng thời, nó có vẻ giống như một con vật nhỏ quỷ quyệt có thể huỷ hoại cả một vùng.
Điều tồi tệ nhất mà lòng ganh tỵ gây ra là gì? Là sự thiếu vắng niềm hạnh phúc trong cuộc sống của người ganh tỵ và mọi rối loạn được định rõ ở bảy tội lỗi chết người: khao khát tiền bạc một cách dữ dội, tham ăn và thèm khát tình dục, từ chối làm việc, và tức giận và kiêu ngạo mặc cho những điều tốt đẹp.Nói cách khác, ganh tỵ là mẹ của tất cả bệnh tật; tội lỗi nguyên thuỷ của loài người. Tất cả những bất mãn với cuộc đời đến từ lòng ganh tỵ một người nuôi dưỡng đối với điều tốt đẹp, do đó ngăn không cho chúng ta thu được lợi ích từ nó.
Nếu có thứ gì đó làm bạn bất hạnh, nếu bạn cảm thấy hơi khó chịu, thì chắc chắn là vì bạn đang trải nghiệm “cảm giác” ganh tỵ. Và để hiểu rõ hơn về ganh tỵ, bạn chỉ cần so sánh nó với cảm xúc biết ơn (một cảm xúc đích thực) ám chỉ về một tình yêu với cuộc sống và tất cả những gì nó mang lại.
4. Người ganh tỵ vừa nguy hiểm và thiếu tình yêu thương
Người ganh tỵ hành xử một cách xung hấn, trong khi đó họ lại than phiền là thiếu tình cảm.
Bệnh nhân: Bất cứ khi nào mọi chuyện diễn ra tốt đẹp thì tôi lại trở nên giận dữ.
Nhà phân tâm: Nghĩa là gì?
Bệnh nhân: Tôi thấy rằng vì lòng ganh tỵ nên tôi không chấp nhận những điều tốt đẹp và đó là lý do tại sao tôi thích xem những bộ phim bạo lực ở đó mọi thứ đều bị phá huỷ.
Nhà phân tâm: Đó chẳng phải là vấn đề của sự đảo ngược sao? Sự huỷ diệt càng tồi tệ thì bạn càng thích nó?
Chừng nào loài người chúng ta không nhận thấy lòng ganh tỵ của chúng ta mạnh mẽ ra sao thì sẽ không có được sự bình yên lẫn sự phát triển thực sự. Hành vi của chúng ta sẽ tiếp tục huỷ diệt tất cả những thứ tốt đẹp mình nhận được, bao gồm cả điều tốt đẹp của cuộc sống chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi thấy thật khó khăn cho chúng tôi, những người đồng sở hữu các công ty của chúng tôi gánh vác trách nhiệm về nó. Chúng là điều tốt đẹp nhất chúng tôi có và chúng tôi thậm chí không nhận ra chúng là của chúng tôi.
Nhà phân tâm: Chẳng phải là vì quá trình ganh tỵ ngăn không cho anh chấp nhận những gì tốt đẹp?
Bệnh nhân: Xét về mặt ý thức mà nói sự việc thật khó hiểu.
Điều tương tự cũng đúng với hầu hết mọi người, đang huỷ hoại hành tinh họ đang sống như thể thế giới này không phải của họ.
Bệnh nhân: Tôi lúc nào cũng nghĩ những người ngoài kia đang làm hại tôi.
Nhà phân tâm: Hay đó là vì anh không muốn nhìn thấy rằng anh đang đổ lỗi cho người khác về những sự huỷ hoại do anh gây ra cho bản thân anh?
Quá trình ganh tỵ khiến một người phóng chiếu, lật ngược sự thật. Thay vì nhìn thấy chính bản thân anh ta đang huỷ hoại cuộc sống của mình, bệnh nhân chỉ nhìn thấy thái độ tiêu cực của anh ta ở những người khác.
Hiện tượng nghịch đảo trong tâm lý học gây bối rối cho nhiều nhà trị liệu tâm lý vì các bệnh nhân của họ a) nhìn chung là tấn công người đang giúp họ – kể cả nhà trị liệu tâm lý, và b) bằng cách làm như vậy họ ngăn cản việc chữa lành căn bệnh của họ – vậy làm thế nào họ trở nên tốt hơn nếu họ không sẵn sàng để chấp nhận sự tiến bộ?
Người ganh tỵ nhìn mọi thứ, tốt cũng như xấu, là tồn tại bên ngoài bản thân họ. Đó là lý do tại sao họ cố gắng tìm kiếm hạnh phúc bằng cách đi du lịch, theo đuổi những món ăn đặc biệt hoặc những chương trình tập thể dục đặc biệt, đi tiệc tùng, tìm kiếm sự ghi nhận hoặc theo đuổi những mốt nhất thời và tham gia cúng bái. Đồng thời, họ nhìn mọi thứ xấu xa là xuất phát từ những người khác, từ bên ngoài bản thân họ, đó là lý do tại sao họ có xu hướng gây hấn và nhìn chung là bạn không thoải mái khi ở cùng họ.
Làm sao có thể giúp được một người ganh tỵ nếu họ nhìn mọi thứ theo cách đảo ngược; đối lập với cách sự việc thực tế đang là? Khi còn nhỏ, họ không chấp nhận sự chỉ bảo của cha mẹ vì họ phóng chiếu sang cha mẹ những ý định xấu của chính họ, và họ làm tương tự thế với thầy cô giáo của họ. Sau này, ở nơi làm việc, họ không tin tưởng công ty mà họ đang làm, giống như họ không tin tưởng cha mẹ họ. Nếu họ đi khám bác sỹ hoặc đi điều trị tâm lý họ cũng hành động theo cách tương tự. Đột nhiên họ nhận thấy cuộc sống đang trôi qua và họ không hoàn thành được nhiều thứ, nếu không nói là chẳng hoàn thành được thứ gì.
Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây là nếu lòng ganh tỵ của một người không được nhận ra và do đó không thể sửa chữa được thì họ sẽ không thể thực hiện được bất kì việc gì có giá trị trong cuộc sống. Cho nên, nếu có cái gọi là văn hóa và văn minh, thì ta rất bức thiết phải xem xét một liệu pháp tâm lý thống nhất như là một chuẩn thống nhất.
5. GANH TỴ LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA MỌI BỆNH TẬT
Tất cả nghiên cứu của tôi, mà tôi gọi là Bộ ba phân tích (Analytical Trilogy) được dựa trên khám phá của Freud (và sau này là nghiên cứu của Melanie Klein và Wilfred Bion) rằng ganh tỵ là nguyên nhân chính của tất cả các chứng rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, tôi thấy vấn đề của ganh tỵ nằm trong mọi mặt của cuộc sống, chứ không chỉ trong mối quan hệ với tính dục. Chắc chắn là quan điểm này gây ra tranh cãi lớn và sự phẫn nộ trước nghiên cứu của tôi vì không có ai là không nhiễm phải căn bệnh kinh khủng này.
Ganh tỵ là gốc rễ của mọi thứ xấu xa, là ông nội của mọi hành động xấu. Tất cả các căn bệnh của thế giới bắt nguồn từ cảm giác kinh khủng này, cố gắng tiêu diệt những gì đang tồn tại và khiến loài người và nền văn minh của họ trở nên điên cuồng. Ví dụ, người ganh tỵ thèm khát không kiểm soát được thôi thúc tình dục của anh ta (libido) và do đó sống chung chạ. Điều tương tự cũng đúng với tính tham lam, tham ăn, lười biếng và thậm chí cả sự tức giận và kiêu ngạo.
Bệnh nhân: Khi tôi chơi ghi ta, đôi lúc tôi thấy rất lo lắng rằng mình không thể chơi tốt.
Nhà phân tâm: bạn nghĩ hoặc cảm nhận điều gì khi bạn chơi ghi ta?
Bệnh nhân: Tôi lo sợ mắc phải sai lầm.
Nhà phân tâm: Thực tế là bạn đang chú ý nhiều đến những lỗi lầm hơn là chú ý đến những phẩm chất tốt của bạn đã tiết lộ về lòng ganh tỵ của bạn.
Thực tế là người ganh tỵ quan tâm nhiều đến những thứ mà họ tưởng tượng hơn là đến những thứ có mặt trong thực tế, cho nên sự tha hoá này (alienation) được đồng nhất với sự ganh tỵ. Bệnh tật cũng như sự lo lắng hoặc khó chịu không tự thân nó tồn tại; nếu không có sự ganh tỵ, cuộc sống sẽ không còn bệnh tật.
Ganh tỵ là “cảm xúc” khó khăn nhất và đồng thời cũng là cảm xúc dễ xử lý nhất. Nó khó xử lý vì phần lớn ganh tỵ là bẩm sinh, ảnh hưởng đến mỗi người, và dễ xử lý vì bất kì ai cũng có thể sử dụng ý chí của họ để ngăn không cho lòng ganh tỵ kiểm soát hành vi của họ. Trở nên ý thức về vấn đề của sự ganh tỵ là bước đầu tiên để vượt qua nó.
6. Lòng ganh tỵ ở một người càng lớn, họ càng khó nhìn thấy nó ở bản thân; lòng ganh tỵ ở một người càng ít thì họ càng dễ dàng nhìn thấy nó.
Vì sự ganh tỵ là động lực thúc đẩy đằng sau sự chối bỏ, bỏ qua hoặc bóp méo của cảm xúc đích thực (tình yêu), cho nên người ganh tỵ hiếm khi cảm nhận được nó. Lòng ganh tỵ càng lớn thì họ càng ít nhận ra nó. Một người càng ganh tỵ, họ càng ít ý thức được về bất kì khía cạnh nào trong cuộc sống của họ. Người lành mạnh hơn thì ý thức được tốt hơn về lòng ganh tỵ của họ – nghĩ rằng bản thân anh ta có sự ganh tỵ lớn hơn những người khác. Người càng bệnh tật thì càng ít nhận ra lòng ganh tỵ của mình, tạo ấn tượng rằng anh ta chẳng hề có vấn đề gì. Đây là nguồn gốc của hành vi ngược đời của nhân loại.
Mọi thứ bạn nhìn thấy mà không có sự ganh tỵ sẽ đem lại cho bạn sự thoả mãn lớn lao, trong khi đó mọi thứ bạn thấy với lòng ganh tỵ sẽ làm bạn dễ dàng mắc bệnh. Tương tự thế, mọi việc bạn làm mà không có lòng ganh tỵ sẽ thành công và bất kì việc gì dựa trên lòng ganh tỵ sẽ trở nên vô ích.
Bệnh nhân: Nhiều sinh viên rời trường của chúng tôi mà không học được những bài học khôn ngoan ở trường. Tôi nghĩ họ đang vứt đi một thứ gì đó quý giá.
Nhà phân tâm: Tại sao bạn cho rằng họ làm thế?
Bệnh nhân: Họ viện cớ là họ không đủ tiền trả học phí, nhưng đó là vì sự ganh tỵ của họ đối với những cuốn sách giáo khoa họ đọc.
Hành vi bệnh lý là một thước đo về mức độ ganh tỵ của một người. Nếu lòng ganh tỵ không quá lớn, thì những tội họ mắc phải sẽ nhỏ (như ăn cắp vặt, vu khống), nếu lòng ganh tỵ vừa phải, họ có thể mắc những tội liên quan đến những băng nhóm đường phố, cướp giật và đánh nhau; nếu lòng ganh tỵ lớn, nó có thể liên quan đến những tội phạm có tổ chức, những tội nghiêm trọng hoặc những hình thức huỷ diệt khác. “Cảm xúc” ganh tỵ càng mãnh liệt thì tội phạm phải càng dữ dội, tàn ác và có tính báo thù.
Bệnh nhân: Tôi đi thăm một người bạn đang đi trị liệu tâm lý và sau đó anh ấy quay về Brasilia và quay lại với tình trạng đáng thương của anh như trước đây.
Nhà phân tâm: Cô gắn thái độ của anh ấy với điều gì?
Bệnh nhân: Với sự thiếu lòng biết ơn và một sự chống đối lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống của anh ấy.
Rất thường xuyên, khi con người đạt được một thứ gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của họ, họ quăng nó đi để không phải biết ơn về những lợi ích họ nhận được – và sau này họ đổ lỗi cho chính những người đã giúp họ. Của cải lớn nhất của chúng ta chính là ý thức, nhưng người ganh tỵ nhầm lẫn giữa ý thức về lỗi lầm của họ với bản thân lỗi lầm. Ý thức là thứ quý giá nhất mà một người có thể có được, nhưng nó có thể bị che khuất bởi lòng ganh tỵ.
7. Ganh tỵ là thứ không cần thiết, vô ích và có hại nhất đang tồn tại.
Ganh tỵ là yếu tố tiêu cực nhất cho sự tồn tại của loài người và xã hội – một “cảm xúc” hoàn toàn vô ích chỉ có hại cho người ganh tỵ và những người khác. Nó hoàn toàn vô ích vì nó chẳng tạo ra bất kì thứ gì tốt đẹp. Nếu sự ganh tỵ không tồn tại thì nó sẽ là đặc ân lớn nhất của nhân loại. Nói cách khác, thái độ của người ganh tỵ là nói không với tất cả những điều tốt lành, chống đối lại sự tiến bộ – về bản chất, là một cách để đưa sự vô dụng vào cuộc sống xã hội.
Trong tính tham lam, con người viện cớ rằng anh ta đang sử dụng tốt nhất sự giàu có của mình; trong tính tham ăn, anh ta cần ăn nhiều để làm việc có năng suất; trong sự thèm muốn, đó là một cách để có được một cuộc sống thú vị hơn; trong sự tức giận, rằng anh ta có lý do chính đáng để ghét một ai đó; trong sự lười biếng, rằng anh ta không đủ khoẻ mạnh để làm việc; và thậm chí đối với tính kiêu ngạo anh ta cũng tìm được một cái cớ rằng anh ta biết nhiều hơn người khác. Nhưng đối với ganh tỵ thì chẳng có sự biện hộ nào hết. Người ganh tỵ vô cớ chống lại mọi thứ và tất cả mọi người, và đặc biệt là bản thân anh ta, đơn thuần vì anh ta tức giận về những gì người khác có và thậm chí tức giận với những gì bản thân anh ta đang có. Tôi tin rằng với sự ganh tỵ, con người đơn giản là không muốn sống; họ muốn tiêu diệt tất cả cuộc sống và lòng tốt, điều tốt đẹp.
Bệnh nhân: Chúng tôi từng là một nhóm đi phát tờ rơi quảng cáo. Nhưng giờ chúng tôi đã bỏ.
Nhà phân tâm: Tại sao?
Bệnh nhân: Vì RL gây nhiều áp lực lên chúng tôi chỉ để chúng tôi làm việc cho nhà trường.
Nhà phân tâm: Anh đang dùng RL như một cái cớ biện minh cho sự tự làm hại bản thân của anh.
Nhóm phát tờ rơi quảng cáo biết rằng công việc của họ là cần thiết cho mọi doanh nghiệp thuê họ. Tuy nhiên, một số thành viên nhiều ganh tỵ trong nhóm lợi dụng sự thất bại trong quản lý và dùng nó như một cái cớ để phá hoại công việc của họ, ngay cả khi họ biết họ cũng sẽ tự làm hại bản thân họ.
Bệnh nhân: M muốn ra đi và tôi hỏi cô ấy có phải vì cô không thấy vui khi sống cùng chúng tôi không. Thực ra, cha tôi đã hỏi cô ấy câu đó và cô ấy nói rằng bây giờ cô ấy muốn gặp gia đình cô, thậm chí về ở luôn với ho.
Tôi muốn nói rõ là M là một đứa con nuôi mà mẹ đẻ của cô cho gia đình khác nuôi. Gia đình ruột của cô không có chút hứng thú gì khi cô quay về. Cô 16 tuổi và gia đình ruột của cô không có đủ tiền trả học phí cho cô và những chi phí khác.
Nhà phân tâm: Tại sao anh nghĩ M muốn đi?
Nhận thấy bệnh nhân không biết trả lời thế nào, tôi nói đó là vi lòng ganh tỵ.
Bệnh nhân: Tôi cũng đoán là không còn lời giải thích nào khác.
Chúng ta nhìn thấy rằng sự ganh tỵ là hoàn toàn vu vơ, vô cơ, vì nó chẳng mang lại điều gì tốt lành. Nó là một quá trình huỷ hoại; một sự chối bỏ sự sống; một sự chối bỏ, bóp méo những gì đang tồn tại. Không có lý do chính đáng để cho ganh tỵ tồn tại.
Bệnh nhân: Tôi rất vui khi có thể đi và xem chương trình truyền hình của ông nhưng sau đó tôi lại nổi giận khi ông đưa ra một ví dụ phù hợp với tôi.
Nhà phân tâm: Anh gắn chương trình truyền hình của tôi với điều gì?
Bệnh nhân: Nó rất hay.
Nhà phân tâm: Anh nổi giận vì anh ganh tỵ với chương trình nhưng lại viện lý do là anh bị xúc phạm vì tôi đưa ra một ví dụ về một vấn đề giống với vấn đề của anh.
Người ganh tỵ lãng phí rất nhiều thời gian để cố gắng biện minh cho sự tức giận của anh ta trước điều tốt đẹp của người khác thay vì trau dồi tài năng của bản thân và phát triển điều tốt đẹp ở chính anh ta.
Bệnh nhân: Tôi trở nên tức giận khi ông nói về cô con gái của một thân chủ của ông rất thành đạt.
Nhà phân tâm: Có phải cô đang ganh tỵ với cô ấy?
Bệnh nhân: Tôi ganh tỵ với những người sinh ra đã giàu, nhưng không ganh tỵ những người làm việc chăm chỉ để đạt được sự giàu có.
Nhà phân tâm: Cô ganh tỵ với những người có được một cuộc sống dễ dàng, chứ không ganh tỵ những người phải nỗ lực để có cuộc sống tốt.
Lưu ý rằng lòng ganh tỵ được nhắm đến người giàu, không nhắm đến những người làm việc chăm chỉ – nó báo hiệu người ganh tỵ không có ý định hy sinh bất kì thứ gì để đạt được thành công. Rõ ràng, người ganh tỵ không chỉ muốn huỷ hoại những thứ người khác có mà còn hạ thấp giá trị của sự nỗ lực và cống hiến của họ – ngay cả khi làm vậy tức là anh ta đặt dấu chấm hết cho mọi điều tốt lành mà bản thân anh ta đang có, kể cả tình cảm của người khác.
8. NGƯỜI GANH TỴ NHÌN CHUNG LÀ KHÔNG NHẬN THẤY SỰ GANH TỴ CỦA ANH TA
Vấn đề lớn nhất liên quan đến lòng ganh tỵ là nhìn chung nó không được con người nhận ra; nó đối lập với ý thức. Nhân loại đang đứng ở ngã tư đường: làm sao chúng ta có thể nhận ra được yếu tố tiêu cực nhất này trong cuộc sống chúng ta nếu bản thân yếu tố đó là rất khó để nhìn thấy? Trên thực tế, ganh tỵ đồng nghĩa với sự thiếu nhận thức. Và điều bí ẩn lớn của ganh tỵ là nó tạo nên sự chối bỏ, bỏ qua hoặc bóp méo sự sống, điều đó lý giải tại sao không chỉ tình yêu, mà còn lý trí và ý thức trên thực tế vắng mặt trong cuộc sống chúng ta, là hệ quả của thái độ chống kháng lại những gì tốt đẹp và chân thật của chúng ta.
Khi một ai đó nói rằng họ không ganh tỵ, đó là vì ganh tỵ chính xác là một sự thiếu vắng cảm xúc. Khi ganh tỵ tương phản với ý thức; một sự thiếu ý thức, người đó không nhận ra họ đang ganh tỵ – và chừng nào họ không nhận ra thì họ không thể sửa nó. Không nhận ra được nguồn gốc của căn bệnh thể lý, tinh thần và xã hội, con người nhìn chung không chấp nhận yếu tố tâm lý nằm bên dưới y học tinh thần cơ thể.
Ý thức là cái đang tồn tại, việc phủ nhận cái tôi đang có được gọi là inconscientization. Phải thừa nhận rằng thật sự có một yếu tố vô thức trong tâm lý con người, một sự thiếu ý thức. Và vì sự chối bỏ đối lập với điều tốt, nên nó đòi hỏi một thái độ cực kì mãnh liệt để huỷ bỏ và phá đi tất cả những gì tốt đẹp.
Với lòng ganh tỵ, cá nhân đó xung hấn với người khác và làm những chuyện ngu ngốc mà không nhận ra nó. Và vì ganh tỵ không thể được ý thức, nên cần có niềm tin để con người thừa nhận sự tồn tại của nó. Quả thật, chướng ngại vật lớn nhất để chấp nhận sự ganh tỵ của một người chính xác là ở tính vô hình của lòng ganh tỵ, như thể nó là một con quỷ đang ẩn nấp. Nó như là một con quỷ, đặc trưng bởi lòng ganh tỵ, quá xấu hổ vì cảm xúc này nên y che giấu bản thân để không tiết lộ nó. Mọi thứ chúng ta không nhận ra là do lòng ganh tỵ của chúng ta.
Lòng ganh tỵ có thể dễ dàng nhận biết một cách gián tiếp, thông qua những hậu quả của nó; ví dụ, trong sự tham lam của người ganh tỵ đối với thức ăn, tiền bạc, tình dục và những món đồ sở hữu của người khác; và trong cơn giận, sự lười biếng và kiêu ngạo của họ. Một người càng có ít cảm xúc chân thật (thiện ý) thì người đó càng nhiều ganh tỵ. Và khi ganh tỵ là một sự thiếu vắng cảm xúc đích thực (tình yêu) nên một người không dễ dàng nhận ra nó cho đến khi nào anh ta bày tỏ tình yêu và sau đó tất cả những “cảm xúc” tiêu cực của anh ta xuất hiện, khiến cho anh ta vô cùng đau khổ.
Bệnh nhân: Hôm qua tôi cảm thấy lo lắng và tôi không biết tại sao. Ngày thư bảy, tôi đến lớp học múa ba lê và không cảm thấy ổn. Tôi làm việc với một giáo viên ở trường ngoại ngữ và tôi không nghĩ rằng môi trường ở đó là tốt.
Nhà phân tâm: Bạn chỉ hứng thú với những gì làm cho bạn vui vẻ và không cố gắng để nhìn ra những gì thực sự quan trọng trong cuộc đời bạn. Đôi lúc, thứ khiến chúng ta bất hạnh còn giá trị hơn những thứ làm chúng ta hạnh phúc. Nếu bạn tin rằng bạn bất hạnh vì một thứ gì đó tốt đẹp thì nó là dấu hiệu cho thấy bạn đang đi sai hướng.
Tôi muốn làm rõ ở đây là chúng ta có thể bị lạc lối trên con đường tìm kiếm hạnh phúc của chúng ta. Điều quan trọng nhất là biết được và làm những gì đúng đắn, chứ không hẳn là làm những gì mang lại cho chúng ta sự thoả mãn nhiều nhất. Trên thực tế, bằng cách làm điều tốt mà người đó mới nhận ra được tất cả những thứ xấu xa đang tồn tại trong bản thân họ – và rõ ràng điều này không thoải mái cho họ. Bằng cách giữ một thái độ tốt, chúng ta có thể nhìn thấy những thái độ xấu của mình, nhưng nếu chúng ta tiếp tục làm những gì có hại thì chúng ta vẫn sẽ mù quáng trước những gì tốt đẹp.
Chúng ta càng nhận được nhiều điều tốt đẹp, sự kháng cự nhận ra nó của chúng ta càng lớn. Trong trị liệu tâm lý, sự thật này trở nên rõ ràng, vì khi thừa nhận điều tốt đẹp đã nhận được thì người đó đồng thời phải thừa nhận sự chống cự của họ trước điều tốt đẹp, sự thật và cuộc sống – và để không thừa nhận ác tâm của họ thì họ cũng phủ nhận luôn điều tốt đẹp mà bản thân họ sở hữu.
Bệnh nhân: Khi tôi làm trị liệu phân tâm, tôi chịu nhiều đau khổ.
Nhà phân tâm: Hay sự thật là trong khi bạn nhận được lợi ích của phân tâm, bạn cũng bị buộc phải nhìn thấy thái độ xấu của bạn?
Lý do chính mà chúng ta nên chấp nhận điều tốt đẹp là nó như một ngọn đèn hải đăng soi sáng tất cả những thái độ xấu tồn tại trên thế giới và ở những ai sẵn sàng phân tích bản thân họ.
9. NẾU GANH TỴ LÀ SỰ KHÔNG SẴN SÀNG ĐỂ NHÌN THẤY THÌ LÀM MỘT NGƯỜI CÓ THỂ NHÌN THẤY NÓ?
Nếu ganh tỵ là hành động không muốn nhìn thấy, và nếu nó làm người ganh tụ đui mù trước thế giới (trước những vấn đề của nó cũng như trước vẻ đẹp của nó) thì làm thế nào người ganh tỵ có thể nhìn thấy sự ganh tỵ? Và nếu tất cả mọi người đều mắc phải thứ “cảm xúc” kinh khủng này, làm thế nào chúng ta có thể cải thiện đời sống tâm lý và xã hội của chúng ta? Nhân loại phải xử lý nan đề lớn này nếu muốn lấy lại sự lành mạnh về tinh thần.
Bệnh nhân: Tôi luôn luôn cảm thấy bất mãn, không bao giờ hài lòng với nơi tôi đang ở.
Nhà phân tâm: Đó là một trong những dấu hiệu của ganh tỵ.
Bệnh nhân: Ganh tỵ rất khó để nhận ra.
Vì lòng ganh tỵ đối lập với ý thức, nên nó không thể được nhận biết hoàn toàn ngoại trừ qua những những hậu quả của lòng ganh tỵ. Và bởi điều này, chúng ta đứng trươc tất cả những kiểu hành vi tiêu cực, mang tính huỷ hoại: tham lam, tham ăn, kiêu ngạo, và những cái như vậy. Theo lối này, chúng ta trở thành nạn nhân của một thứ gì đó mà chúng ta không nhìn thấy được rõ ràng.
Bệnh nhân: Tôi đang cố gắng nhìn ra những vấn đề của tôi, như ông khuyên.
Nhà phân tâm: Anh có thể cho tôi một ví dụ không?
Bệnh nhân: Ở Anh tôi làm hại công việc của mình là một chuyên viên phân tích.
Nhà phân tâm: Tại sao?
Bệnh nhân: Như ông nói đó, vì lòng ganh tỵ.
Nhà phân tâm: Đó là câu hỏi cơ bản: làm thế nào để nhìn ra lòng ganh tỵ nếu nó là thứ đối lập với ý thức. Làm thế nào chúng ta có thể nhìn thấy một thứ gì đó không thể nhìn thấy được?
Nếu ganh tỵ là hành động không nhìn thấy thì làm sao con người có thể nhìn thấy một thứ gì đó không thể nhìn thấy được, hay đúng hơn, một thứ gì đó vô hình? Nhìn thấy sự ganh tỵ ở người khác thì dễ dàng hơn, nhưng chúng ta lại đui mù trước sự ganh tỵ ở chính mình. Nếu ganh tỵ là mù quáng thì khoảnh khắc một người nhìn ra nó thì nó sẽ tự động biến mất. Nhưng việc nhìn thấy này phụ thuộc vào việc nhận ra lòng ganh tỵ ở bản thân người đó; đó là, bằng việc ý thức được về nó, đó là một quá trình pha trộn giữa biết và cảm nhận.
Con người không ý thức được cái mà họ ganh tỵ vì ganh tỵ biểu hiện ra trong vô thức. Đây là bi kịch lớn của con người: con người là nạn nhân của một thứ gì đó mà anh ta không nhận ra – nói cách khác, con người không ý thức được về thứ làm anh ra rắc rối, đau khổ nhất. Nền văn minh hiện đại về cơ bản được xây dựng nên dưới nền tảng của lòng ganh tỵ.
Nhà phân tâm: Tại sao anh nghĩ rằng anh không muốn nhìn thấy những sai lầm của anh?
Bệnh nhân: Vì tôi không muốn là một người xấu, hoặc nhìn thấy những thái độ xấu mà tôi đang có.
Nhận ra những khuyết điểm của bản thân phụ thuộc vào việc thú nhận rằng lòng ganh tỵ là gốc rễ của vấn đề, đó là nguyên nhân của mọi căn bệnh. If this were not so, mọi khó khăn sẽ được xử lý dễ dàng.
Những hành động tiêu cực được thực hiện một cách vô thức – tương tự với cách nói rằng yếu tố mang tính huỷ hoại chính là vô thức. Nếu vào thời điểm chúng ta đang làm một việc gì đó tiêu cực mà chúng ta trở nên ý thức được việc mình đang làm thì chúng ta sẽ không thực hiện hành vi đó. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng ý thức là đức hạnh, có nghĩa là nó kết nối con người với điều tốt lành.
Cách duy nhất để giúp một người là bằng cách sẵn sàng nhìn thấy những sai lầm của họ; giống như thế cách chắc chắn nhất để làm hại một người là sự không sẵn sàng nhìn thấy chúng. Như thể con người đang lái xe với một bàn chân liên tục đạp phanh, chối bỏ ý thức đưa đến những điều tốt đẹp và sự thật.
10. Thiếu ý thức về cơ bản chính là sự ganh tỵ, nó khiến con người bị bệnh tâm thần.
Thiếu ý thức và ganh tỵ trên thực tế là một và giống nhau, đưa một người xa rời khỏi thực tế. Tương tự thế, ý thức và thực tế cũng là một và giống nhau, hoạt động như một cái phanh xe chống lại lòng ganh tỵ. Nguồn gốc của ganh tỵ nằm ở niềm khoái lạc khi sử dụng các giác quan; và thực tế theo sau lý trí và tình yêu, thoạt nhìn có vẻ chúng như những yếu tố không đem lại ích lợi gì. Chúng ta thấy rằng vấn đề căn bản của con người là thuộc về ý thức chứ không phải là vô thức theo Freud và những người đi theo ông ấy.
Bệnh nhân: Thế giới hạnh phúc vào trước ba ngàn năm và tôi đang cảm thấy buồn và tức giận.
Nhà phân tâm: Có phải niềm hạnh phúc của người khác khiến anh ganh tỵ?
Bệnh nhân: Đúng vậy. Tôi lúc nào cũng chết vì ganh tỵ ở bất kì nơi nào tôi sống.
Nhà phân tâm: Nhưng sự thật là anh nói đùa về nó như thế là một dấu hiệu cho thấy anh không thực sự cảm nhận được lòng ganh tỵ của anh- cho thấy anh đang bị lòng ganh tỵ kiểm soát, ngay cả khi anh đang nói về nó.
Chúng ta có thể nói rằng loài người vừa có ý thức đồng thời nhận thấy được cả điều tốt lẫn điều xấu ở bản thân anh ta và ở thế giới xung quanh anh ta, hoặc anh ta xa lạ và không biết được cả điều tốt lẫn điều xấu đang tồn tại. Khi chúng ta nhận thấy điều tốt thì chúng ta cũng nhận ra điều xấu. Nhưng nếu chúng ta không nhận thấy điều tốt thì chúng ta cũng sẽ không ý thức được cái xấu đang có mặt ở khắp mọi nơi.
Một người đi đến bất kì nơi nào thì anh ta phải ý thức được cái xấu trong những hành vi của anh ta, cảm xúc và ý nghĩ của anh ta. Sự ganh tỵ không phải là nguyên nhân của sự tha hoá, mà đúng hơn là sự tha hoá chính là sự ganh tỵ.
Bệnh nhân: Tôi thấy muốn rời bỏ việc trị liệu phân tâm vì tôi tin là mình đang trở nên tệ đi.
Nhà phân tâm: có phải anh tệ đi hay là anh nhìn thấy bây giờ anh tệ hơn những gì mà anh nghĩ?
Chúng ta lẫn lộn giữa NHÌN THẤY và ĐANG SỐNG.
Bệnh nhân: Khi họ nói về một ai đó trong buổi trị liệu tâm lý nhóm, tôi nhận thấy mọi thứ họ nói là đúng. Nhưng khi họ nói về tôi, thì tôi lại không tin vào những gì họ nói.
Nhà phân tâm: Tại sao bạn nghĩ bạn không chấp nhận những gì mà nhóm nói về bạn?
Bệnh nhân: Vì tôi không muốn nhận ra những vấn đề của tôi.
Nhà phân tâm: Hay là vì bạn không muốn chấm dứt lòng ganh tỵ?
Điều mà tôi đang chỉ ra là sự không sẵn sàng để chấp nhận nhìn thấy những vấn đề của chúng ta là một cách để duy trì niềm khoái lạc của sự ganh tỵ, dù thái độ này làm hại chúng ta rất lớn. Sự lành mạnh về tinh thần không phải là kết quả từ ý thức, mà đúng hơn ý thức chính là sự lành mạnh về tinh thần. Chỉ có người nào có thị lực tốt mới có thể nhìn thấy những điểm không hoàn hảo, bệnh tật không phải là hậu quả của sự tha hoá mà là sự chối bỏ khao khát muốn nhìn thấy.
11. CHÚNG TA KHÓ NHẬN RA LÒNG GANH TỴ CỦA MÌNH VÌ GANH TỴ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CẢM XÚC.
Chúng ta không nghĩ nhiều về ganh tỵ vì nó là một sự chống lại-cảm xúc, nhưng chúng ta lại rất xem trọng tình dục vì nó bao gồm các giác quan, và chủ yếu là các cảm xúc. Vì người ganh tỵ ngăn chặn tất cả những gì mà họ cảm nhận, họ tin rằng họ giỏi hơn, hay hơn người khác – sau tất cả, làm sao một ai đó mất kết nối với những cảm xúc của họ có thể nghĩ rằng họ đang làm chuyện gì đó xấu? Tuy nhiên, họ có đầy ý định xấu và đơn giản là họ không nhận ra chúng.
Vì ganh tỵ không phải là một cảm xúc cho nên nó có vẻ như không tồn tại, điều đó có nghĩa là lòng ganh tỵ càng lớn thì người đó càng nghĩ rằng anh ta là người hoàn hảo! Khi lý trí hình thành nên xã hội và các ngành học thuật của họ, họ nghĩ rằng họ đang tham gia vào những tổ chức hoàn hảo- đó là lí do tại sao những quan điểm nguy hiểm nhất nảy mầm từ đó. Không nghi ngờ gì nữa, những ai bộc lộ cảm xúc của họ thì ít nguy hại hơn những ai đóng chặt cảm xúc của họ để theo đuổi trí tuệ. Kẻ thứ hai trở thành những kẻ thái nhân cách (psychopath), bề ngoài trông có vẻ bình tĩnh nhưng họ đột ngột có thể tấn công và thậm chí giết người. Kết luận mà chúng ta đi đến là những ai hay thốt ra lời khuyên đạo đức là những người gây hại nhất cho xã hội, vì họ đã học cách che giấu tất cả khuyết điểm của họ – khiến những người khác cũng bắt chước làm giống họ. Ganh tỵ đồng nghĩa với vô thức, sự thiếu ý thức.
Bệnh nhân: Tôi không thể chơi ghi ta tốt vì tay tôi quá nhỏ.
Nhà phân tâm: Cô gắn bàn tay nhỏ của cô với điều gì?
Bệnh nhân: Một nhược điểm.
Nhà phân tâm: Cô nhìn thấy vấn đề nằm ở bàn tay của cô, chứ không thấy vấn đề nằm ở thái độ của cô là chống lại những gì tốt đẹp.
Khi một giảng viên giảng bài, khán giả nắm bắt được lượng kiến thức tuỳ thuộc vào lòng ganh tỵ của họ. Khi một người cố gắng học hỏi, thì tâm trí anh ta bị xâm chiếm bởi tất cả các kiểu “cảm xúc” xấu : không chỉ có ganh tỵ mà còn có sự giận dữ, kiêu ngạo, chứng hoang tưởng tự đại và ác tâm – những thái độ tấn công sự thật từ mọi phía.
Bệnh nhân: Tất cả những thành công của chồng tôi phụ thuộc vào tôi.
Nhà phân tâm: Nghĩa là gì?
Bệnh nhân: Nó là một thứ gì đó thuộc tâm linh mà tôi không thể giải thích được.
Điều quan trọng cần lưu ý là những người bất tài nhất thì thường có một quan điểm trịch thượng về bản thân họ vì họ xa rời thực tế và do đó có một quan điểm hoang tưởng về cuộc sống. Vì vô thức là ganh tỵ và ganh tỵ là sự mù quáng, con người nhìn chung là mất kết nối với thực tế. Và một người càng thụ động thì họ càng xa rời thực tế.
Bệnh nhân: Trong những buổi trị liệu tâm lý theo nhóm, tôi giữ im lặng giống như tôi giữ im lặng ở trường đại học và thậm chí ở nhà.
Nhà phân tâm: Tại sao cô nghĩ cô làm điều này?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ đó là vì tôi rất thông minh.
Nhà phân tâm: Không phải vì cô đang chối bỏ những gì quan trọng sao?
Người ganh tỵ tỏ ra lạnh lùng, không tham gia và cô lập bản thân anh ta – không sẵn sàng cảm nhận, hay đúng hơn là không thể cảm nhận – vì ganh tỵ là sự chối bỏ tình yêu, một cảm xúc đích thực duy nhất.
Ganh tỵ khiến một người trở nên tê liệt, tránh hành động, vì nó là sự chống lại cảm xúc, đối kháng lại sự sống.
Bệnh nhân: Khi tôi ở Pháp tôi đọc được cuốn sách thứ hai về siêu hình học của ông và tôi trở nên tê liệt đến mức không thể đi bộ.
Nhà phân tâm: Bạn có những ý nghĩ gì về cuốn sách?
Bệnh nhân: Nó nói về tác động tâm linh lên con người và tôi nghĩ mình bị kiểm soát bởi thần thánh.
Lòng ganh tỵ làm tê liệt ngay cả sự hiểu biết của con người vì nó triệt tiêu sự thật. Điều này lý giải cách bệnh tật bắt nguồn từ ganh tỵ do sự tiêm nhiễm to lớn nó gây ra cho các quá trình tâm lý và cơ thể của chúng ta.
12. CÁI CHÚNG TA GỌI LÀ VÔ THỨC VỀ CƠ BẢN LÀ LÒNG GANH TỴ, ĐỐI LẬP VỚI Ý THỨC.
Để hiểu được quá trình của sự ý thức hóa, điều quan trọng là nhìn thấy được rằng ý thức và lòng ganh tỵ là đối lập với nhau. Để hiểu được thực tế (điều gì là tốt, là thật và đẹp), một người không thể quá ganh tỵ, vì ganh tỵ là một quá trình đảo ngược. Ý thức về cơ bản tương tự với việc nhận ra ganh tỵ, vì khi đối mặt với bất kì kiến thức nào, chúng ta gặp phải ganh tỵ và những hậu quả của nó. Thực tế là chúng ta phải nỗ lực để đạt được sư ý thức vì sự thật là lòng ganh tỵ ngăn chặn ý thức. Nếu không phải là vì ganh tỵ thì chúng ta sẽ có được ý thức hoàn toàn. Về cơ bản, ý thức có nghĩa là nhận ra lòng ganh tỵ để ý thức đó có thể trở nên trọn vẹn nhất có thể. Tôi còn có thể đi xa hơn khi nói rằng nếu không có ganh tỵ thì sẽ không cần có trường học, sự huấn luyện và học hành.
Bệnh nhân (một phụ nữ): Tôi không thích trẻ con.
Nhà phân tâm: Cô gắn trẻ con với điều gì?
Bệnh nhân: Chúng là những ký sinh trùng bé nhỏ.
Nhà phân tâm: Có phải trẻ con khiến cô nhìn thấy những “con ký sinh trùng” của cô không?
Sau một lúc im lặng, tôi hỏi:
Nhà phân tâm: Đó có phải là điều duy nhất mà trẻ con gợi nhắc cho cô? Cô không nghĩ rằng chúng xin xắn, hạnh phúc và ngây thơ sao?
Bệnh nhân: Tôi không có bất kì ý nghĩ vui vẻ nào về chúng.
Nhà phân tâm: Cô chưa bao giờ ôm một đứa trẻ trong lòng sao?
Bệnh nhân: Chưa bao giờ. Tôi sẽ không bao giờ ôm chúng. Tôi không thể chịu nổi chúng. Tôi từng bị từ chối và đó là lí do tại sao bây giờ tôi từ chối chúng.
Nhà phân tâm: Tôi tin rằng cô từ chối trẻ con vì chúng mang lại cho cô ý thức.
Bệnh nhân: Khi tôi 9 hay 10 tuổi tôi từng thích trẻ con.
Nhà phân tâm: Tôi tin rằng tất cả những gì cô phải làm là quay về với những cảm xúc tự nhiên của tình yêu mà cô đã kìm nén hoàn toàn và cô sẽ quay về lại với điều gì là đúng.
Thay đổi chủ đề, cô ấy nói:
Sếp của tôi là kẻ hai mặt. Khi tôi làm gì sai, ông ta cực kì khắt khe, nhưng khi người khác mà ông ấy thích làm tương tự thì ông chẳng có vấn đề gì với nó. Không ngạc nhiên khi bản thân ông từng nói rằng không nên có những ông sếp trên thế giới này!
Như độc giả có thể thấy, bệnh nhân này chống lại tất cả những gì tốt đẹp mà cuộc đời mang đến, cho thấy lòng ganh tỵ cực đoan của cô khiến cô trở nên ghẻ lạnh với tất cả những điều kì diệu cuộc sống mang đến miễn phí.
Bệnh nhân: Khi tôi viết cuốn sách này, tôi không biết gì về những rắc rối mà nó sẽ gây ra cho tôi.
Nhà phân tâm: Nghĩa là gì?
Bệnh nhân: Tôi không biết rằng mình phải trích dẫn tất cả những nguồn tôi sử dụng và những bức ảnh tôi đăng là có bản quyền và tôi không có quyền sử dụng chúng.
Nhà phân tâm: Điều anh đang nói là anh chỉ lắng nghe những suy nghĩ của anh mà thôi và không chú ý đến những quy tắc của xã hội.
Một đặc điểm quan trọng của những cá nhân ganh tỵ cực đoan là họ không chú ý tới những quy tắc của xã hội hoặc thậm chí những quy tắc của tự nhiên, và họ nỗ lực tạo ra một vũ trụ vận hành theo những ý tưởng bị đảo ngược của họ. Hành vi vô thức – cái mà các nhà triết học và nhà khoa học như Descartes, Schelling, Schopenhauer và Nietzche nói, nhưng Freud lại gắn một ý nghĩa khác, tin rằng vô thức là nền tảng của đời sống tinh thần – trên thực tế chỉ đơn thuần là sự chống lại hành vi ý thức. Trong bất cứ trường hợp nào, con người trở nên bệnh vì họ không tuân theo những chỉ dẫn đạo đức của cuộc sống và do đó suy nghĩ và hành động theo lòng ganh tỵ của họ – do đó đảo ngược tất cả những quy tắc của cuộc sống bình thường.
Cái vô thức mà Freud nói không hề tồn tại. Trong một số chuyện thì không, sự vắng mặt (đó là cơ chế hoạt động của vô thức) không hề tồn tại, đó chỉ là hoạt động căn bản của con người không hơn không kém. Lý thuyết của Freud đặt nền móng cho cho sự phản kháng tất cả những ảo tưởng trong tâm trí con người, mặc dù ta dễ dàng loạn trí.
13. ĐỂ HIỂU MÌNH NHƯ SÓCRATES NÓI PHỤ THUỘC VÀO SỰ Ý THỨC ĐƯỢC LÒNG GANH TỴ CỦA CHÚNG TA.
Sẵn sàng nhìn thấy những lỗi lầm của chúng ta là điều thiết yếu nếu chúng ta đi theo lời khuyên nổi tiếng của Socrates “hãy hiểu mình” và trên tất cả nếu chúng ta đang muốn sửa chữa căn bệnh cá nhân và xã hội. Vô thức đồng nghĩa với điều xấu và điều tốt đồng nghĩa với ý thức, đó là lý do tại sao người bệnh không ý thức được những lỗi lầm của anh ấy. Nói cách khác, cái xấu là sự tha hoá và cái tốt là hiểu biết, là kiến thức.
Như độc giả thấy trước quá trình tư duy, có một loạt các nhân tố mà ở đó ta quyết định là có nên tiếp nhận thông tin hay là không. Vậy đó, “hiểu” chính là kết quả của thái độ chính yếu khi liên kết giữa cảm xúc và ý chí. Và mức độ mà ta chấp nhận là lành mạnh (tốt) cũng là ở đây. Và đến lượt nó xác định xem mức độ nhận thức mà ta đạt được.
Có ba yếu tố căn bản (thái độ) gây ra bệnh: thứ nhất là lòng ganh tỵ mà tôi xem là nó giống như cái vô thức theo lý thuyết của Freud; thứ hai là sự kháng cự ý thức, ngăn không cho chúng ta nhìn thấy nguyên nhân của bệnh; và thứ ba là sự phóng chiếu, một hệ quả của hai yếu tố trước, ở đó người bệnh gán tất cả những thái độ tiêu cực của anh ta sang một thứ gì đó hay một ai đó ở thế giới bên ngoài. Trong ba yếu tố, kháng cự là yếu tố nguy hiểm nhất với người bệnh vì nó ngăn tâm trí không làm việc với ý thức và làm quá tải cấu trúc tâm thần- thể lý.
Kháng cự được đặc trưng bởi hành vi vô đạo đức.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy mình đang ôm hôn một phụ nữ béo thật ghê tởm.
Nhà phân tâm: Anh gắn người phụ nữ đó với điều gì?
Bệnh nhân: Những thói quen xấu, những thứ trong quá khứ.
Nhà phân tâm: Giấc mơ làm cho anh ý thức được anh đang dính mắc như thế nào với sự bệnh hoạn của anh, với những thói quen xấu của anh – cho thấy anh không sẵn sàng thay đổi hành vi của anh như thế nào.
Thái độ của bệnh nhân này làm sáng tỏ hai yếu tố: thứ nhất, khao khát duy trì hành vi bệnh (vì nó mang lại khoái lạc); và thứ hai, kéo dài hành vi tiêu cực thật kinh khủng làm sao, làm mất giá trị con người.
Đầu tiên là sự ganh tỵ, sau đó là sự kháng cự lại nó; và nếu sự kháng cự rất mạnh thì người đó sẽ phóng chiếu những vấn đề của anh ta sang người khác. Về mặt thực tiễn, sự kháng cự theo sau sự ganh tỵ và có mức độ tương tự: sự kháng cự của một người càng lớn, lòng ganh tỵ của họ càng lớn, và sự phóng chiếu của họ càng lớn.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ tôi thấy PJ ngã xuống đất và JP kháng cự thái độ của anh ấy.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của PJ và JP với điều gì?
Bệnh nhân: Người đầu tiên là ác tâm và người sau là sự kháng cự.
Chúng ta có thể thấy từ ví dụ, này, ác tâm và sự kháng cự xảy ra cùng một cấp độ – có thể nói rằng quá trình kháng cự là quá trình nguy hiểm nhất trong tất cả.
Kiến thức là kết quả của ý thức, là một sự kết hợp của trí tuệ và cảm xúc. Nhưng để có được ý thức, chúng ta phải chấp nhận nhìn bản thân mình như ta đang là, với những khuyết điểm và tất cả- ngoại trừ ở trường hợp này, “sự chấp nhận” này chỉ xảy ra nếu chúng ta cũng sẵn sàng sửa chữa những khuyết điểm của mình. Lưu ý rằng đời sống tâm lý của chúng ta cực kì rắc rối phức tạp, với một yếu tố này liên kết với yếu tố khác và tất cả các yếu tố liên kết với nhau như một mạng nhện lớn. Và là một mạng nhện thì nó có thể bị xé rách hoặc không vận hành tốt nếu bất kì yếu tố nào trong tất cả yếu tố bị thiếu hoặc hỏng.
14. CHÚNG TA CÓ XU HƯỚNG XEM THƯỜNG ĐIỀU TỐT ĐẸP MÌNH NHẬN ĐƯỢC
Bệnh nhân: Tôi rất tức giận nha sỹ của tôi vì cô ấy nói rằng tôi mắc một vấn đề về răng mà tôi không có.
Nhà phân tâm: Nhìn chung, việc điều trị của cô ấy là tích cực hay tiêu cực?
Bệnh nhân: 90% tích cực, nhưng tôi không thể quên được chẩn đoán sai sót của cô ấy.
Ví dụ này minh hoạ việc chúng ta nhìn chung chối bỏ điều tốt đẹp mình nhận được như thế nào, viện bất cứ lý do xấu nào chúng ta có thể tìm thấy để dìm hàng nó. Quan điểm của tôi ở đây là độc đáo, trái ngược với hầu hết các khuynh hướng khác, đó là lí do tại sao nhiều người đọc sách của tôi có thể thấy nó khác thường.
Hành nghề trị liệu phân tâm chuyên nghiệp là khó khăn nhất trong tất cả các kiểu trị liệu, vì nhà phân tâm phải xử lý với thái độ thù địch của các bệnh nhân, các đồng nghiệp của họ trong những nghề y khoa khác, và cả xã hội, biện hộ cho những cảm xúc ganh tỵ bằng bất kì cách nào có thể. Nói cách khác, việc trị liệu đích thực sẽ chữa trị lòng ganh tỵ mà ít người có khả năng kiểm soát được nó – nhưng khi trị liệu phân tâm có hiệu quả, nó tấn công vào và xoá bỏ “những cảm xúc” ganh tỵ.
Vì lòng ganh tỵ mà con người phủ nhận điều tuyệt vởi anh ta tạo ra và xem thường những bậc kỳ tài đón nhận điều tốt đẹp. Lòng ganh tỵ khiến chúng ta chống lại những người khác và đồng thời khiến người khác chống lại chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi có một sinh viên tỏ ra không hứng thú với những chủ đề tôi đọc ở lớp.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về sinh viên này?
Bệnh nhân: Cô ấy rất ganh tỵ và xung hấn. Trên thực tế, sếp của cô ấy nói cô ấy tạo ra rất nhiều kẻ thù trong công việc vì thái độ đối kháng của cô.
Ví dụ này cho thấy lòng ganh tỵ khiến chúng ta chối bỏ những gì tốt nhất và khiến người khác từ chối chúng ta khi họ nhìn thấy chúng ta không đi theo những gì giá trị nhất và do đó chẳng đóng góp được điều gì có ích. Vì thế mà những người ganh tỵ bị xã hội khinh miệt nhất và họ vẫn mù tịt không biết người khác cảm nhận gì về họ.
Bệnh nhân JP nói anh ấy không muốn làm theo những gì mà gia đình anh khuyên bảo.
Nhà phân tâm: Anh nhìn thấy điều gì ở gia đình anh?
Bệnh nhân: Tôi nhìn thấy rất nhiều thứ giá trị ở bố mẹ tôi, những người làm việc chăm chỉ để trở nên giàu có. Nhưng tôi muốn có cuộc sống độc lập của riêng tôi.
Nhà phân tâm: Điều anh đang nói là anh không chấp nhận lời khuyên của gia đình anh vì anh ganh tỵ với sự thành công của họ.
Để có được sự hiểu biết và khôn ngoan, chúng ta phải đi theo lời chỉ dẫn giá trị của những nhà tư tưởng vĩ đại và những người tài năng đi trước chúng ta. Làm thế nào một ai đó có thể thực sự hiểu được bất kì lời chỉ dẫn nào, triết lý đúng đắn nào hay một con đường đúng để làm việc gì đó nếu họ chối bỏ một cách dữ dội những điều tốt đẹp?
Bệnh nhân: Tuần này tôi cảm thấy rất lo lắng.
Nhà phân tâm: Về chuyện gì?
Bệnh nhân: Ban đầu là lo lắng về bài giảng mà tôi phải trình bày, nhưng nó tốt đẹp mà.
Nhà phân tâm: Cô đang nói rằng khi mọi chuyện tốt đẹp, cô lại trở nên lo lắng?
Bệnh nhân: Sau đó tôi cũng thấy lo lắng về bệnh cảm lạnh của con trai tôi.
Nhà phân tâm: Cô gắn bệnh cảm lạnh của cháu với điều gì?
Bệnh nhân: Bệnh tật, cảm thấy tồi tệ.
Nhà phân tâm: Nhưng nhìn chung thì cháu vẫn khoẻ mạnh đúng không!
Bệnh nhân: Vâng,
Nhà phân tâm: Vậy tại sao cô vẫn tiếp tục nghĩ ngợi về căn bệnh của cháu, đặc biệt khi chẳng có gì nghiêm trọng cả?
Rất phổ biến ở người ganh tỵ là họ dành tất cả thời gian của họ để nghĩ đến những vấn đề và khó khăn thay vì cảm thấy biết ơn và vui vẻ về những gì họ có. Người bất hạnh là những người đặt mình lên trước mọi người và mong đợi được thoả mãn – trong khi những người hạnh phúc thì lại khiêm tốn, tin rằng họ nhận được quá đủ từ cuộc sống.
15. THÀNH CÔNG CÁ NHÂN PHỤ THUỘC VÀO SỰ CHẤP NHẬN THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Để đạt được thành công, một người phải chấp nhận thành công của những người khác. Nói cách khác, quá khứ chắc chắn phải là một phần của hiện tại và ngay cả tương lai phải hợp nhất vào hiện tại, thành công cá nhân phụ thuộc hoàn toàn vào sự chấp nhận thành công của người khác. Mọi thứ chúng ta làm có quan hệ với những thành tựu của người khác. Do đó, nếu chúng ta ngưỡng mộ những người có tài năng thì chúng ta tự động sẽ noi gương họ. Nhưng nếu chúng ta ganh tỵ họ, thì chúng ta phủ nhận và huỷ hoại những gì họ đạt được, kéo chúng ta lại và ngăn không cho chúng ta đạt được thành công.
Hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào hạnh phúc của người khác. Khi các nhà thần học nói rằng con người phải nhân đức để làm vui lòng Chúa, thì họ đang nói về một thái độ cơ bản để có hạnh phúc theo ý nghĩa tâm lý. Hạnh phúc cá nhân chỉ có khi những người khác cũng hạnh phúc.
Bệnh nhân: (khóc) Năm này tôi thực sự rất cố gắng làm tốt công việc của tôi và giờ đã cuối năm tôi đã huỷ hoại tất cả vì thái độ của tôi.
Nhà phân tâm: Tại sao cô khóc mãi thế?
Bệnh nhân: Tôi không biết nữa.
Nhà phân tâm: Đó là vì cô muốn tiếp tục duy trì hành vi tiêu cực, có tính huỷ hoại và các đồng nghiệp của cô không để cho cô làm thế nữa. Cô cảm thấy tồi tệ vì cô hối tiếc đã làm điều tốt, vì thế cô tìm ra một cách để huỷ hoại công việc.
Trên thực tế, hầu hết mọi người chấp nhận hành vi bệnh lý ở các vị lãnh đạo vì các vị ấy làm thoải mái những chuyện gây hại mà đa phần dân chúng có vẻ thích thực hiện.
Bênh nhân: Có vẻ tôi không nhận ra điều tốt là thế nào. Khi JFK mất, tôi khóc vì chuyện ấy nhắc tôi rằng tất cả mọi người đang chống lại gia đình Kennedy.
Nhà phân tâm: Anh có mối kết giao gì với gia đình đó?
Bệnh nhân: Với mỗi gia đình giàu có ở USA điều đó tốt.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này, anh đồng nhất mình là những người tấn công gia đình ấy.
Bệnh nhân: Vâng, tôi nghĩ thế thật. Ở góc độ nhất định, tôi không nghĩ những điều thiện lành có cơ hội, đặc biệt ở đất nước tôi, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Nhà phân tâm: Anh đang nói rằng mình không cho những điều tốt lành có cơ hội tồn tại trong đời mình. Nói khác đi, đúng là sự ngưỡng mộ mà anh dành cho gia đình Kennedy này cho anh sự thăng bằng vô tư trong nhận xét.
Đây là nan đề lớn của lòng ganh tỵ, vì một người có thể nhìn thấy rõ ràng vấn đề về ganh tỵ ở những người khác, nhưng chúng ta lại mù quáng trước vấn đề đó ở bản thân.
NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN NHỚ VỀ GANH TỴ
1. Để đạt hiệu quả, trị liệu tâm lý phải làm việc với ý thức về lòng ganh tỵ.
2. Ganh tỵ là sự chối bỏ của ý thức; là mong ước không tồn tại; là tội lỗi nguyên thuỷ của con người.
3. Ganh tỵ là nguyên nhân chung của tất cả vấn đề; là gốc rễ của mọi đau khổ.
4. Có một đặc tính xuất quỷ nhập thần trước biểu hiện bên trong của ganh tỵ; nó biến cuộc sống thành địa ngục.
5. Thứ làm hại một người và nhân loại nhất chính là sự ganh tỵ. Nếu loài người không nhận ra lòng ganh tỵ thì sẽ bị diệt vong; nhưng nếu chúng ta trở nên ý thức được về ganh tỵ thì chúng ta có thể quay về thiên đường. Ý thức được về ganh tỵ là sự cứu tế của nhân loại.
6. Nếu chúng ta không có lòng ganh tỵ thì thành công của chúng ta sẽ là vô hạn.
7. Cái mà Freud gọi là vô thức về cơ bản đồng nghĩa với sự ganh tỵ.
8. Ganh tỵ làm nhân cách trở nên cực kỳ cứng nhắc.
9. Mục đích chính của ý thức là nhận biết được lòng ganh tỵ.
10. Lòng ganh tỵ có thể được đo lường bởi một người có ý thức như thế nào.
11. Ganh tỵ là nói “không” với điều tốt đẹp, chọn cái xấu xí thay vì cái đẹp và chọn sự dối trá thay vì sự thật.
12. Nhìn chung con người xem thường điều tốt đẹp mà anh ta nhận được.
Phần hai KHÁNG CỰ
Vấn đề cơ bản của con người chúng ta nằm ở sự kháng cự việc ý thức được về lòng ganh tỵ của chúng ta – đó là lí do tại sao tâm lý trị liệu là quá trình có thể phá vỡ sự kháng cự nhìn thấy “những cảm xúc” xấu và thái độ tiêu cực của chúng ta.
1. LÒNG GANH TỴ NGĂN CHẶN Ý THỨC CỦA CHÚNG TA VÀ LÀM CHÚNG TA MÙ QUÁNG
Hầu hết những biểu hiện của ganh tỵ đòi hỏi một niềm tin hơn là nhận thức để chữa trị, vì làm sao một thứ gì đó rất tinh tế có thể nhận thức được? Và điều này không chỉ đúng với ganh tỵ mà còn đúng với tất cả các thái độ khác mà tôn giáo gọi là những tội lỗi chết người: kiêu ngạo, giận giữ, lười biếng, tham ăn, tham lam và thèm khát. Chỉ có người nào chấp nhận được điều tốt lành (những ý nghĩ tốt, cảm xúc và hành động tốt) mới ý thức được điều xấu xa (sự chối bỏ điều tốt), vì điều tốt lành làm thuận lợi cho nhận thức – trong khi đó một người nuôi dưỡnh những thái độ bệnh lý (những sai lầm) thì vẫn còn nằm ngoài ý thức, không nhìn thấy.
Bệnh nhân (một bác sỹ): Tôi thừa nhận rằng tôi ganh tỵ với anh vì công việc có tính đổi mới anh làm trong lĩnh vực y học thuộc tâm thần cơ thể.
Nhà phân tâm: Nói cách khác, anh đang chống lại y học thuộc tâm thần cơ thể.
Bệnh nhân: Tôi không nghĩ mình đang chống lại nó, nhưng tôi đang cố gắng bổ sung một thứ gì đó cho lĩnh vực này, để hiểu rõ nó.
Nhà phân tâm: Vì cách thức hoạt động của lòng ganh tỵ mà anh không nhìn thấy được rằng anh đang chống lại sự nghiệp của anh.
Vì ganh tỵ là một sự kìm nén của ý thức nên rất khó để nhận ra nó. Điều đó có nghĩa là, ganh tỵ là một thái độ rất đáng xấu hổ tìm cách huỷ hoại điều tốt đẹp của người khác đồng thời huỷ hoại điều tốt đẹp của chính bản thân người đó – cho thấy loài người chúng ta thật ngu ngốc làm sao.
Bệnh nhân: Tôi thấy tức giận khi ông nói với tôi là bài báo của tôi có đầy lỗi. Ngay cả Jose de Alencar và Machado de Asis [những tác giả nổi tiếng người Brazil] cũng mắc lỗi!
Nhà phân tâm: Nhận thức được những sai lầm đó trong bài viết của anh báo hiệu điều gì?
Bệnh nhân không trả lời, do đó tôi nói tiếp.
Nhà phân tâm: Có phải nó có nghĩa là một sự sửa chữa những khuyết điểm của anh là một thứ gì đó anh không muốn làm?
Bệnh nhân: Nó có lý!
Nhà phân tâm: Điều này cho thấy anh luôn muốn mắc phải sai lầm, và anh trở nên tức giận khi có ai đó ngăn không cho anh mắc sai lầm – chính xác là vì anh cho rằng có một vài lợi thế trong việc mắc sai lầm.
Vô thức, bản thân nó không thể tự tồn tại trừ phi có sự chối bỏ của ý thức (ý thức là cái thực sự tồn tại). Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng ganh tỵ là sự chối bỏ của ý thức vì nó là sự chối bỏ của thiện ý.
Những hành động tốt làm sắc bén nhận thức của chúng ta; những hành động xấu làm chúng ta ngu đần. Nói cách khác, chính khao khát làm điều tốt của chúng ta mang lại ý thức cho chúng ta, và sự chối bỏ điều tốt của chúng ta đã chối bỏ ý thức. Do đó, chúng ta có thể nói rằng người có thiện ý là người ý thức, còn người tức giận, gây hấn là người không có ý thức.
Khi chúng ta quay về với những huyễn tưởng điên cuồng của chúng ta, chúng ta mắc vào những điều hão huyền vì chúng ta mất kết nối với thế giới thật. Đời sống nội tâm của chúng ta được nuôi dưỡng bởi mối quan hệ của ta với thực tế. Thực tế mang đến sự phong phú mà đời sống nội tâm của chúng ta cần có để tồn tại. Yêu thích chính là thiết lập mối quan hệ với thế giới thực tế; còn căm ghét là duy trì sự nghiện ngập với tính ích kỷ, ngoan cố của chúng ta: những sự điên cuồng của chúng ta.
Điều quan trọng cần hiểu là sự tương tác thực sự với cả thế giới bên ngoài và bên trong phụ thuộc vào mức độ ganh tỵ mà người đó có. Khi sự ganh tỵ của một người quá lớn thì thật khó để chúng ta nhận ra thực tế – và mọi thứ chúng ta làm, bên trong hoặc bên ngoài, sẽ có đầy lỗi lầm. Do đó, kết nối với thực tế (bên trong và bên ngoài bản thân chúng ta) sẽ phụ thuộc vào mưc độ ganh tỵ ít đi của chúng ta.
2. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA BỆNH TẬT LÀ SỰ THIẾU Ý THỨC
Đặc điểm chính của bệnh tật là sự thiếu ý thức, người đang có những thái độ làm hại không biết được những gì anh ta đang làm. Chỉ có người có thái độ và hành động tốt là ý thức được mối nguy hại do anh ta gây ra. Do đó, chúng ta có thể nói rằng bệnh tật là vô thức, sự thiếu ý thức hay chính xác hơn vô thức là bệnh tật.
Bệnh nhân: Chồng tôi không cho phép tôi di chuyển bất kì thứ gì trong căn nhà của chúng tôi. Nếu tôi di chuyển cái bàn một chút xíu thôi anh ấy sẽ đặt nó về lại đúng vị trí ban đầu.
Nhà phân tâm: Cô gắn liền thái độ đó của chồng với điều gì?
Bệnh nhân: Không muốn bất kì thay đổi gì để trở nên tốt hơn.
Nhà phân tâm: không chấp nhận việc ý thức được về một thái độ xấu, cứng nhắc.
Cho dù ở khía cạnh lành mạnh hay bệnh lý, chúng ta gặp khó khăn trong việc nhìn thấy cuộc sống như cách mà nó thực sự đang là – và chủ yếu là những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại.
Bệnh nhân: Hôm qua tôi nổi giận với chồng. Anh ấy không đi giao hàng với cái cớ là anh ta không có thời gian. Thậm chí còn tệ hơn, anh ta lúc nào cũng chỉ trích tôi.
Nhà phân tâm: Sự thụ động của chồng cô cho thấy anh ta đang làm hại việc kinh doanh như thế nào và sự kháng cự của cô trước thái độ của anh ấy cho thấy sự làm hại (bản thân) của cô.
Bệnh nhân: Tôi không nhìn thấy thái độ ấy ở bản thân tôi, dù gia đình tôi cũng kháng cự một cách khó tin. Điều mà tôi không thích nhìn thấy là (cách) tôi liên tục bị quở trách.
Nhà phân tâm: Có phải lúc này cô đang kháng cự lại ý thức của cô không?
Sự kháng cự là một vấn đề hắc búa trong cuộc sống của con người vì trước tiên, nó ngăn không cho chúng ta nhìn thấy những vấn đề của mình; và thứ hai, nếu chúng ta không ý thức được thì làm sao chúng ta có thể nhận ra sự không ý thức được của mình? Đây là lý do tại sao cần tranh thủ sự trợ giúp của một nhà phân tâm học đã qua đào tạo. Như câu nói: không có ai có thể là quan toà và ban bồi thẩm của họ.
Khi bệnh nhân đi sâu vào những lời giải thích thì đó là do họ đang kháng cự, sợ nhìn thấy những gì đang thực sự diễn ra trong cuộc sống của họ.
Bệnh nhân: Nó dường như là một quá trình không thể thay đổi được, nhưng những nhân viên mới trong công ty chúng tôi không biết cách làm tốt công việc của họ, và vì điều này nên họ không thể thiết lập những mối quan hệ thực sự… Toà nhà nơi tôi đang sống có tiếng ồn. Tôi đã phản ánh chuyện đó đến người quản lý và nhân viên gác cửa nhưng họ chẳng làm gì cả. Tôi kiên trì, và sau đó họ phát hiện ra tiếng ồn là do chiếc chìa khoá liên tục đập vào cửa.
Nhà phân tâm: Anh gắn tiếng ồn đó với điều gì theo ý nghĩa về mặt tâm lý?
Bệnh nhân: Nó gợi nhắc tôi về cô thư ký sắp nghỉ hưu và George có tính thống trị. Tôi cũng gặp vấn đề xuất tinh sớm và liệt dương nên tôi khó có bạn gái, nhưng một cô nàng gái gọi thì lại xử lý dễ dàng vấn đề đó theo cách khác như thủ dâm.
Nhà phân tâm: Anh xem sex như thể nó là một cơn ác mộng, một sự giày vò.
Bệnh nhân: Vâng, nếu vấn đề là sự liệt dương thì tôi nghĩ nó thực sự tệ vì tôi không phải người đồng tính và tôi không đồi truỵ. Nên phụ nữ hỏi: “Anh có vấn đề với em à?”
Nhà phân tâm: Anh cần nhận thấy rằng vấn đề liệt dương chủ yếu là thuộc tâm lý.
Bệnh nhân: Tôi vẫn có thể quan hệ một tuần một lần.
Nhà phân tâm: Vậy có vẻ vấn đề chủ yếu nằm ở trí tưởng tượng của anh.
Độc giả có thể nhìn thấy người này vừa không nhận thức được những điều tốt đẹp mà anh ấy đang có cũng như nhận ra được những vấn đề của anh ấy.
Bệnh nhân: Tôi tức giận với nơi tôi đang làm việc vì mọi người ở đó thuộc tầng lớp thấp kém. Tôi không thể hoà đồng với bất kì ai.
Nhà phân tâm: Không phải anh đang thừa nhận rằng có một tầng lớp thấp kém đang tồn tại bên trong bản thân anh hay sao? (ND: bệnh nhân này đang phóng chiếu)
Bệnh nhân: Oh! Vâng, tôi thừa nhận nó. Nhưng tôi không sống như thể mình là một tầng lớp thấp kém.
Nhà phân tâm: Nhận thức này có phải đang làm cho anh khổ sở?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ mình đang bị bệnh trở lại!
Nhà phân tâm: Bệnh tật tự thân nó không tồn tại được. Thứ đang tồn tại là thái độ chối bỏ sự thật và điều tốt – cái chúng ta gọi là bệnh.
Bệnh nhân: “Bệnh” là một thứ gì đó loài người phát minh ra để né tránh ý thức phải không?
Chúng ta có thể thấy, bất kì căn bệnh nào cũng chứng minh cách chúng ta đang nhắm chặt mắt trước ý thức. Vô thức và bệnh là một và giống nhau.
3. BỆNH TẬT NẰM Ở SỰ KHÁNG CỰ TRƯỚC Ý THỨC CỦA CHÚNG TA
Chúng ta trở nên bệnh vì chúng ta kháng cự nhìn thấy các vấn đề của mình; đó là, chúng ta liên tục cố gắng lờ đi những điểm yếu của mình. mà tập trung vào các ưu điểm của bản thân, không cần phải tập trung vào điểm yếu bởi vì chúng sẽ hình thành nên cấu trúc của nhân cách và của chính bản thân đời sống hoặc hơn nữa, tự thân chúng tồn tại.
Bệnh nhân: Tôi rất sợ nhìn thấy vấn đề, và kết quả là tôi không thể chỉ ra cho các học sinh của tôi những khó khăn của chúng.
Nhà phân tâm: Anh có thể cho một ví dụ không?
Bệnh nhân: Tôi sợ nhìn thấy bất cứ vấn đề nào, bất kể nó đơn giản ra sao.
Nếu bạn quan sát thế giới xung quanh bạn, bạn sẽ thấy rằng xã hội nhìn chung là chỉ xử lý với những khía cạnh tích cực của loài người – như thể có điều gì đó sai trái với việc nhận ra những lỗi lầm.
Bệnh nhân: Tôi cảm thấy như tôi là một kẻ ngoài cuộc. Tôi sợ hội nhập với xã hội giống như những người khác và tôi không thể vượt qua được.
Nhà phân tâm: Điều quan trọng với anh là nhận ra anh đang sống như một kẻ ngoài cuộc.
Bệnh nhân: Tôi đã biết trước rồi nhưng mà tôi không thể thay đổi được, dù chỉ là một chút xíu thôi. Trên thực tế, vợ tôi luôn tức giận về chuyện này!
Tôi đưa trích đoạn này từ một buổi trị liệu phân tâm để làm sáng tỏ thực tế rằng kiến thức là một phần không thể thiếu của cuộc sống, nhưng sự hiểu biết đích thực về một vấn đề chỉ đến thông qua sự sửa chữa sai lầm. Điều này giải thích nhu cầu cần biết sự thật để cảm thấy ổn. Thực ra, tình yêu, thực tế và hành động đúng là những gì cấu thành sự sống.
Nếu bệnh tật chủ yếu bắt nguồn từ sự kháng cự, thì chúng ta buộc phải thừa nhận rằng bệnh tật là một quá trình tâm lý mà phần lớn phụ thuộc vào ý chí. Dấu hiệu này là chìa khoá để xử lý vấn đề bệnh tâm lý và xã hội của con người. Tôi tin rằng sự thiếu ý thức của chúng ta là do sự kháng cự nhìn thấy những sai lầm của chúng ta. Có vẻ chúng ta không còn lựa chọn nào khác: hoặc là chúng ta chấp nhận ý thức và thừa nhận điều tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta, hoặc chúng ta chối bỏ ý thức và đập vỡ cuộc sống của chúng ta.
4. LOẠN THẦN LÀ MỘT THÁI ĐỘ KHÁNG CỰ Ý THỨC
Cuộc đấu tranh không vẻ vang của con người, mà Freud gọi là sự kháng cự (resistence) là một cuộc đấu tranh chống lại sự ý thức được về lỗi lầm. Không có ai mà lại không ghét nhìn thấy những sai lầm của anh ta.
Bệnh nhân: Tôi có một nỗi ám sợ về việc nhìn vào bản thân tôi và nhìn thấy những sai lầm của tôi.
Nhà phân tâm: Đó là vấn đề lớn nhất của nhân loại.
Bệnh nhân: Dường như chẳng có ai muốn nhìn thấy những việc mà chúng ta làm sai.
Nếu chúng ta xem xét ý thức theo ý nghĩa chính xác của từ này tức là nhận thấy được cả điều tốt lẫn xấu, thì chúng ta thấy nó mở ra một thế giới hoàn toàn mới ở mọi lĩnh vực của cuộc sống; trong khi đó những giả thiết nhẹ nhàng hơn (chủ yếu là của Freud, Adler và Klein, phần lớn liên kết ý thức với những vấn đề tình dục, mặc cảm thấp kém và ganh tỵ với mẹ) ngăn cản bất kì hiểu biết sâu sắc nào về cuộc sống.
Sau 20 phút im lặng, tôi hỏi bệnh nhân:
Nhà phân tâm: Hôm nay anh có ngồi thiền không?
Bệnh nhân: Tôi rất tức giận vì cuốn sách mới của tôi có quá nhiều trang.
Nhà phân tâm: Anh gắn điều đó với thứ gì?
Bệnh nhân: Lỗi lầm của tôi.
Như độc giả có thể thấy, nỗi lo lắng của bệnh nhân trong việc nhìn thấy bất kì lỗi lầm nào ở bản thân anh ta chứng tỏ tính cách yếu kém của anh. Tôi tin rằng tội lỗi lớn nhất của chúng ta là thái độ không muốn nhìn thấy “những tội lỗi” của chúng ta, những sai lầm của chúng ta. Cách duy nhất chúng ta có thể mở rộng hiểu biết của mình về cuộc sống và tương tác chân thực với thực tế là bằng cách có một thái độ khiêm tốn hơn.
Bệnh nhân: Tôi luôn luôn cảm thấy thất vọng.
Nhà phân tâm: Quá nhiều thất vọng không phải là một điều kì lạ sao? Thái độ của bạn cho thấy bạn sống theo những ý thích chợt nảy ra và bạn cảm thấy thất vọng vì bạn không thể thực hiện chúng.
Điều tôi muốn nói ở đây là con người bất mãn vì anh ta muốn thỏa mãn mọi ham muốn của mình, bất kể nó trẻ con ra sao. Trên thực tế, thái độ này là thường thấy ở nhân cách trẻ con, chỉ thích theo ý mình. Điều bất lợi của sự kháng cự ý thức về lỗi lầm là đời sống tâm lý của chúng ta vẫn hời hợt, bên ngoài, ngan không cho chúng ta tham gia vào sự vĩ đại của vũ trụ.
Một người trở thành người lớn bằng cách nhận ra những sai lầm của anh ta, dẫn chúng ta đến hiểu biết lớn hơn. Cuộc sống là một thái độ bệnh lý, hết thái độ này tới thái độ khác, từ lúc sinh ra cho tới khi chết, nhưng nhiều người bị sốc khi họ không nhận thấy bất kì điều gì sai trái ở bản thân hoặc thậm chí trong xã hội. Tuy nhiên, chỉ những ai sẵn sàng nhìn thấy những thái độ bệnh hoạn của họ mới có thể thành công trong việc sống phù hợp với thực tế.
Không nghi ngờ gì nữa, phần lớn cuộc sống của chúng ta bị kiểm soát bởi vô thức, thứ mà chúng ta trên thực tế không ý thức được. Khám phá này của Freud là sự kiện quan trọng nhất của thời hiện đại – và cần phải được xem xét nếu chúng ta muốn hiểu được bản thân mình và xã hội.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy mình và bố mẹ đang du lịch trên một chiếc thuyền, cảm thấy tuyệt vời. Tuy nhiên, mẹ tôi lại cãi nhau với bố tôi suốt khoảng thời gian đó.
Nhà phân tâm: Cô có những ý nghĩ gì về bố mẹ anh?
Bệnh nhân: Cha tôi, trẻ và tuyệt vời; mẹ tôi, trẻ trung và xinh đẹp. Có phải tôi muốn giành lấy cha tôi như trong phức cảm Ơ đíp của Freud?
Nhà phân tâm: Hay là cô ganh tỵ với hạnh phúc của họ và muốn hủy hoại nó? Lý thuyết Freud (hay phức cảm Ơ đíp) phổ biến khắp thế giới và nó ngăn không cho chúng ta nhận ra được nguyên nhân thực sự của vấn đề.
Bệnh nhân: Tôi từng có những ý nghĩ đó nhưng tôi không thể thú nhận nó trước đây. Trên thực tế, trong cuộc sống thực tế mẹ tôi luôn luôn chọc tức ba tôi tới mức khiến ông ấy mất kiểm soát.
Nhà phân tâm: Tại sao cô nghĩ bà ấy làm thế?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ bà ấy ganh tỵ với cha tôi.
Nhà phân tâm: Một thái độ mà cô theo gương với chồng cô?
Lưu ý rằng khi vượt qua diễn giải theo học thuyết Freud, các bệnh nhân được dẫn đến một quan niệm rộng hơn về một thế giới tốt hơn và bắt đầu nhìn thấy cách xử lý với tất cả những khía cạnh trong cuộc sống của họ- chứ không đơn thuần là một quan điểm hạn hẹp, khiến cho các bác sỹ tâm thần và các nhà phân tâm học ở Mĩ bị gọi là “shrinks” (từ mang nghĩa đùa cợt bác sỹ tâm thần).
Thân phận con người có thể được tóm tắt theo cách này: để thu được kiến thức, chúng ta phải ý thức được những sai lầm của mình; đó là trở nên ý thức về chúng; nhưng vì chúng ta có sự kháng cự nhìn ra chúng, nên chúng ta hạn chế kiến thức của mình và rơi vào một trạng thái không thực sự sống. Đây là bệnh lý của chúng ta.
5. CHÚNG TA NGHĨ RẰNG Ý THỨC (NHẬN THỨC ĐƯỢC VẤN ĐỀ) LÀ NGUY HIỂM
Bệnh nhân: Trong công việc, tôi không nộp đơn để xin thăng chức vì tôi sợ mình sẽ không được chọn.
Nhà phân tâm: Quan điểm của anh là nếu anh nhìn thấy những khuyết điểm của mình thì anh sẽ làm hại cuộc sống của anh. Tuy nhiên, điều cơ bản là ý
thức được chúng để anh có thể biết được điều gì là tốt nhất cho anh.
Các dấu hiện về tâm và sinh lý thật sự là một loại “nhận thức”. Nó thôi thúc ta phải chú ý điều gì đang diễn ra trong cuộc sống. Và dù nó có tuyệt vời như vẻ ngoài của nó, cả một khi thực sự hóa chất y học được tạo ra một cách chính xác để che dấu, những gì mà các dấu hiện tâm sinh lý cố thể hiện. Kết quả là, ý thức – yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống – bị loại bỏ.
Nếu con người xem ý thức là yếu tố nguy hiểm nhất trong cuộc sống của họ thì làm thế nào chúng ta có thể khiến họ chấp nhận nó? Chúng ta cần cung cấp không chỉ trị liệu phân tâm mà còn đọc tài liệu và những thông tin khác sẽ giúp họ trở nên ý thức về sai lầm này.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy mình đang đi du lịch và ở sân bay nhân viên an ninh kiểm tra hộ chiếu của tôi rất kỹ. Có một con mèo đi với tôi bị mất chân vì tôi không chú ý.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của nhân viên an ninh và con mèo với điều gì?
Bệnh nhân: Thiếu chú ý đến những gì đang xảy ra.
Nhà phân tâm: Và thái độ của nhân viên an ninh?
Bệnh nhân: Kháng cự rất nhiều.
Nhà phân tâm: Hay đúng hơn là, làm thế nào anh tiếp tục ngăn không cho bản thân nhìn thấy mối nguy hiểm trong cuộc sống của anh chính xác vì anh không muốn nhìn thấy những lỗi lầm của anh- được tương trưng bởi con mèo bị mất chân.
Một người càng ít nhìn thấy những vấn đề thì người đó càng loạn thần; trong khi đó người lành mạnh có một nhận thức sắc bén về những khó khăn vì anh ấy ít kháng cự ý thức.
Bệnh nhân: Dường như sau 6 tháng làm trị liệu phân tâm, tôi tệ đi rất nhiều!
Nhà phân tâm: Điều gì khiến anh nghĩ như thế?
Bệnh nhân: Vì khi tôi bắt đầu buổi điều trị của mình, tôi thậm chí không nhìn thấy được 10% vấn đề như tôi nhìn ra bây giờ.
Nhà phân tâm: Khi sự mù quáng của anh, là sự kháng cự ý thức của anh, giảm bớt thì anh có thể nhìn thấy những khuyết điểm của mình dễ dàng hơn.
Để sống trong thực tế, chúng ta cần một sự khiêm tốn nhất định để đưa chúng ta ra khỏi những hoang tưởng tự đại của chúng ta. Nhưng với sự kiêu ngạo, có quá nhiều huyễn tưởng đến nỗi những người khác không thể thiết lập một mối quan hệ với người đó. Họ né tránh anh ta, không bao giờ biết khi nào anh ta sẽ đột ngột trở nên xung hấn mà không có lý do chính đáng.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy sóng biển dâng lên tới căn hộ của tôi ở tầng 20, nhưng điều duy nhất tôi có thể nghĩ là về mối nguy hại mà sóng biển đang gây ra với chiếc xe hơi của tôi đang đậu ở dưới.
Nhà phân tâm: Anh gắn sóng biển và chiếc xe với điều gì?
Bệnh nhân: Tôi gắn sóng biển với ý thức và chiếc xe với sự phát triển và sự an toàn.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này, anh tin rằng ý thức huỷ hoại sự phát triển và sự an toàn của anh.
Bệnh nhân: Trong giấc mơ, tôi cũng thấy mẹ tôi đứng cạnh tôi. Bà ấy rất bình tĩnh trước những gì đang xảy ra.
Nhà phân tâm: Anh nhìn thấy gì trong thái độ của bà ấy?
Bệnh nhân: Một người không bị ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra xung quanh bà. Tôi ngưỡng mộ thái độ của bà.
Nhà phân tâm: Anh ngưỡng mộ sự xa lánh và muốn không bị ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra.
Chúng ta nhìn thấy ở đây là trong khi bệnh nhân cảm thấy ý thức (những con sóng) gây nguy hiểm cho sự phát triển và sự an toàn của anh ấy, thì anh ấy không hối tiếc khi những con sóng dâng lên tới tầng thứ 20. Trong bất kì trường hợp nào, suy nghĩ của bệnh nhân bị đảo ngược khi gắn liền thành công của anh ấy với chiếc xe hơi và không gắn thành công với căn hộ của anh, chống lại sóng biển đang dâng lên!
Phân tâm học truyền thống tin rằng chúng ta trở nên đau ốm vì một nhân tố chung bên trong mà Freud gọi là vô thức, và chừng nào vô thức vẫn còn là vô thức thì sẽ không có sự chữa lành cũng như phát triển. Tôi thì tin vào điều ngược lại: chúng ta trở nên đau ốm chính là bởi vì chúng ta không chấp nhận ý thức- ý thức cũng làm chúng ta nhận ra những vấn đề và những thái độ sai. Do đó, chúng ta tạo ra sự chống kháng to lớn trước sự hiểu biết và khôn ngoan, hệ quả là con người và xã hội trở nên bệnh và mắc đầy sai lầm bởi vì họ không muốn nhìn vào các lỗi lầm. Tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng bệnh tật, bệnh lý là thái độ chống lại ý thức.
Không sẵn sàng trở nên ý thức về vấn đề là một thái độ gây ra nguy hại cho cá nhân và xã hội, làm cho cả hai dễ bị tổn thương trước những vấn đề mà họ không muốn nhìn thấy. Điều này lý giải tại sao có quá nhiều người không muốn đi trị liệu tâm lý: vì nó khuấy động lên những thứ mà người đó và xã hội đang cố gắng che giấu.
6. VÔ THỨC THEO LÝ THUYẾT CỦA FREUD NÊN ĐƯỢC XEM LÀ SỰ KHÁNG CỰ LẠI Ý THỨC
Không có thứ nào được gọi là xung lực vô thức. Thay vào đó, cái đang thực sự tồn tại là sự kháng cự, mà vai trò của nó là chống lại ý thức. Có một thứ cảm xúc – mà cảm xúc đó là tích cực khi nó là tình yêu (cảm xúc đích thực duy nhất), hoặc có thể tiêu cực khi nó bị thay thế bởi ganh tỵ, căm ghét, cay đắng, vu khống và những thái độ mang tính huỷ hoại khác.
Mặt khác, một cách để biết một người yêu thương như thế nào là quan sát xem người đó có ý thức như thế nào. Đó là nguyên nhân tại sao một nhà tư duy vĩ đại vào thế kỷ thứ 5 thằng cha thánh augustine từng nói “hãy yêu và làm những gì anh thích”, cho nên khi ta hành động dựa trên tình yêu, ta có thể thoát khỏi các tác động tiêu cực. Vốn dĩ tuyệt vời như vậy, chúng ta có thể thuyết phục bản thân rằng cái khám phá quan trọng nhất thế kỷ 19 chắc chắn là vô thức, một khái niệm đã cách mạng hóa tất cả quan niệm và khái niệm khác, chẳng là gì cả ngoài một sự lừa đảo trắng trợn, nếu vô thức được xem như một đối tượng bên trong tâm trí con người.
Tom Jobim, một nhạc sỹ nổi tiếng người Brazil từng nói rằng việc thành công ở Brazil là một tội ác, nhưng trên thực tế, điều này cũng đúng ở bất kì quốc gia nào. Những người đạt được những điều vĩ đại bị tấn công bởi gia đình của họ, bạn thân của họ và thậm chí chính phủ của đất nước họ. Tôi cho rằng lòng ganh tỵ thống trị cuộc sống của các cá nhân và đất nước, ngăn chặn sự phát triển của họ. Loài người chúng ta có thể đạt được thành công chỉ khi nào lòng ganh tỵ của chúng ta không quá lớn.
Bệnh nhân: Bệnh tình của dì tôi chuyển biến xấu, tôi buộc phải đưa bà vào viện. Tôi cảm thấy hơi chới với vì không biết làm gì và bác sĩ nói cái gì
Nhà phân tâm: Cô gắn việc nằm bệnh viện của dì cô với điều gì?
Bệnh nhân: Cái chết.
Nhà phân tâm: Dường như cô rất dính mắc với những vấn đề về bệnh tật, cái chết và những rắc rối. Mối quan tâm lớn nhất của cô là những chuyện tiêu cực và cô ít chú ý đến những chuyện tích cực – đó là cái thực sự quan trọng trong cuộc đời.
Nhìn chung, vì ý thức là ánh sáng và kiến thức, những người nảy ra một vài ý tưởng nào đó cũng sẽ không thể phát triển nó được. Vì sự kháng cự mạnh mẽ của họ nên họ ngăn không cho ý thức tồn tại trong bản thân họ.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy mình đang lau chùi một căn phòng.
Nhà phân tâm: Việc lau chùi đó có ý nghĩa gì với bạn?
Bệnh nhân: Nó có nghĩa là làm mọi thứ sạch sẽ.
Nhà phân tâm: Và theo ý nghĩa về tâm lý học, nó đại diện cho điều gì?
Khi bệnh nhân không biết trả lời ra sao, tôi nói:
Nhà phân tâm: Chẳng phải nó cho thấy bạn cần lau chùi những thứ “dơ bẩn” để bạn có thể nhìn thấy điều tốt, đẹp và sự thật bên dưới nó hay sao?
7. VẤN ĐỀ LỚN NHẤT CỦA CHÚNG TA LÀ NGHĨ RẰNG CÁI CHÚNG TA KHÔNG NHÌN THẤY SẼ KHÔNG LÀM TỔN THƯƠNG CHÚNG TA
Vấn đề lớn nhất của chúng ta là gì? Tin rằng chúng ta không bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta không thấy. Ví dụ, chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta vô thức làm một việc gì đó có hại hoặc vô thức chứa chấp, nuôi dưỡng “những cảm xúc” tiêu cực, thì chúng ta sẽ không phải gánh những hậu quả. Nhưng hành vi của chúng ta là bằng chứng rõ ràng, tạo ra những kết quả tích cực hoặc tiêu cực cho dù chúng ta lúc đó có ý thức được hay không. Đa số mọi người nghĩ rằng nếu họ phớt lờ những ý nghĩ, cảm xúc và thái độ xấu của họ thì họ sẽ thoát khỏi chúng. Trên thực tế, chính thái độ này đã dẫn thế giới đến tình trạng bất hạnh hiện tại của nó.
Nói cách khác, chúng ta có trách nhiệm đối với những gì chúng ta không biết, điều này tương tự với cách nói rằng chúng ta chịu trách nhiệm cho “sự ngu dốt” của mình, vì trong cái tôi của một người có tồn tại một lời dạy bảo hãy làm điều tốt và tránh điều xấu. Nếu chúng ta phớt lờ cái sau, chúng ta có tội gấp đôi: đầu tiên, có tội vì không biết những gì chúng ta phải biết; và thứ hai, vì lựa chọn sự ngu dốt, nguồn gốc của bệnh lý tệ hại nhất. Câu hỏi chính đặt ra là: nếu một ai đó đang làm việc gì đó sai trái và không ý thức được nó, thì liệu người đó sẽ bị tổn hại hay không? Làm sao chúng ta có thể đổ lỗi cho một người vì làm điều gì đó sai trái nếu họ không ý thức được những việc họ đang làm? Trước tiên, chúng ta phải đặt câu hỏi là liệu người đó có thực sự không biết những gì anh ta đang làm hay không; và thứ hai, liệu những hậu quả của hành vi sai trái của anh ta có liên quan đến sự biết hay không biết đó.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy có hai người đàn ông bước vào nhà tôi và đột nhiên trở nên rất nguy hiểm.
Nhà phân tâm: Cô gắn hai người đàn ông đó với điều gì?
Bệnh nhân: Họ có vẻ vô hại nhưng họ trông đe doạ.
Sau đó bệnh nhân bổ sung thêm rằng cô không cảm thấy ổn nhưng cô tin rằng mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp trong cuộc sống của cô.
Chúng ta nhận thấy ở đây là trong giấc mơ, vì sự kháng cự bị giảm thiểu trong giấc ngủ, nên cô ấy ý thức được đầy đủ có một thứ gì đó nguy hiểm trong nội tâm cô – và cô làm mọi thứ có thể để tránh nhìn thấy nó trong lúc cô thức tỉnh. Chúng ta cũng phải xem xét đến sự thực là nhiều người trong chúng ta chống lại sự hiểu biết vì chúng ta có một thành kiến về nó, cứ như là chúng ta không có nghĩa vụ phải biết. Trong trường hợp này, xã hội thường tin rằng ý thức không phải lúc nào cũng có lợi.
Chúng ta tin rằng nếu mình không nhìn thấy một thứ gì đó thì chúng ta không chịu trách nhiệm về nó; hoặc tốt hơn, chúng ta không có phần trong đó. Đây là lí do tại sao chúng ta cố gắng phớt lờ càng nhiều thứ càng tốt – giảm thiểu mọi thứ mà ta có thể trong cuộc sống của chúng ta. Người ganh tỵ đánh giá cao những người tầm thường và dìm hàng những người thực sự đáng trọng. Nói chung, đây là sự ngược đời lớn nhất của nhân loại, về mặt hệ thống chúng ta đang huỷ hoại những thiên tài và người lành mạnh và khuyến khích những kẻ bất tài và kẻ phạm tội.
Bệnh nhân: Khi tôi xuất hiện trên TV, tôi lo lắng suốt và mắc nhiều sai lầm.
Nhà phân tâm: Tại sao cô nghĩ điều đó xảy ra?
Bệnh nhân: Vì tôi muốn tỏ ra cân bằng, nhưng tôi biết rằng trên thực tế tôi không nỗ lực để trở nên tốt hơn.
Nhà phân tâm: Không phải là khi cô nói chuyện trên TV, cô buộc phải nhìn thấy những điểm không hoàn hảo mà cô không tin là mình có sao?
Đây cũng là lý do tại sao người ganh tỵ không muốn làm việc, vì ở đó họ thể hiện ra tất cả những gì kém cỏi của họ.
Sự ganh tỵ là gốc rễ của mọi vấn đề và những thói xấu của cá nhân và xã hội. Để biết liệu một người đáng tôn trọng và ngưỡng mộ hay là hoàn toàn tầm thường và đáng xấu hổ thì ta chỉ cần kiểm tra xem người đó ganh tỵ như thế nào. Điều tôi muốn làm rõ ràng là lòng ganh tỵ là nguyên nhân của mọi vấn đề, là gốc rễ của mọi thứ xấu xa, khiến chúng ta trở nên phy lý.
8. CỰC KÌ DỐI TRÁ KHI NGHĨ RẰNG MỌI HÀNH VI CÓ HẠI ĐỀU LÀ DO VÔ THỨC GÂY RA
Điều dối trá nhất chúng ta có thể làm là cho rằng chúng ta mắc phải sai lầm một cách vô thức. Nếu chúng ta không dối trá theo cách này, thì sẽ không còn bệnh tật, sự suy đồi hoặc cái chết.
Bệnh nhân: Bằng việc nhận ra tôi chịu trách nhiệm cho những chuyện đã xảy ra trong đời mình, tôi thấy mình đã huỷ hoại nó. Tất nhiên, nó sẽ phải như vậy vì nếu con người che giấu bản thân những điều họ biết thì họ cũng để mất đi nhận thức của họ.
Nhà phân tâm: Và sự dối trá lớn nhất của anh là không thừa nhận rằng bản thân anh làm việc này,
Bệnh nhân: Tôi không biết…có vẻ như một lát sau, một người không còn ý thức được anh ta đang làm gì!
Nhà phân tâm: Vâng, dường như một lát sau, ý thức của một người trở nên “chai cứng”, làm nó vô dụng. Nhưng một giọng nói nhỏ vẫn còn, cảnh báo chúng ta làm điều tốt và tránh điều xấu.
Không có ai bị bệnh mà không có một nguyên do, vì bệnh là một kiểu bạo lực chống lại bản chát của một người, ngăn không cho nó phát triển.
Bệnh nhân: Tôi đang dạy bài học tiếng Anh cho hai cô thư ký đang làm việc cho một công tu xuất nhập khẩu. Họ nói rằng họ đã nói dối về giá sản phẩm để công ty có thể kiếm lợi nhuận nhiều hơn. Tôi nói với họ là nếu họ tiếp tục lừa dối như thế thì họ sẽ bị bệnh. Ngay sau đó, họ không còn đến lớp học nữa.
Nhà phân tâm: Tại sao anh nghĩ điều đó xảy ra?
Bệnh nhân: Họ không muốn nhìn thấy sự gian dối của họ.
Nhà phân tâm: Không, tôi đang hỏi về thái độ của anh!
Bệnh nhân: Có thể tôi quá hà khắc với họ.
Nhà phân tâm: Anh không nhìn thấy sự ganh tỵ của anh ở đây à? Nếu công việc của họ là tạo ra lợi nhuận cho công ty của họ bằng cách tính mức giá cao nhất họ có thể thì họ sẽ bị đuổi nếu họ không làm vậy.
Bệnh nhân: Nhưng chẳng phải điều đó là bất lương sao?
Nhà phân tâm: Hay đó là anh đang ganh tỵ với số tiền họ kiếm được trong công việc của họ và làm mọi thứ mà anh có thể để ngăn họ không kiếm được nhiều tiền.
9. CHÚNG TA CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO NHỮNG GÌ MÌNH PHỚT LỜ NHIỀU HƠN LÀ CHO NHỮNG GÌ MÌNH BIẾT
Chúng ta chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta “không biết” lớn hơn chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta sẵn sàng biết. Thoạt đầu, quan điểm nghịch lý này dường như sai lầm. Nhưng nếu chúng ta phân tích những hậu quả mà nền văn minh từng phải gánh lấy bởi niềm tin đó,
Nếu chúng ta phân tích những kết quả của quá trình văn minh đã bị loại bỏ bởi việc tin vào một điều khác, ta buộc phải thừa nhận rằng chúng ta đã đâm đầu vào ngõ cụt, cái mà có thể được khai mở chỉ bằng cách thừa nhận trách nhiệm đó. Để bắt đầu, ta cần nhìn lại lý thuyết suy nghiệm của Plato về kiến thức và logic. Không ai cố tìm hiểu điều đã biết cũng như chưa kể đến việc hắn cố tìm hiểu cái mà hắn chưa biết. Bởi vì làm gì có ai cố ý thức cái mà hắn đã ý thức cũng như hắn cố ý thức cái mà hắn ko biết nó tồn tại.
Trong lĩnh vực tâm bệnh học, quan điểm cho rằng chúng ta không chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta không biết đã được lợi dụng như một cái cớ để bào chữa cho con người khỏi chịu trách nhiệm cho ngay cả những hành động điên rồ nhất.
Bệnh nhân: Khi tôi còn bé, tôi từng gào khóc mà không biết tại sao – và bây giờ tôi thấy nó là vì ganh tỵ. Có một lần, thay vì đi ngủ trên giường, nơi mà mẹ có thể nhìn thấy tôi, thì tôi lại lăn ra đất chỉ để chọc tức mẹ. Gần đây, tôi luôn luôn xem bản thân mình là một nạn nhân của người khác nhằm cố lừo đi tội lỗi của tôi.
Nhiều luật sư bào chữa cho tội phạm sử dụng quan điểm “những xung lực vô thức” như một sự bảo vệ nhằm cố lờ đi sự thật là cần có một khoảng thời gian chuẩn bị từ trước để lên kế hoạch chi tiết cho một vụ phạm tội. Vì vậy, chúng ta thấy quan điểm “không biết” là không chính xác – cho dù vào thời điểm phạm tội, thủ phạm có thể không hoàn toàn ý thức được những việc anh ta đang làm.
Loài người chúng ta đã bịa ra quan điểm cho rằng có thể che giấu những ý định xấu của chúng ta, và tệ hơn, nói chung chúng ta sẽ không phải gánh chịu những hậu quả của việc chúng ta làm sai. Mục đích của trị liệu tâm lý là làm việc với ác tâm, những ý định xấu của con người mà họ học cách che giấu những ý nghĩ sai lầm của họ. Nhìn chung, khi chúng ta nói rằng một người không biết thì nói chính xác hơn là họ KHÔNG MUỐN BIẾT.
Theo nguyên tắc suy nghiệm của Plato, học thuyết về sự nhớ lại của ông, tôi muốn làm rõ ràng rằng ở đây sự hiểu biết không chianh xác là nhớ lại (mà theo Plato là nhớ lại từ thế giới quan điểm), mà đúng hơn là một sự đánh thức lại, gợi lại một thứ gì đó vốn đã tồn tại trong bản thân chúng ta – vì chúng ta không thể hiểu được thấu đáo bất kì thứ gì bên ngoài bản thân trừ khi có một điểm tham chiếu tương ứng bên trong chúng ta. Nói chung, con người chỉ nhận thức được những gì gây hứng thú cho họ, nếu không thì họ sẽ nói họ chẳng biết gì về vấn đề.
Ý thức ở bên chúng ta ngay từ khi chúng ta chào đời. Để xử lý tâm bệnh của chúng ta, chúng ta phải nhìn thấy được mình từ chối khá nhiều thứ mà ý thức chỉ cho ta như thế nào và tại sao.
Thêm nữa, tôi tin rằng sự kháng cự là chướng ngại vật lớn nhất của ý thức. Nói ngắn gọn là chúng ta ý thức được những gì mình đang cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Tôi không nói rằng chúng ta nên chịu trách nhiệm phải biết được những chuyện đang diễn ra ở những nơi xa xôi trên hành tinh, nhưng chúng ta có trách nhiệm phải biết được những gì đang diễn ra bên trong bản thân. Tuy nhiên, chúng ta lại cố gắng lờ đi những gì mình biết – và đây là sai lầm lớn nhất.
Bệnh nhân: Hôm nay tôi không cảm thấy tốt.
Nhà phân tâm: Anh đang bị bệnh à?
Bệnh nhân: Không, tôi chỉ là không cảm thấy tốt.
Nhà phân tâm: Nhưng nếu anh đang làm một việc gì đó có ích thì anh sẽ không còn thời gian mà nghĩ về “xác chết” của anh, như cách người ta nói ở Viên.
Ví dụ này minh hoạ làm thế nào khi một người không làm điều tốt mà anh ta nên làm, anh ta tạo ra những cảm xúc tội lỗi rất mạnh mẽ mà anh ta không phải lúc nào cũng nhận ra, nhưng nó bằng cách nào nó vẫn sẽ tác động lên anh ta.
Nỗ lực của Freud để xem đời sống tâm lý theo một đường lối khoa học là rất ngây thơ vì ông đã vi phạm hầu hết các tiêu chuẩn về logic và sự nhất quán. Đầu tiên, ông cho rằng một yếu tố tiêu cực (vô thức) có thể mang lại sự giác ngộ cho nhân loại. Thứ hai, ông cho rằng bệnh tật bắt nguồn từ vô thức. Thứ ba, và tệ nhất, ngay từ đầu ông đã hạ thấp giá trị của ý thức – yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống.
10. CHÚNG TA MANG THEO NHỮNG THÁI ĐỘ BỆNH LÝ CỦA MÌNH ĐẾN KHẮP MỌI NƠI
Những người cuồng tín nhìn chung cho rằng loài người đôi lúc bị ma quỷ xui khiến làm những chuyện xấu xa- chứ không phải là hành vi của chúng ta thường làm có liên quan đến thứ xấu xa.
Bệnh nhân: SM đôi lúc hành xử như thể anh ấy có tính sở hữu.
Nhà phân tâm: Đôi lúc hay là luôn luôn?
Suy nghĩ của bệnh nhân ở đây là sai hoàn toàn. Nó cho thấy cách chúng ta tin tưởng sai lầm vào cơ cấu xã hội và cách chúng ta hành xử về cơ bản là đúng và chúng ta chỉ đôi lúc mới bị chệch khỏi con đường đúng – thay vì nhìn thấy tất cả các con đường của chúng ta có xu hướng bệnh lý. Nor could it be otherwise, khi điều tệ hại, bệnh lý thắng thế trong nhân loại và xã hội
Chúng ta phải luôn hoài nghi bất kì thái độ nào mà chúng ta có, vì tất cả chúng đều chứa đựng một số yếu tố gây hại. Trên thực tế, không có hành xử nào của con người là hoàn toàn không có sai sót. Sau đây là một vài ví dụ:
Khi các cuộc thập tự chinh của thời Trung cổ được thực hiện để giải phóng Jerusalem khỏi những kẻ ngoại đạo, thì ý định thực sự là để củng cố quyền lực của giáo hội đang trong cuộc khủng hoảng vào thời điểm đó.
Khi Hoa Kỳ tấn công Iran sau khi xâm chiếm Kuwait, ý định thực sự là để tăng cường ngành công nghiệp quân sự của Mĩ, chưa kể đến sự thật là khu vực đó là trung tâm lợi nhuận lớn cho buôn bán ma tuý của Mĩ.
Khi Clinton lên án về tình trạng sử dụng lao động trẻ em ở Brazil, những câu nói cuat ông ta có vẻ cao quý, nhưng trên thực tế ông ta lại cố ngăn cản Brazil cạnh tranh trong thị trường giày dép thế giới- và thậm chí tệ hơn, nó đồng nghĩa với việc cướp đi miếng ăn của những gia đình nghèo mà những đứa trẻ đang muốn giúp gia đình.
Bệnh nhân: Tôi luôn luôn mắc phải những sai lầm giống nhau.
Nhà phân tâm: Và bây giờ nhận ra điều này làm anh cảm thấy thế nào?
Bệnh nhân: Bình tâm hơn nhiều so với quá khứ vì tôi nghĩ bây giờ tôi có thể sửa chữa những sai lầm tệ hại nhất.
Tôi muốn làm rõ ràng ở đây rằng mục đích của trị liệu tâm lý không phải là “xoá bỏ” các vấn đề mà đúng hơn là làm bệnh nhận ý thức về chúng – dù nhưng sai lầm tồi tệ nhất cũng được sửa chữa. Trên thực tế, cách duy nhất có thể để sửa chữa bất kì khó khăn nào là bằng cách biết về nguyên nhân của nó.
Bệnh nhân: Tôi không thể vượt qua những căn bệnh của tôi.
Nhà phân tâm: Vấn đề của cô là cô không sẵn sàng đối mặt với những vấn đề của mình.
Bệnh nhân: Nhưng tôi khổ sở vì căn bệnh trầm cảm của tôi.
Nhà phân tâm: Không, cô khổ sở vì cô không muốn nhìn thấy nguyên nhân của bệnh trầm cảm.
Bệnh nhân: Nhưng tôi cũng có những đau đớn trong cơ thể tôi.
Nhà phân tâm: Tất cả mọi người đều chịu đau đớn vì hành vi của họ. Tại sao cô phải khác biệt chứ?
Người loạn thần nặng mong đợi quá trình phân tâm sẽ xoá bỏ được những vấn đề của anh ta, tương tự như cách một bác sỹ phẫu thuật cắt amidan hoặc ruột thừa hoặc một khối u- một quá trình trái ngược với những gì nó nên là vì nó che giấu nguyên nhân thực sự của bệnh, đó là nguyên nhân tâm lý.
Mục đích cơ bản của trị liệu tâm lý không phải là “xoá bỏ” vấn đề mà là trở nên ý thức được về chúng để xử lý chúng. Những gì xảy ra đó là chúng ta muốn xử lý được những xung đột của chúng ta một cách thần kì mà không phải chạm đến gốc rễ của chúng – thái độ tương tự mà chúng ta luôn có trong tất cả các lĩnh vực và mọi thời đại. Một ví dụ là y học hiện đại, giống như thuật giả kim thời trung cổ, nỗ lực chữa trị những bệnh tâm lý và cơ thể với những liều thuốc ma thuật.
Bệnh nhân: Tôi không kể về những vấn đề của con gái tôi trong trị liệu nhóm vì tôi sợ bị công kích.
Nhà phân tâm: Cô gắn trị liệu nhóm với điều gì?
Bệnh nhân: Với sự giúp đỡ.
Nhà phân tâm: Sau đó cô lại xem sự giúp đỡ như một sự công kích, điều tốt như một thứ gì đó xấu xa.
Vấn đề lớn nhất của chúng ta không phải là chúng ta có vấn đề, mà là chúng ta không muốn nhìn thấy chúng. Từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, chúng ta phải đối mặt với hàng trăm khó khăn mỗi ngày, mà chúng chỉ có thể được xử lý, chỉ khi nào chúng ta sẵn sàng chấp nhận ý thức về chúng.
11. CÁC TRIỆU CHỨNG LÀ CẦN THIẾT CHO Ý THỨC
Nhân loại luôn luôn xem những triệu chứng tâm lý là rất nguy hiểm đối với những người mắc chúng. Còn tôi thì cho rằng nếu chúng ta không có những triệu chứng về tâm bệnh đó của chúng ta thì sẽ không thể chữa trị được bất kì căn bệnh tâm thần nào.
Bệnh nhân: bây giờ tôi rất sợ, tôi đã dừng uống thuốc.
Nhà phân tâm: Bây giờ anh đã dừng uống thuốc, anh đang có ý thức nhiều hơn về nỗi sợ của anh.
Bệnh nhân: Tôi muốn kiểm soát được nỗi sợ này. Bàn tay và bàn chân tôi lạnh toát.
Nhà phân tâm: Không nghi ngờ gì nữa, anh đang trở nên tốt hơn vì anh đang ý thức được mình đang cảm nhận như thế nào.
Bệnh nhân: Vâng, dường như thuốc men đang che giấu những gì mà tôi cảm nhận.
Nhà phân tâm: Điều quan trọng là luôn luôn ý thức được những cảm xúc của anh – ngay cả cảm xúc hoảng sợ – nếu anh muốn tránh nguy cơ lên cơn đau tim hoặc một số vấn đề thể lý nghiêm trọng khác.
Bệnh nhân: Nhưng tôi làm gì để không bị cảm xúc chi phối quá nhiều?
Nhà phân tâm: Sự bảo vệ tốt nhất của anh chính hiểu rõ cảm xúc bản thân anh.
Để chúng ta trở nên ý thức được về bất kì căn bệnh thân xác nào thì phải có một số triệu chứng (khó chịu, đau đớn) trong cơ quan đó để bác sỹ có thể điều trị. Trong đời sống tâm lý, quá trình đó cũng tương tự: lo lắng, trầm cảm, hưng cảm, ám ảnh sợ, phức cảm bị hành hạ ngược đãi và …phục vụ mục đích tương tự.
Bệnh nhân: Tôi từng bị những cơn nấc cục tồi tệ, bây giờ nó vẫn quay lại. Nhưng trong suốt khoảng thời gian tôi không bị nấc, thì tôi chẳng hề biết bất cứ thứ gì cả. Có vẻ như tôi chỉ có mối quan hệ với những gì xấu!
Nhà phân tâm: nếu ko có triệu chứng đó, anh làm sao biết được là có điều gì đằng sau chứng nấc cục.
Thường thì bất cứ khi nào chúng ta bị đau ốm, chúng ta chạy đến hiệu thuốc để giải thoát mình khỏi vấn đề bằng cách uống thuốc – và trong quá trình chúng ta đánh mất kết nối với ý thức là nền tảng cho sự tồn tại của chúng ta.
Nhà phân tâm: Hôm nay anh rất yên lặng.
Bệnh nhân: Tôi không biết nói gì. Mới gần đây tôi thấy rất lo lắng.
Nhà phân tâm: Bây giờ anh đang thấy là mình đang lo lắng, đó là một nhận thức rất quan trọng đấy?
Bệnh nhân: Tôi từng cảm thấy lo lắng kể từ khi tôi dấn mình vào tâm linh, nó dạy tôi về tình yêu, tin tưởng vào Chúa – nhưng tôi thấy tôi không tin tưởng Chúa.
Nhà phân tâm: Bây giờ anh có nhận thấy rằng anh không tin tưởng Chúa nhiều như anh nghĩ mình nên làm, và không chấp nhận nhận thức này làm anh thấy rất lo lắng?
Ý thức là sự nhận biết, nhận biết bất kể thứ gì tốt hay xấu – ngay cả sự ý thức được về cái xấu lúc nào cũng đem lại lợi ích to lớn.
12. Ý THỨC LÀ LÀNH MẠNH; SỰ THA HOÁ LÀ BỆNH TẬT
Ganh tỵ (bệnh lý) thì không được nhận biết vì nó là một sự chối bỏ của ý thức và do đó chúng ta không thể nhìn thấy nó. Làm sao chúng ta có thể nhận biết được căn bệnh nếu bản thân căn bệnh đó là sự thiếu nhận thức. Trở nên đau ốm tức là không biết, trở nên lành mạnh tức là nhận biết, đặc biệt là nhận biết được những việc sai trái. Khi một người ốm nhận ra được căn bệnh của anh ta (và những nguyên nhân của nó, đặc biệt khi đó là căn bệnh thể xác) thì anh ta sẽ có cơ hội vượt qua nó. Trong trường hợp này, có ý thức là sự lành mạnh trong khi đó không ý thức đồng nghĩa với bệnh.
Nói cách khác, bệnh là thiếu vắng sự lành mạnh – một sự chối bỏ, bỏ qua hoặc bóp méo những điều tốt đẹp. Ý thức không mang đến sự lành mạnh mà đúng hơn, lành mạnh là trở nên ý thức; sự lành mạnh về tinh thần không đến từ ý thức mà đúng hơn ý thức chính là sự lành mạnh tinh thần.
Để sống lành mạnh tức là nhìn thấy được; đó là, khi chúng ta lành mạnh về tinh thần, chúng ta nhận biết được sự việc như cách chúng đang tồn tại – nói cách khác, chỉ có một người đủ lành mạnh mới có thể nhìn thấy sự việc đúng như nó đang là. Làm thế nào một ai đó đang có vấn đề về thị lực có thể nhìn thấy mọi thứ đúng đắn? Cũng chính vì lý do này mà người mắc bệnh chống lại cái nhìn của họ, làm tất cả những gì có thể để làm mù con mắt. Chấp nhận ý thức là nhìn thấy để sống; sự tha hoá là sự né tránh nhìn thấy để tránh né cuộc sống.
Bệnh nhân: Thật là sốc khi thấy R vẫn ko đổi mặc cho thời gian anh ta đã tiêu tốn vào hội của chúng ta.
Nhà phân tâm: Anh nghĩ gì về thái độ của anh ấy?
Bệnh nhân: như thể anh ấy đang bệnh.
Nhà phân tâm: hoặc khá mù quáng. R có thể nói rằng anh ấy không nhìn thấy những vấn đề của anh ấy, nhưng anh ấy không thể nói rằng anh ấy đang sống hoà hợp với hội mà anh ấy chung sống, và đó là lý do tại sao anh ta bị buộc phải rời đi.
Câu hỏi cơ bản là liệu một người có tuân theo chỉ dẫn mà anh ấy nhận được hay không và sau đó cố gắng hiểu được lý do tại sao. Trong bất kì trường hợp nào, để trở nên lành mạnh về tinh thần thì người đó phải biết hợp tác – dù làm vậy thường đòi hỏi niềm tin để tin vào sự định hướng của người khác.
Chúng ta có thể nói rằng nhìn thấy ban đầu là nhận biết được tất cả mọi thứ đang tồn tại – và chỉ sau khi có cái nhìn tổng quát, thì mới có thể ghi nhận những thiếu sót đang tồn tại, cũng như một vấn đề với mắt thì đơn thuần là một vấn đề trong một phận nào đó cấu thành thị giác.
Khó khăn lớn nhất của chúng ta trong việc trở nên ý thức về những vấn đề của chúng ta nằm ở sự thật là chúng ta đã bỏ rơi ý thức; do đó nó không phải là câu hỏi về sự hiểu biết của chúng ta về điều này hay điều kia, mà đúng hơn là, một lần nữa có chấp nhận sự nhận biết về nó hay không.
Bệnh nhân: RP lúc nào cũng gây khó khăn cho công việc của tôi, cố gắng biết được những việc tôi đang làm để chỉ trích tôi.
Nhà phân tâm: Anh nghĩ gì về thái độ của RP?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ anh ấy ganh tỵ với công việc của tôi, cố phá hỏng nó.
Nhà phân tâm: Anh cần nhìn thấy hành vi đó ở bản thân anh – anh đang phá hoại công việc của anh như thế nào và sau đó cố đổ lỗi cho một ai đó. Anh thậm chí còn mắc một căn bệnh ngăn không cho anh làm việc và sau đó anh đổ lỗi cho bác sỹ, làm cho căn bệnh của anh khó điều trị.
Những người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ phải chú ý khi điều trị cho những người PHÓNG CHIẾU, vì những bệnh nhân đó chuyển những ý định bệnh hoạn của họ sang những người đang điều trị cho họ rồi sau đó đổ lỗi cho những người chăm sóc họ vì căn bệnh của họ.
Socratic từng khuyên “hãy hiểu bản thân” có nghĩa là chúng ta phải vượt qua một rào cản lớn của sự ganh tỵ để đạt được sự hiểu mình đó. Trên thực tế, người ganh tỵ không nhìn thấy điều gì sai trái ở bản thân anh ta cả vì khi “cảm xúc” ganh tỵ quá mạnh thì nó khiến họ gần như mù loà.
13. SỐNG LÀNH MẠNH LÀ THÍCH NHỮNG GÌ TỐT ĐẸP; BỆNH TẬT LÀ KINH SỢ KHI NHÌN THẤY NHỮNG SAI LẦM
Tôi đã quan sát thấy có hai kiểu hành vi cơ bản. Một kiểu là loạn thần, ở đó một người cảm thấy kinh sợ khi nhìn thấy bất kì vấn đề nào và có thể trở nên gần như bất động hoàn toàn, như ở trong một trạng thái rối loạn tâm lý. Kiểu khác là hành vi của người cam kết với sự tiến bộ và sự phát triển cá nhân của họ – không cho phép bản thân họ bị giữ lại bởi những thiếu sót của họ và kiên trì cố gắng hiểu được những vấn đề của họ để vượt qua chúng.
Hai kiểu hành vi đó đối lập nhau; ở kiểu một, nỗi sợ và sự hèn nhất chiếm ưu thế; còn ở kiểu kia, những thái độ trung thực và đạo đức là cao nhất cho nên sự thật và điều tốt đẹp thắng thế. Chỉ ở kiểu sau của nhân cách mới đạt được sự cao quý.
Nguyên gốc của từ lành mạnh (sanity) đến từ tiếng Latinh về sức khoẻ (sanus): lành mạnh có nghĩa là sửa chữa những sai lầm, những vấn đề, những khó khăn, bệnh tật. Do đó, từ này chỉ về hành động liên tục – yếu tố quyết định trong mức độ sức khoẻ mà một cá nhân tận hưởng. Tương tự như các nhà triết học hiện sinh, tôi tin rằng chúng ta “xây dựng” (tái lập) “bản chất” của chúng ta (cấu trúc).
Bệnh nhân: Tôi sốc khi nhìn thấy xã hội của chúng ta trì trệ như thế nào, và không có khả năng thay đổi. Tôi từng nghĩ những người ngoài Trái đất có thể làm được việc gì đó để giúp hành tinh chúng ta nhưng họ chẳng làm gì.
Nhà phân tâm: Anh đang nói về người ngoài trái đất hay đang nói về bản thân anh vậy?
Bệnh nhân: Ngay cả nếu tôi muốn làm một việc gì đó thì tôi lại không có thời gian.
Nhà phân tâm: Sự thật là anh quá bất ngờ trước tính ì của người ngoài hành tinh cho thấy anh sốc như thế nào khi nhận thấy sự bất động ù lì của chính anh. Anh lúc nào cũng mong đợi người khác làm những việc mà bản thân anh không thể làm được.
Có hai cấp độ tồn tại của con người: cảm giác, liên kết với các giác quan; và tâm lý, có liên quan đến các cảm xúc và ý nghĩ. Khi tồn tại cảm giác chiếm ưu thế thì một người có thể có một sự cắm chốt môi miệng (thức ăn, đồ uống, trò chuyện), sự cắm chốt hậu môn (tiền bạc, quyền lực xã hội), hay một sự cắm chốt sinh dục (tính tự yêu bản thân, thú nhục dục). Tuy nhiên, yếu tố bên dưới luôn luôn là yếu tố tâm lý: nếu những cảm xúc và ý nghĩ xấu thắng thế thì người đó sẽ bị kiểm soát bởi cảm xúc của anh ấy; nhưng nếu những ý nghĩ và cảm xúc tốt thắng thế thì người đó sẽ bình thường và hứng thú với tất cả những gì tốt đẹp.
Bệnh nhân: Mục tiêu lý tưởng của tôi là kết hôn, vì tôi cho rằng là một phụ nữ độc thân đồng nghĩa với là kẻ thất bại.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về hôn nhân?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ nó là một cách để gây ấn tượng với người khác. Ít nhất thì đó là lí do tại sao mẹ tôi kết hôn với cha tôi – vì tiền của ông ấy.
Nhà phân tâm: Tiền là quyền lực trong xã hội tư bản của chúng ta.
Như chúng ta có thể thấy, bệnh nhân này muốn người bạn đời của cô chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề lớn trong cuộc sống – và điều này là sự thật trong rất nhiều cuộc hôn nhân.
Bệnh nhân: Tôi rất tức giận khi M nói rằng tôi muốn sống nghèo khổ suốt cuộc đời còn lại của tôi.
Nhà phân tâm: Anh nghĩ điều cô ấy nói là đúng hay sai?
Bệnh nhân: Đúng.
Nhà phân tâm: Theo quan điểm của anh, sự thật giúp anh hay là nó tạo ra vấn đề?
Bệnh nhân: Nó giúp tôi.
Nhà phân tâm: Tại sao anh tức giận khi một ai đó cố gắng làm cho anh chấp nhận điều tốt?
Bệnh nhân: Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại là một kẻ thù của điều tốt đẹp.
Nhà phân tâm: Ý nghĩ đó cho thấy tại sao rất ít người có thể làm một việc gì đó một cách hoàn hảo.
Bệnh nhân: Tôi cũng thấy J đang làm một việc xấu và tôi không nói anh ấy chú ý đến vấn đề đó. Có lẽ vì tôi cũng không muốn anh ấy làm một công việc tốt.
Mục đích của trị liệu tâm lý không phải là sửa chữa những sai lầm, mà là mang đến cho ý thức những cách thức để xử lý chúng.
Bệnh nhân: Tôi không biết chuyện gì sai trái với mình. Tôi thường xuyên cảm thấy kiệt sức và tôi không muốn làm gì cả. Ngay cả bạn gái cũng bỏ tôi.
Nhà phân tâm: Tại sao anh nghĩ cô ấy bỏ anh?
Bệnh nhân: Cô ấy là loại đàn bà đó.
Nhà phân tâm: Anh không nghĩ rằng cô ấy cũng mệt mỏi về sự thường xuyên mệt mỏi của anh sao? Anh chịu đau khổ vì lòng ganh tỵ to lớn của anh khiến cho anh huỷ hoại tất cả những gì anh có.
Tôi tin rằng sự sống/bản chất là lành mạnh, và chối bỏ sự sống/bản chất là bệnh tật. Nếu có một khuyết điểm trong bản chất của một người thid người đó sẽ trở nên đau bệnh và môi trưởng của họ cũng thế – bằng chứng là sự huỷ hoại hệ sinh thái đang diễn ra hiện nay.
14. NHẬN THỨC LÀ LÀNH MẠNH; “MẤT NHẬN THỨC” (THA HOÁ) LÀ BỆNH TẬT
Điều quan trọng cần lưu ý là con người tạo ra sự phân biệt giữa BIẾT và Ý THỨC về một thứ gì đó, cái sau đồng nhất với yếu tố đạo đức và trở nên ý thức rõ ràng một thứ gì đó, xác định những điều mới với các yếu tố đạo đức và làm cho kiến thức trở nên hạn chế, giới hạn, và có tác dụng càng giống một lớp ngụy tạo hơn. Chính vì nguyên nhân này mà giáo dục đại học cần phải đề cập đến những khái niệm trần tục nếu chúng được chấp nhận trong trường học. Kết quả sẽ là càng xa rời thực tế.
Quan điểm của tôi là xã hội được tổ chức theo một cách như để che giấu những vấn đề làm ảnh hưởng đến 90% cấu trúc của nó. Đây là nguyên do vì sao hầu hết mọi người không biết chuyện gì đang diễn ra trong những toà nhà chính quyền – và những người trên thực tế nắm quyền lực xã hội thì tin rằng họ không bị tấn công. Nói cách khác, một thái độ cấu thành sự trốn tránh thực tại. Bất kì sự nhận thức nào, bất kể vấn đề tệ đến đâu, lúc nào cũng tốt lành; nhưng chúng ta có sự kháng cự ý thức quá mạnh, một thái độ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề của chúng ta. Vấn đề là sự ngăn chặn ý thức của chúng ta; nếu chúng ta không kìm nén nó, chúng ta sẽ không gánh chịu bất kì thất bại nào.
Bệnh nhân: Tôi dường như mất hứng thú trước nhiều thứ trong cuộc sống, bao gồm cả trị liệu tâm lý theo nhóm.
Nhà phân tâm: Anh gắn trị liệu nhóm với điều gì?
Bệnh nhân: Chúa và sự thật.
Nhà phân tâm: Nếu anh nói rằng anh chối bỏ Chúa và sự thật thì khi đó anh đang nói rằng anh hứng thú với cái xấu và những lời nói dối.
Sau vài phút im lặng, bệnh nhân tiếp tục:
Bệnh nhân: nghe có vẻ tuyệt, tôi đoán nó đúng là như vậy.
Nhà phân tâm: Tôi quan sát thấy một thái độ khác ở anh đó là anh không bao giờ chắc chắn trong quan điểm của mình; trong cuộc sống của anh, mọi thứ là có và khômg, tốt và xấu, lành mạnh và ốm đau xảy ra cùng một lúc.
Vấn đề chính của chúng ta là thái độ của chúng ta muốn lờ đi ý thức, mà ý thức là lý do cho sự tồn tại của chúng ta: cuộc sống là ý thức, cái chết là vô thức. Bệnh tâmt bị gây ra bởi trận chiến chống lại việc xử lý nhữung vấn đề của chúng ta do ta gây ra. Bằng cách cố gắng trốn thoát thông qua những hoạt động khoái lạc, những trò tiêu khiển và những kỳ nghỉ, chúng ta làm bản thân quá tải với những khó khăn khiến chúng ta đổ bệnh.
Bệnh nhân: tôi thực sự khó chịu khi thấy gia đình tôi ngồi trên bãi biển ở Bahia chẳng làm gì cả suốt một tuần.
Nhà phân tâm: Không làm gì cả hay là đang làm hại cuộc sống của họ bằng sự tha hoá?
Chúng ta đang huỷ hoại bản thân mà không nhận ra, vì chúng ta xem thường việc ý thức điều đó không mang lại cho ta một cuộc sống thoải mái bên ngoài những ảo tưởng- và bi kịch hơn là chúng ta không hề biết chút gì về mối nguy hại chúng ta gây ra cho bản thân. Nói ngắn gọn, điều tốt lành đồng nghĩa với ý thức, bệnh lý là sự vắng mặt của ý thức. Với ý thức, chúng ta làm những gì tốt đẹp; không có ý thức, chúng ta gây hại.
15. VẤN ĐỀ LỚN NHẤT VỀ Ý THỨC LÀ SỰ KHÔNG NHẬN RA ĐƯỢC ĐIỀU TỐT ĐẸP CỦA CHÚNG TA
Nói chung, con người mất cả cuộc đời để chờ đợi một điều gì đó tốt đẹp đến từ bên ngoài trong khi nó đã có sẵn trong bản chất của họ – mà họ không biết một chút gì về điều này. Nói cách khác, ý thức về điều tốt là thứ khó nhất để chấp nhận – vì bản thân nhận thức đã là một trong những món quà ý nghĩa nhất trong tất cả.
Bệnh nhân: tôi buộc phải nói với các đồng nghiệp của tôi rằng họ đang làm giảm lợi nhuận của công ty chúng tôi, nhưng tôi không có can đảm để làm việc đó.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của đồng nghiệp anh với điều gì?
Bệnh nhân: Với sự huỷ hoại điều tốt đẹp mà họ có.
Nhà phân tâm: Khi đó anh cũng không ý thức được là anh cũng đang huỷ hoại những thứ giá trị mà anh đang có – đúng như những người khác không nhận ra tất cả những gì tốt đẹp họ đang có.
Dường như vấn đề lớn nhất của chúng ta ngày nay là thiếu ý thức về điều tốt đẹp mà ta đã nhận được, vì để nhìn thấy một sai lầm đang làm hại chúng ta thì trước tiên ta phải ý thức được điều tốt đang có mặt ở khắp mọi nơi. Khi chúng ta không xứng đáng với tất cả những điều tốt đẹp mình nhận được thì ta cũng không trân trọng chúng như chúng ta nên làm.
Bệnh nhân: Tôi nhận thấy ở Brazil các bậc phụ huynh thường không hướng dẫn con cái họ- trái ngược với cách mà trẻ em được nuôi dạy ở Pháp, Đức và đặc biệt là ở Anh và Mĩ.
Chúng ta thấy là một mặt việc giám sát trẻ, liên tục chỉ trích chúng vì những lỗi nhỏ chúng làm sai là không tốt, nhưng mặt khác, các bậc cha mẹ thường thất bại trong việc chia sẻ kiến thức quan trọng với con cái của họ về những điều mà chỉ có họ mới có thể truyền cho chúng, những điều rất cơ bản tại thời điểm này trong cuộc sống của trẻ vì tương lai của chúng.
Bệnh nhân: tôi chẳng có gì nhiều để nói cả vì bây giờ tôi nhận thấy các vấn đề của tôi là rất tầm thường, không đáng kể.
Nhà phân tâm: Có phải là, khi bạn trưởng thành thì bạn ít chú ý đến những vấn đề của mình không?
Bệnh nhân: Tôi thật sự thấy xấu hổ vì đã quá xem trọng những chuyện vặt vãnh như thế.
Nhà phân tâm: Có thể vì trong cuộc sống của bạn, bạn không đủ ý thức về tất cả những điều tốt đẹp để cân bằng với những vấn đề bạn đang có.
Điều tôi muốn nói ở đây là ý thức về điều tốt đẹp là cơ bản (chưa kể đén sự thật là điều tốt chính là ý thức), vì điều tốt giúp chúng ta nhìn thấy những mối nguy hại mà chúng ta làm với bản thân – và đồng thời khi chúng ta thành công trong việc nhìn thấy cái gì là tốt thì ý thức đó mang đến cho ta sự tự tin để vượt qua bất kì khó khăn nào.
Khi chúng ta đi tham vấn một nhà trị liệu tâm lý thì chúng ta đang tìm kiếm một ai đó giúp chúng ta xử lý những vấn đề và xung đột nội tâm của chúng ta. Trong phân tâm học, nếu bệnh nhân từng cư xử gây hấn với người khác hoặc bản thân anh ta trầm cảm, anh ta không hứng thú nhìn thấy những gì anh ta làm sai mà đúng hơn là tìm cách làm sao để cải thiện cuộc đời anh ta và né tránh những vấn đề lớn hơn. Nhìn chung, chúng ta chỉ thay đổi khi cảm thấy nó có lợi cho chính bản thân ta mà thôi
NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT CẦN NHỚ VỀ SỰ KHÁNG CỰ
1. Kháng cự nhận thức làm chúng ta mắc bệnh.
2. Sự kháng cự dẫn đến sự thiếu ý thức, dập tắt tình cảm.
3. Mục đích của trị liệu tâm lý là xử lý sự kháng cự và vô hiệu hoá sự kháng cự.
4. Sự kháng cự ngăn không cho chúng ta nhận ra những vấn đè của chúng ta; ý thức hoá là con đường duy nhất để đạt được hoà bình trên trái đất.
5. Đổ lỗi các vấn đề cho “vô thức” là một nỗ lực để trốn thoát khỏi thực tế.
6. Kháng cự nhận thức dẫn đến bệnh; chấp nhận nhận thức dẫn đến sự lành mạnh. Trong khi sự lành mạnh là có thể nhận ra được, thì nguyên nhân của bệnh lại không. Thách thức trong việc xử lý với lòng ganh tỵ là chúng ta không thể nhận ra nó ở bản thân mình.
7. Sự lành mạnh về tinh thần là nỗ lực để vượt qua những vấn đề đối với việc yêu thích cái tốt lành; bệnh tật là sự từ chối sửa chữa lỗi lầm và đầu hàng trước những lỗi lầm của bản thân.
8. Hãy cảnh giác trước những người không chấp nhận ý thức.
Phần 3 Phóng chiếu (hoang tưởng)
Biểu đồ dưới đây minh hoạ làm thế nào một người không sẵn sàng chấp nhận bất kì sự ý thức nào về những khuyết điểm của anh ta hoặc những vấn đề về ý chí, thông qua quá trình của sự hoang tưởng, phóng chiếu chúng sang một thứ gì đó hoặc một ai đó – đến mức bị loạn thần, là chứng bệnh tâm thần nghiêm trọng nhất trong tất cả các bệnh tâm thần và khó điều trị nhất.
1. NHỮNG SỰ HOANG TƯỞNG CỦA CHÚNG TA BẮT ĐẦU BẰNG SỰ PHÓNG CHIẾU CỦA CHÚNG TA
Nếu sự ganh tỵ không được ý thức thì chúng ta sẽ tự động phóng chiếu – nghĩa là nếu chúng ta không nhìn thấy vấn đề ở trong bản thân mình, chúng ta sẽ chuyển nó sang người khác. Tôi tin rằng bệnh tật bắt đầu với quá trình phóng chiếu, và sự phóng chiếu càng lớn, người đó càng bệnh. Một người phóng chiếu là người bệnh; một người nội tâm hoá là người lành mạnh. Nếu tôi phóng chiếu những gì là tôi (cảm xúc của tôi, những ý nghĩ, thái độ, trạng thái tinh thần của tôi) sang người khác, thì trên thực tế tôi đang bịa ra một huyễn tưởng, một sự hoang tưởng rất khó cho tôi nhận ra. Đây là quá trình mà người bệnh tâm thần thường nuôi dưỡng những ý nghĩ vô lý, xa rời thực tế.
Bệnh nhân: Tôi luôn luôn phải canh chừng lòng ganh tỵ. Nếu không, nó sẽ kiểm soát tôi hoàn toàn.
Nhà phân tâm: Quan điểm của anh là anh có thể thoát khỏi lòng ganh tỵ hoàn toàn.
Tôi cho rằng lòng ganh tỵ là lý do tại sao đời sống trí tuệ của chúng ta vận hành chưa tới mười phần trăm khả năng của nó. Nếu chúng ta cho phép hành vi của mình dựa trên sự ganh tỵ thì hậu quả đầu tiên là chúng ta loại bỏ những nền tảng cho sự phát triển về trí tuệ của chúng ta và do đó những đánh giá về giá trị của chúng ta bị đảo ngược.
Sự kháng cự nhìn thấy vấn đề (những lỗi lầm của chúng ta, những khuyết điểm của chúng ta) có liên quan trực tiếp đến sự ganh tỵ của chúng ta, rõ ràng chúng ta cảm thấy quá xấu hổ để thừa nhận. Đây là hậu quả đầu tiên của sự ganh tỵ; hậu quả thứ hai là sự phóng chiếu, bao gồm việc gán cho người khác thứ mà chúng ta ghét nhìn thấy ở bản thân mình. Hậu quả thứ hai này dẫn đến những bệnh tâm thần nghiêm trọng nhất. Với điều này, chúng ta hoàn thành xong tam giác quái quỷ của tâm bệnh.
Quá trình phóng chiếu dẫn đến suy nghĩ hoang tưởng, vì nó loại bỏ mối liên hệ với bản thân của người đó. Nếu tôi nhận thấy lỗi lầm nằm ở người khác thì khi đó tôi không “tồn tại” và nếu tôi không giả định trách nhiệm cho những sai lầm của riêng tôi thì khi đó tôi thoải mái thực hiện tất cả các kiểu hành vi tiêu cực.
Bệnh nhân: Tôi đồng nhất với BP trong nhóm trị liệu tâm lý cuối cùng.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của BP với điều gì?
Bệnh nhân: sự phóng chiếu.
Khi chúng ta ngoại hiện những vấn đề của mình, chúng ta đánh mất kết nối với thực tế vì chúng ta mất liên hệ với bản thân và không biết mình nghĩ gì. Đây là lý do tại sao khi một ai đó cố gắng chỉnh sửa chúng ta, chúng ta nổi giận và hành xử giống như đứa trẻ nổi cơn tanh bành.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy mình đang có một chuyến du lịch kì diệu và đột nhiên một phụ nữ nhảy ra khỏi chiếc xe buýt đang chạy, làm hỏng chuyến đi.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của người phụ nữ đó với điều gì?
Bệnh nhân: Đó là sự ganh tỵ, muốn huỷ diệt mọi thứ.
Chúng ta nhận thấy, khi sự ganh tỵ không được ý thức, khiến chúng ta huỷ hoại cuộc sống của chính mình và của người khác, chúng ta làm rối cuộc đời mình và người khác.
Bệnh nhân: Tôi rất bất hạnh khi sống cùng JP.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về cuộc sống cùng với anh ấy?
Bệnh nhân: Toàn bộ cuộc đời anh ta dành cho chính trị, và nó làm tôi phẫn nộ.
Nhà phân tâm: Có phải cô ganh tỵ với sở thích về chính trị của anh ấy?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ vậy.
Nhà phân tâm: Cô đau khổ vì ganh tỵ với anh ấy – nhưng cô lại cho rằng anh ấy là nguyên nhân gây ra đau khổ cho cô.
Chúng ta trở nên đau ốm như là hệ quả của lòng ganh tỵ của chúng ta – và khi chúng ta đổ lỗi cho người chúng ta ganh tỵ vì sự đau khổ do bản thân ta tạo ra.
2. Phóng chiếu (Hoang tưởng) đến từ sự kháng cự nhìn thấy sự ganh tỵ (đảo ngược)
Có ba bước dẫn đến bệnh lý: a) quá trình ganh tỵ, tạo ra sự đảo ngược; b) kháng cự, gây cản trở ý thức; và c) phóng chiếu, bịa ra những hoang tưởng.
Bệnh nhân: Hôm qua, khi tôi về nhà, chồng tôi nổi giận vì con trai của chúng tôi đi nha sỹ mà không có chị gái đi cùng.
Nhà phân tâm: Chuyện gì đã xảy ra?
Bệnh nhân: Vì con gái tôi chưa sẵn sàng để đi, cho nên thằng bé đã lấy xe hơi và đi gặp nha sỹ. Chồng tôi nổi giận với thằng bé, không phải cô chị.
Nhà phân tâm: Chị gắn hành vi của chồng chị với điều gì?
Bệnh nhân: Anh ấy chẳng nói gì cả. Anh ấy nghĩ rằng mọi người đã biết họ nên làm điều gì, nên họ không cần được thông báo cho biết.
Nhà phân tâm: Cho thấy anh ấy đang làm hại con gái chị khi không chỉ ra những sai lầm của cháu, đúng không?
Bệnh nhân: Toàn bộ gia đình anh ấy đều làm giống thế.
Điều quan trọng cần lưu ý là việc không muốn chỉ ra những lỗi lầm của một người nào đó cho họ cho thấy một sự kháng cự mạnh mẽ với ý thức.
Bệnh nhân: tôi vốn dĩ là đã cô lập lắm rồi nhưng mà tôi đang có xu hướng muốn cô lập hơn nữa vì tôi nghĩ rằng người khác đang phá hỏng cuộc đời tôi.
Nhà phân tâm: Họ phá hỏng điều gì?
Bệnh nhân: những quan điểm và cảm xúc của tôi.
Nhà phân tâm: đó không phải là do sự kháng cự và kìm nén của bạn hay sao? Kể cho tôi nghe về những quan điểm đó của bạn.
Bệnh nhân: Tôi nghĩ người khác đang chống lại tôi, muốn làm tổn thương tôi.
Nhà phân tâm: Sau đó bạn phóng chiếu sang người khác thái độ này của bạn, tức là bạn đang chống lại cuộc sống của chính bạn?
Tôi đưa ví dụ này vào để cảnh báo độc giả về hành vi mà Freud gọi là bản năng chết, trên thực tế có liên quan đến việc tấn công bản thân ở một người – và sau đó phóng chiếu sự tấn công đó sang người khác, do đó tạo ra sự căng thẳng không cần thiết trong cuộc sống xã hội.
Ngay cả sau khi nghe những diễn giải đó, bệnh nhân đã bỏ việc điều trị một thời gian.
Bệnh nhân: Tôi không muốn nhìn thấy những vấn đề của tôi.
Nhà phân tâm: Khi đó cô nghĩ rằng biết được những chuyện xấu là có hại chứ không phải điều tốt.
Bệnh nhân: Tôi giống như một con quỷ.
Nhà phân tâm: đó là lý do vì sao cái ác vẫn còn ẩn giấu và lộng hành được. và con quỷ ngay khi anh phóng thích nó sẽ làm công việc của nó.
Bệnh nhân: Nhưng nó luôn độc ác.
Nhà phân tâm: Trong bất kì trường hợp nào, cách duy nhất để tránh điều xấu là nhận ra nó.
Dễ dàng nhìn thấy bệnh nhân này bằng việc xem bản thân cô ấy như một con quỷ, đã kháng cự mạnh mẽ ý thức về những lỗi lầm của cô ấy.
3. Phóng chiếu đưa chúng ta ra ngoài thực tế
Trong quá trình phóng chiếu, chúng ta chuyển một hình ảnh tinh thần sang người khác như thể nó là thực tế, hình thành nên một ảo giác – và nếu ý tưởng được phóng chiếu là một ý tưởng gây hấn, thì người phóng chiếu nó bước vào sự hoang tưởng ngược đãi
Bệnh nhân: Tôi không biết tại sao LP từ chối tôi dữ dội như vậy! Hay là tôi mới là người đang từ chối và đổ lỗi cho anh ấy?
Nhà phân tâm: Cô có nhìn thấy ở anh ấy cách cô từ chối bản thân cô không?
Như chúng ta thấy, quá trình phóng chiếu đưa một người ra bên ngoài thực tế: a) vì sự phóng chiếu không là gì khác ngoài một huyễn tưởng, hay đúng hơn một hoang tưởng được tạo ra trong tâm trí của một người; và b) không có khả năng thiết lập một mối quan hệ vì những ý nghĩ của người đó về người khác là không thật.
Bệnh nhân: Có vẻ như khi tôi dừng uống thuốc an thần thì tôi trở nên tệ hơn.
Nhà phân tâm: Ý cô là gì?
Bệnh nhân: Tôi bắt đầu nghĩ về con gái tôi đã đến Mĩ và tôi rất buồn. Nó không bao giờ chấp nhận tình yêu của tôi.
Nhà phân tâm: Cô có nhìn thấy những gì mà cô đang phóng chiếu sang con gái cô không? Khó khăn cho đi tình yêu của cô, vì những loại thuốc cô uống đã bóp chết những cảm xúc của cô một thời gian dài.
Bệnh nhân: Bây giờ tôi đã nhận ra khi tôi uống thuốc, tôi không cảm nhận được gì.
Lưu ý rằng với cách suy nghĩ đảo lộn của chúng ta, chúng ta xem những cảm xúc là không thích hợp, cứ như thể chúng là nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần, thay vào đó chính sự kháng cự lại các cảm xúc của chúng ta đã đem đến tất cả các bệnh tinh thần-xã hội.
Bệnh nhân: Tôi biết mình không nên tranh cãi với quá nhiều người, nhưng một số người khiến tôi không thể chịu nổi.
Nhà phân tâm: Điều quan trọng là ý thức được tại sao anh thích hoặc ghét một người nào đó, vì luôn luôn có một số lý do đứng trước, một thứ gì đó mà anh phóng chiếu, nó quyết định việc anh thích hoặc ghét bất kì ai.
Cả tri thức lẫn tình cảm khởi từ điều tiên nghiệm quyết định kiểu đời người ta sống, tạo nên sự đồng thuận tương xứng với cốt lõi (tình yêu) hoặc với các phóng chiếu của người ta , tức các ý tưởng tưởng tượng (hoang tưởng) chúng ta có về kẻ khác.
Bệnh nhân (một luật sư): Một hợp đồng của tôi với một khách hàng kết thúc với bất lợi cho anh ấy vì anh ấy cố chơi khăm tôi nhưng không thành công. Tôi rất phẫn nộ khi tôi phát hiện ra sự gian dối của anh ta.
Nhà phân tâm: Làm sao anh ấy lại cố chơi khăm anh?
Bệnh nhân: Anh ta bán cho tôi một vụ kiện với giá $6000 nhưng sau đó đưa vụ kiện cho luật sư khác, người đã trả cho anh ta $11000 – nhưng anh ấy bị thiệt hại $40,000 mà lẽ ra anh ta sẽ được nhận.
Nhà phân tâm: Điều đó chỉ cho anh thấy điều gì?
Bệnh nhân: Vì anh ta đang cố trở nên khôn ngoan nhưng rốt cuộc lại mất tiền mà lẽ ra có thể là của anh ra nếu anh ta chỉ cần đợi lâu hơn một chút.
Nhà phân tâm: Anh đang căm phẫn về sự gian dối của anh ta, hay là vì anh nhìn thấy được thái độ của anh ta gây hại cho bản thân, tương tự như anh đang làm với chính bản thân anh?
Chúng ta cần nhận ra sự thật là chứng hoang tưởng luôn luôn thắng thế trong quá trình phóng chiếu – Phóng chiếu đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá – vì cả hai quá trình đó nằm ngoài thực tế.
4. Mọi bệnh tật bắt nguồn từ quá trình phóng chiếu
Nếu một lý thuyết không dựa trên thực tế thì nó được xem là hoang tưởng. Tôi muốn chi ra ở đây quan điểm về sự loạn luân của Freud – cha đẻ của phân tâm học có thể có vấn đề đó vì ông ất rất bệnh. Tôi cho rằng hành vi nào bắt nguồn từ cái gọi là vô thức thì đều là bệnh lý – đó là lý do tại sao phương pháp luận dựa theo liên tưởng là sai lầm. Tôi đang chỉ ra rằng việc chữa trị không đến từ vô thức mà đúng hơn là bằng việc cởi mở trước ý thức.
Bệnh nhân: Tôi không cảm thấy ổn.
Nhà phân tâm: Có phải là do anh không chấp nhận cuộc sống?
Bệnh nhân: Tất cả những gì tôi muốn là sự lành mạnh. Và những chuyện còn lại sẽ ổn thỏa
Nhà phân tâm: Không, sự lành mạnh chỉ đến nếu anh chấp nhận cuộc sống.
Những gì thực sự xảy ra là một “cảm xúc” tiêu cực (một sự chống lại cảm xúc) không được nhìn nhận chính xác vì nó không hợp lý. Chỉ khi người đó sống phù hợp với sự thật thì mới có thể nhận ra sự vắng mặt của nó. Nói cách khác, chỉ có một cá nhân tốt mới có thể nhìn thấy sự xấu xa (những thái độ và hành vi tiêu cực).
Bệnh nhân: Hôm nay tôi cảm thấy rất đau khổ. Tối qua tôi cảm nhận có một thứ gì đó đen tối và đáng sợ gần tôi và tôi cố lờ nó đi.
Nhà phân tâm: Cô gắn thứ đó với điều gì?
Bệnh nhân: Sức mạnh của thứ xấu xa.
Nhà phân tâm: Cô có nhận thấy bằng việc cố gắng lờ đi thứ xấu xa đến từ bên trong cô, cô trở nên đau khổ?
Bất kì và tất cả các quá trình bệnh lý đều bắt nguồn từ thái độ của chúng ta không muốn nhìn thấy căn bệnh đó đến từ sự chối bỏ ý thức của chúng ta.
Bệnh nhân (một nhà phân tâm học): Một bệnh nhân của tôi nói rằng anh rất trung thực nhưng chính phủ đã hối lộ, và sau đó tôi chỉ cho anh thấy chính phủ (sự hối lộ) đại diện trong bản thân anh.
Nhà phân tâm: Tại sao anh không nói với anh ấy rằng anh ấy đang lý tưởng hoá bản thân quá nhiều?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ rằng khi làm thế tôi sẽ không tuân theo kỹ thuật phân tâm.
Nhà phân tâm: Nếu anh cho phép một bệnh nhân có sự liên tưởng sai theo lối này, đó là vì anh tin rằng sự lành mạnh về tinh thần có thể đến từ căn bệnh.
Tôi tin rằng vô thức là bệnh, và vô thức không chứa bất kì sự lành mạnh nào mà một người cần để chữa lành những căn bệnh của anh ta – tự thận nó là một quan điểm bệnh hoạn!
Khi một người trở nên phãn nộ trước những hành vi hung ác của người khác, đó là vì bản thân anh ta không muốn nhìn thấy những ý định hung ác của anh ta. Đó là lý do tại sao nhiều công tố viên, nhà lập pháp và những người có quyền lực đã tano ra nhiều cách thức khác nhau (ghế điện, tiêm chất độc) để giết những ai gợi nhắc cho họ về những ý định bất lương bị che giấu của họ- cho thấy rõ ràng họ đang tấn công người khác để bảo vệ cho những điều luật do bản thân họ tạo ra.
5. Quá trình phóng chiếu (hoang tưởng) là không thể nhận thấy.
Bi kịch lớn của phóng chiếu là chúng ta không nhận ra được những gì mình đang làm, ít nhất là không nhận ra trong lúc quá trình phóng chiếu đang diễn ra. Nói cách khác, chúng ta tin vào những điều mình tưởng tượng, trong những ý nghĩ hoang tưởng của chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi đồng nhất với AL khi nhóm trị liệu chỉ ra rằng cô ấy rất hoang tưởng.
Nhà phân tâm: Sự đồng nhất hoá của cô đại diện cho thứ gì?
Bệnh nhân: Rằng tôi giống cô ấy?
Nhà phân tâm: Hay là cô tuân theo một cách mù quáng những ý nghĩ hoang tưởng của cô giống như AL. Cô không chỉ tin vào những ý nghĩ hoang tưởng của cô ấy mà còn của cô nữa, có nghĩa là cô đang sống trong một thế giới huyễn tưởng.
Không khó để nhìn thấy điều đó trong quá trình phóng chiếu, chúng ta không chỉ thất bại trong việc nhìn ra người khác như họ đang là mà chúng ta cũng không ý thức được thực tế của riêng chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi đang dùng bữa trưa và vợ tôi bắt đầu chỉ trích tôi chẳng vì lý do nào hết.
Nhà phân tâm: Anh thấy thái độ của cô ấy như thế nào?
Bệnh nhân: Như muốn làm tôi bẽ mặt.
Nhà phân tâm: Cô ấy đang cho anh thấy cách mà anh lúc nào cũng làm bẽ mặt bản thân anh.
Bệnh nhân: Tôi luôn luôn bị chỉ trích.
Nhà phân tâm: Dường như anh cố làm cho vợ nhiếc móc anh để anh không ý thức được anh lúc nào cũng nhiếc móc bản thân ra sao.
Bệnh nhân: Cô ấy luôn doạ ly thân vì cô ấy biết tôi phụ thuộc vào cô ấy.
Lưu ý ở đây là bệnh nhân không ý thức được rằng anh ấy đang phóng chiếu sang vợ hành vi tự huỷ hoại bản thân của anh ấy.
Bệnh nhân: Tôi nhận thấy người khác không tôn trọng tôi.
Nhà phân tâm: Điều mà anh nhận thấy là anh không tôn trọng bản thân anh và do đó những người khác không tôn trọng anh.
Những cá nhân càng trầm cảm thì nhìn chung hay phóng chiếu sự tự huỷ hoại bản thân của họ sang những người khác, khuyến khích hành vi gấy hấn ở kiểu người hoang tưởng – đó là lý do tại sao kiểu người hoang tưởng thống trị xã hội của chúng ta, đạt được những vị trí quyền lực cao nhất.
Thực hành trị liệu tâm lý tức là điều trị chứng hoang tưởng. Trên thực tế, tôi tin rằng phóng chiếu là một quá trình đang phát triển liên tục của sự hoang tưởng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận ra rằng không chỉ những người xung hấn mới phóng chiếu. Những người trầm cảm không chỉ phóng chiếu sự tự huỷ hoại của họ sang người hoang tưởng mà họ còn nuôi dưỡng tính gây hấn ở người khác để tránh nhìn thấy sự tiêu cực, tự huỷ hoại của chính họ.
6. Bệnh lý được tiết lộ thông qua Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá
Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá là hai mặt của một đồng tiền. Trong Phóng chiếu Đồng nhất hoá, chúng ta xem người khác là thấp kém, đặc biệt nếu họ là một người giá trị; trong Phóng chiếu lý tưởng hoá, chúng ta xem người khác cao quý quá mức. Ở cả hai kiểu phóng chiếu này, chúng ta phóng chiếu quan điểm mình có về bản thân (thấp kém hoặc cao quý). Ở cả hai trường hợp, chúng ta nhìn thấy ở người khác những khuyết điểm nghiêm trọng nhất của chúng ta và những ý nghĩ hoang tưởng tự đại của chúng ta.
Con người lý tưởng hoá về người khác cùng mức độ mà họ lý tưởng hoá về bản thân họ; do đó, để biết một người xem bản thân anh ta như thế nào, chúng ta chỉ cần chú ý đến những gì anh ta nói về những người anh ta ngưỡng mộ. Lưu ý rằng người đó có thể quay sang chống lại người mà anh ta lý tưởng hoá và lời khen của anh ta có thể trở thành sự khinh miệt. Trong bất kì trường hợp nào, điều quan trọng là nhận ra là các thiên tài và những vị thánh thực sự là người đặc biệt hiếm có và xứng đáng được khen ngợi. Nhưng trong tâm bệnh, điều đang xảy ra là sự ngưỡng mộ nhìn chung được dành cho những kẻ không xứng đáng với nó.
Bệnh nhân: Dường như tôi thích sống trong thế giới tưởng tượng nhiều hơn là trong thực tế.
Nhà phân tâm: Không phải là thế giới tưởng tượng thì kỳ diệu sao? Nhiều nghệ sỹ và thiên tài đang sống trong một thế giới như thế.
Bệnh nhân: Nhưng tôi không phải là một nghệ sỹ!
Nhà phân tâm: Ngay cả nếu anh không phải là nghệ sỹ, thì thế giới của trí tưởng tượng có thể là con đường đi đến hạnh phúc nếu nó được tận dụng đúng đắn.
Tôi dẫn ra ví dụ này để làm rõ sự thật là trong quá trình trị liệu tâm lý, điều vô cùng cần thiết là giúp các bệnh nhân lấy lại thế giới kì diệu của trí tưởng tượng của họ – mà họ đã xoá bỏ bởi lòng ganh tỵ và những ý định xấu của họ, và đặc biệt là cho phép họ phân biệt sự khác nhau giữa những người giá trị và những người không có giá trị. Thông thường, khi chúng ta ngưỡng mộ một ai đó, chúng ta biết rằng so song với giá trị tốt đẹp thì còn có những khó khăn và vấn đề – và dù một người có thể tồi tệ nhưng họ vẫn có một mức độ lý tưởng nào đó trong họ. Trong trường hợp của những cá nhân bệnh lý nặng, họ nhìn người khác hoặc là theo cách hoàn toàn lý tưởng hoặc theo cách hoàn toàn tiêu cực- cả hai thái độ này đều gây khó chịu như nhau.
Lý tưởng hoá không thể tồn tại mà không có Đồng nhất hoá.
Bệnh nhân: Tôi lúc nào cũng muốn mua cho gia đình tôi những thứ tôi không đủ khả năng chi trả.
Nhà phân tâm: Cô lý tưởng hoá bản thân cô nhiều quá.
Bệnh nhân: Chồng tôi than phiền rằng tôi cho em trai quá nhiều tiền, nhưng tôi tin nó sẽ giúp thằng bé loại bỏ khó khăn khỏi cuộc sống.
Nhà phân tâm: Tại sao cô muốn làm thế?
Bệnh nhân: Em trai tôi mắc tâm thần phân liệt.
Nhà phân tâm: Khi làm vậy chẳng phải cô đang tạo ra vấn đề với chồng cô, rồi lấy ai hỗ trợ cho em trai cô?
Chú ý rằng bệnh nhân này trên thực tế đang ném đi hoàn cảnh tốt đẹp mà cô đang có ở gia đình bởi sự lý tưởng hoá em trai, gia đình cô và bản thân cô. Bất kì khi nào chúng ta khen ngợi và ngưỡng mộ thái quá đối với một người hay một đất nước nào đó, thì nó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chứa chấp sự lý tưởng hoá tương tự đối với bản thân chúng ta.
7. Cả hai quá trình Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá là hoang tưởng
Những người phóng chiếu lý tưởng hoá cũng dễ dàng rơi vào phóng chiếu đồng nhất hoá: 1) vì qúa trình của phóng chiếu là giống nhau ở cả hai trường hợp, và 2) vì cả hai trường hợp chúng ta phóng chiếu lên người khác những hoang tưởng của chúng ta (những ý nghĩ không dựa trên thực tế). Rõ ràng, điều cơ bản cho chúng ta là nhìn thấy ở bản thân mình và ở người khác không chỉ những lý tưởng mà chúng ta có, mà còn có những vấn đề. Quá trình của bệnh lý bắt đầu khi chúng ta không nhìn nhận bản thân mình như chúng ta đang là hoặc nhìn nhận người khác như họ đang là. Những xung đột bắt đầu với những sự phóng chiếu 1) vì người khác bị tấn công mà không biết tại sao, và 2) chủ yếu vì kẻ gây hấn nghĩ rằng anh ta có quyền tấn công vì anh ta tin vào những ý nghĩ hoang tưởng phóng chiếu của anh ta. Trên thực tế, chỉ có những người cực kì điên cuồng (mất cân bằng) mới khơi mào chiến tranh thành công.
Bệnh nhân: Tôi không hiểu được tại sao WV không nói cho tôi phải làm thế nào với một sinh viên nào đó.
Nhà phân tâm: Bạn gắn WV với điều gì?
Bệnh nhân: Anh ấy rất tệ và gây hấn.
Nhà phân tâm: Bạn đang lý tưởng hoá anh ấy. Nếu anh ấy chưa từng chú ý đến bạn trong quá khứ thì tại sao anh ấy sẽ chú ý đến bạn trong hiện tại?
Bệnh nhân: Vâng, điều đó đúng. Tôi đang tưởng tượng anh ấy là một người nào đó không đúng với thực tế con người thực của ảnh.
Trong trường hợp này, dễ dàng nhìn thấy một người phóng chiếu lý tưởng hoá xa rời thực tế ra sao. Vì họ không có một quan điểm rõ ràng về bản chất của con người và đời sống thực tế, nên họ dễ dàng di chuyển từ một thái cực này sang thái cực khác; đó là, từ lý tưởng hoá sang đồng nhất hoá và từ ngưỡng mộ sang xem thường, đặc biệt trong mối quan hệ với những người đáng giá hơn.
Để biết một người bệnh như thế nào, ta chỉ cần kiểm tra xem họ phóng chiếu lý tưởng hoá hay đồng nhất hoá nhiều ra sao. Trên thực tế, bệnh tật bắt đầu với sự phóng chiếu, khi chúng ta nhìn thấy ở người khác những lý tưởng hoặc những điều bệnh hoạn của chính chúng ta.
Bệnh nhân: Lúc đầu, tôi ngưỡng mộ giáo viên dạy nhạc của tôi ất nhiều, nhưng về sau tôi bắt đầu từ chối ông ấy, xem ông ấy như kẻ thù tệ hại nhất của tôi.
Nhà phân tâm: Rất dễ dàng đi từ sự ngưỡng mộ sang từ chối.
Lưu ý rằng nhân cách bệnh lý dễ dàng di chuyển từ một thái cực này sang thái cực khác, từ quý mến sang ghê tờm, từ yêu sang ghét.
Bệnh nhân: Tôi nghĩ tôi bắt đầu hiểu được ông nói phóng chiếu đồng nhất hoá có nghĩa là gì. Khi tôi ở London, tôi bắt đầu khinh miệt nhưng người tôi giao du, tin rằng họ bất tài. Bây giờ tôi đang ở Brazil, tôi lại lý tưởng hoá cuộc sống tôi từng có ở London!
Nhà phân tâm: Có phải sự lý tưởng hoá làm cho anh chối bỏ tất cả những gì anh có?
Bệnh nhân: Tôi đoán là tôi chọn sự hoang tưởng vì tôi chưa bao giờ chấp nhận những gì tôi có lúc này! Tôi khinh miệt những người bạn và đồng nghiệp của tôi of the moment và lại ngưỡng mộ những người far away. Ngay cả trong trị liệu phân tâm, tôi cũng cố gắng trở thành một thứ gì đó mà tôi chưa bao giờ là.
Điều cơ bản là nhận ra người phóng chiếu (lý tưởng hoá hoặc đồng nhất hoá) không có kết nối chút gì với bản thân anh ta.
8. Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá đi cùng với nhau
Khám phá lớn nhất của nhà phân tâm học người Anh Melanie Klein, liên quan đến trị liệu, là Phóng chiếu đồng nhất hoá xảy ra khi chúng ta phóng chiếu điều bệnh lý của chúng ta sang người khác và sau đó xem người đó như là nguyên nhân gây ra vấn đề của chúng ta. Klein trình bày trong một bài báo năm 1946 ở Hội Phân tâm học Anh với tựa đề “Những lưu ý về một số cơ chế loạn thần” chỉ ra đứa trẻ không chỉ muốn huỷ diệt mẹ của nó, mà còn muốn sở hữu bà ấy. Trong quá trình này, cá nhân nhìn thấy xu hướng gây hấn và phá hoại của anh ta ở người khác (thường là ở những người gần gũi với họ như bố mẹ hoặc bạn đời) và tấn công người đó nhưu thể họ chịu trách nhiệm cho mọi khó khăn của anh ta.
Tuy nhiên, còn có yếu tố khác tinh tế hơn: chúng ta phóng chiếu những khao khát của mình sang người khác với niềm tin rằng chúng ta sẽ tìm thấy ở họ tất cả những gì chúng ta lý tưởng hoá trong cuộc sống- đồng thời tin rằng những gì người khác nghĩ về chúng ta là những gì chúng ta tưởng tượng về bản thân. Kết luận mả chúng ta phải đi đến là, đầu tiên, những người khác không lý tưởng như chúng ta lý tưởng hoá về họ, và thứ hai, những người khác không nhìn nhận chúng ta đúng như chúng ta đang là. Những người khác không như cách chúng ta tưởng tượng về họ cũng như chúng ta không giống như cách mà người khác nghĩ.
Trong phóng chiếu đồng nhất hoá của Klein và phóng chiếu lý tưởng hoá của Keppe có hiện tượng giống nhau là phóng chiếu (nhìn thấy những ý định của chúng ta ở người khác), sự khác nhau là ở cái đầu chúng ta phóng chiếu những ý định bệnh hoạn của mình và ở cái sau chúng ta phóng chiếu những lý tưởng cao quý hơn của chúng ta. Trong phóng chiếu đồng nhất hoá, chúng ta xem người khác như kẻ thù (mà thực tế họ không phải kẻ thù) và trong phóng chiếu lý tưởng hoá, chúng ta xem họ như người bạn đáng tin cậy (mà họ có thể không phải).
Chúng ta có thể kết luận rằng người khác không như những gì chúng ta nghĩ và chúng ta cũng không như những gì người khác nghĩ, tốt hơn hoặc tệ hơn. Nếu chúng ta mở rộng điều này cho cả nhân loại thì ta có thể kết luận rằng nhân loại cũng không như những gì chúng ta nghĩ.
Bệnh nhân: Tôi nghĩ RS đang giận tôi vì tôi không giữ gìn chiếc điện thoại mà cô ấy cho tôi mượn.
Nhà phân tâm: Bạn nghĩ gì về cô ấy?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ cô ấy nổi giận vì tôi có thể làm một công việc tốt hơn.
Nhà phân tâm: Bạn đang phóng chiếu sự tự khiển trách bản thân của bạn sang cô ấy?
Đoạn này được trích từ một buổi trị liệu phân tâm cho thấy làm thế nào một người phóng chiếu sự tự kháng cự sang người khác – một hành vi mà Melanie Klein gọi là Phóng chiếu đồng nhất hoá, và nó không đơn thuần là kết quả của hành vi khổ dâm-hậu môn (anal sadistic) như bà nghĩ mà chủ yếu là một sự tấn công bản thân của người đó. Tuy nhiên, đồng thời một người vừa có phóng chiếu đồng nhất hoá vừa có cả phóng chiếu lý tưởng hoá, vì họ phóng chiếu sang người khác nhũng điều lý tưởng phóng đại mà họ có về bản thân họ.
Phóng chiếu lý tưởng hoá có hai khía cạnh: tưởng tượng người khác một cách hoàn hảo hơn rất nhiều so với thực tế, nó tiết lộ một sự khờ dại; và tưởng tượng người khác có những tài năng lạ thường xứng đáng được ngưỡng mộ. Trong bất kì trường hợp nào, phóng chiếu lý tưởng hoá là một phần của phóng chiếu đồng nhất hoá, nhưng chỉ theo ý nghĩa là nhìn thấy ở khác những điều lý tưởng cao nhất của bản thân.
9. Hoang tưởng xuất hiện trong Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá
Trong Phóng chiếu Đồng nhất hoá, người mất cân bằng nhìn thấy sự bệnh lý của anh ta ở một người khác, nhìn chung là theo một cách phóng đại; trong Phóng chiếu lý tưởng hoá, anh ta nhìn thấy những thứ lý tưởng của anh ta ở người khác, cũng theo một cách phóng đại.
Bệnh nhân: Khi tôi sửa lại nhà, tôi đã đưa cho nhà thầu ba chi phiếu ghi lùi ngày, nhưng anh ta hầu như không làm việc. Tôi đến thăm ngôi nhà nhiều lần để xem công việc thế nào nhưng có vẻ anh ta không làm gì.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về thái độ của nhà thầu?
Bệnh nhân: Rất bất lương, nhưng chồng tôi nên cẩn thận về điều đó chứ không phải tôi. Anh ta luôn luôn làm vậy và nó gây ra rắc rối cho cả gia đình.
Nhà phân tâm: Không phải cô đang quá lý tưởng hoá nhà thầu sao?
Chúng ta có thể thấy ở đây, bệnh nhân không chỉ lý tưởng hoá nhà thầu mà đồng thời còn đổ lỗi cho sự thụ động của cô sang chồng cô – một hoang tưởng kép. Một người có thể phóng chiếu cả Đồng nhất hoá và Lý tưởng hoá với cùng cường độ cùng một lúc sang hai người khác nhau, hoặc ở những thời điểm khác nhau lên cùng một người. Phóng chiếu là một cách hoang tưởng khi nhìn một ai đó không chỉ mắc một căn bệnh mà họ không có, mà còn nhìn thấy những điều lý tưởng mà họ không sở hữu.
Bệnh nhân: Tôi không biết chuyện gì đang diễn ra. Tôi mời những người trong cộng đồng này đi rạp hát và rạp chiếu phim, nhưng không có ai chấp nhận. Còn những người bạn khác ở ngoài vùng của tôi thì lúc nào cũng chấp nhận.
Nhà phân tâm: Bạn phóng chiếu những điều xấu sang những người bạn thân của bạn và phóng chiếu những điều tốt sang những người mới quen sơ sơ.
Không khó nhận ra ở đây cách bệnh nhân phóng chiếu cả hai thái độ bệnh lý của anh ta và những lý tưởng của anh sang người khác. Nói cách khác, anh nhìn thấy “những giấc mơ” của anh ở những người mới quen sơ sơ và những vấn đề của anh (điều anh không muốn nhìn thấy) ở những người gần gũi nhất với anh.
10. Bạn có thể biết một người mất cân bằng như thế nào bởi việc họ lý tưởng hoá (bản thân và người khác) nhiều ra sao
Quá trình phóng chiếu được lấp đầy bằng những ý nghĩ về sự vĩ đại và sự hoang tưởng. Sự lý tưởng hoá ở một người càng lớn thì họ sẽ càng xa rời thực tế, và ngược lại, một người càng sống thực tế thì họ sẽ càng ít lý tưởng hoá.
Bệnh nhân: Tôi đi đến một buổi hoà nhạc và người phụ nữ ngồi cạnh tôi bắt đầu hút thuốc. Tôi yêu cầu cô ấy dừng hút nhưng không được, vì vậy tôi đã lấy điếu thuốc khỏi tay cô ấy.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của cô ấy với điều gì?
Bệnh nhân: Cô ấy thách thức và kiêu ngạo.
Nhà phân tâm: Kho đó, anh sử dụng sự ô nhiễm do hút thuốc của cô ấy như một cái cớ, anh trở nên giận dữ trước ý thức mà cô ấy đem đến cho anh về thái độ thách thức và hay hờn dỗi của chính anh?
Sự lý tưởng hoá quá mức ngăn không cho chúng ta chấp nhận cuộc sống như nó đang là trong thực tế, vì dường như nó quá trần tục, và thay vào đó chúng ta sống trong những hoang tưởng về sự vĩ đại của chúng ta, vốn là những điều bịa đặt của trí tưởng tượng của chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi sẽ cố gắng thêm một năm nữa để xem liệu tôi có kiếm được tiền trong công việc này không. Nếu không tôi sẽ từ bỏ và làm việc khác.
Nhà phân tâm: Anh phải chú ý đến ý định của anh: liệu anh có thực sự muốn tiến lên hay không. Để kiếm ra tiền thì những quyết định của anh phải dựa trên thực tế.
Những người thành công trong một lĩnh vực công việc thì cũng sẽ thành công trong bất kì việc gì họ làm, vì họ tập trung vào thực tế và tránh những ý nghĩ hoang tưởng.
Bệnh nhân: Tôi mệt mỏi vì than phiền về chồng tôi và bây giờ là con gái tôi; tôi than phiền về anh ta vì anh ta không muốn đi làm và bây giờ đến lượt con gái tôi đang làm tương tự, không dậy đúng giờ để đi học.
Nhà phân tâm: Đây là một dấu hiệu cho thấy cô đang tiếp tục lý tưởng hoá chồng của cô và bây giờ là con gái cô nữa.
Rõ ràng, nguyên nhân lớn nhất của bất hạnh trong hôn nhân là sự lý tưởng hoá quá mức về người bạn đời – nó cho thấy chúng ta cũng đang đổ lỗi cho người bạn đời về những rắc rối, vấn đề của chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi thực sự tức giận với một trong những đồng nghiệp luật sư của tôi đã gọi cho tôi về một vụ kiện và sau đó thông báo với tôi rằng nó không còn được trả 6000$ mà chỉ còn 4000$.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của anh ấy với điều gì?
Bệnh nhân: Nó không chính xác là anh ta, mà là công ty.
Nhà phân tâm: Vậy anh nghĩ gì về thái độ của công ty?
Bệnh nhân: Thật gian dối. Họ không muốn chấp nhận trách nhiệm cho sai lầm mà họ phạm phải.
Nhà phân tâm: Bây giờ, thái độ đó báo hiệu điều gì trong anh?
Bệnh nhân: Oh, ông bắt bài tôi rồi! Tôi chưa bao giờ chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm tôi mắc phải! Đó là lí do tại sao tôi có cơn đau lưng kinh khủng này! Sẽ dễ hơn nhiều khi chấp nhận trách nhiệm ngay từ đầu.
Nhà phân tâm: Nói cách khác, anh đang nói rằng sống có đạo đức sẽ làm cho cuộc sống dễ dàng hơn nhiều, và nó thậm chí còn sẽ giúp anh tránh mắc phải tất cả những triệu chứng cơ thể đó.
Bệnh nhân: Nhưng điều này quá khó cho tôi để chấp nhận! Tôi rất bất hạnh với hoàn cảnh này.
Nhà phân tâm: Anh muốn tin rằng sống bất lương mang lại lợi thế, chứ không phải sống có đạo đức mang lại hạnh phúc.
Điều quan trọng cần hiểu rằng hành vi đạo đức và hành vi lành mạnh là một và giống nhau, cũng như sự thiếu đạo đức và hành vi bệnh hoạn là một và giống nhau.
Bệnh nhân: Cậu bạn là ca sỹ của tôi không thích khi nhà phân tâm của cậu ấy nói rằng cậu ấy đang nhất quyết huỷ hoại cuộc sống của mình.
Nhà phân tâm: Anh có nhận thấy thái độ của anh cũng tương tự thế không?
Bệnh nhân: Tôi có thể nhìn thấy thái độ đó ở cậu ấy nhưng tôi gặp khó khăn để nhìn thấy thái độ đó ở chính bản thân tôi.
Nhà phân tâm: dường như một trong những đặc điểm chính của nghệ sỹ là sự tự làm hại bản thân của họ.
Bệnh nhân: Nói thì mắc cỡ chứ sự thật thì nó vậy đó.
Nói chung, tôi có thể nói rằng khi chúng ta lý tưởng hoá thì chúng ta đang có một hình ảnh hoang tưởng về tất cả mọi thứ, bao gồm cả bản thân chúng ta – đó là lý do tại sao chúng ta có 2 thái độ: đầu tiên, chúng ta tôn thờ người mà chúng ta ngưỡng mộ, sau đó tấn công họ dữ tợn khi chúng ta không thể thoả mãn những hoang tưởng về sự vĩ đại của chúng ta thông qua người khác.
11. Hoang tưởng về sự vĩ đại càng lớn thì phóng chiếu lý tưởng hoá càng lớn
Thật khó tin rằng những chuyên gia trong tâm bệnh học chưa bao giờ chú ý nhiều đến quá trình lý tưởng hoá, đó là một yếu tố cơ bản trong hành vi của những người mất cân bằng về tâm lý nhất. Dù nhiều nhà tâm lý học nói rằng những người loạn thần không chấp nhận được thực tế dù nó ở xung quanh họ, họ (các nhà tâm lý) chưa bao giờ khám phá câu hỏi sâu xa rằng những người loạn thần phóng chiếu lên thế giới và lên những người khác hoang tưởng vĩ đại của họ như thế nào. Chính những hoang tưởng đó cho thấy mức độ của sự lý tưởng hoá.
Bệnh nhân: Tôi không biết làm gì bây giờ. Tôi không biết tôi nên nghỉ hưu hay làm một việc gì khác.
Nhà phân tâm: Anh gắn hoàn cảnh làm việc hiện tại của anh với điều gì?
Bệnh nhân: Những ngày đó tôi hầu như không làm gì, nhưng tôi từng làm một số nghiên cứu rất quan trọng.
Nhà phân tâm: Anh đang đánh giá thấp điều gì là quan trọng?
Bệnh nhân: Tôi chỉ sợ mình mắc quá nhiều sai lầm.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, anh không muốn nhìn thấy mình mắc phải nhiều sai lầm như thế nào vì điều đó sẽ làm anh phải dừng lý tưởng hoá bản thân anh.
Khó khăn lớn mà nhiều người trong chúng ta có về công việc là do sự lý tưởng hoá về bản thân quá lớn của chúng ta. Vì điều này, những người bệnh nhìn chung dành thời gian của họ để đọc sách và học như một cách né tránh tiếp xúc với khía cạnh thực tế của cuộc đời. Ví dụ, những nhà lý luận nổi tiếng đơn thuần chỉ biết nói lý luận và gặp khó khăn trong việc hành động, họ làm vậy để bảo vệ quan điểm vĩ đại họ có về bản thân. Đây là lý do tại sao những người tự xem mình là “triết gia” thường bị xã hội xem là điên khùng.
Bệnh nhân: Tôi nhớ đến thời mình còn chưa có một cô bạn gái, tôi từng nghĩ mình có nên mời cô BS hay cô VC đi chơi không nhưng tôi lại sợ bị phũ.
Nhà phân tâm: Anh có thấy anh đang lý tưởng hoá cuộc đời quá nhiều không, anh nghĩ rằng anh có thể có bất cứ người phụ nữ nào anh muốn ngay lập tức.
12. Phóng chiếu lý tưởng hoá khiến một người không thể thực hiện được việc gì
Với sự Phóng chiếu lý tưởng hoá, chúng ta không thể phát triển năng khiếu bản thân trong nghề nghiệp của chúng ta hoặc trong bất kì lĩnh vực nào khác.
Bệnh nhân: Tôi thật sự dị ứng mấy ông bác sĩ. Cha tôi từng là một bác sỹ và mọi người đều kính trọng ông. Mẹ tôi rất tự hào về ông và tôi từng nghĩ nghề y có câu trả lời cho tất cả nỗi đau khổ của con người.
Nhà phân tâm: Anh có nghĩ là anh lý tưởng hoá các bác sỹ và cha anh quá mức không?
Bệnh nhân: Dường như xã hội nói chung rất ngưỡng mộ nghề bác sỹ. Ví dụ, cha tôi luôn lái xe rất nhanh và tôi sợ ông sẽ giết bản thân hoặc người khác. Tôi không biết liệu đó chỉ là lòng ganh tỵ hay là một thứ gì đó khác.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này anh cũng xem bản thân là vô địch, tin rằng anh có thể làm bất kì việc gì anh muốn.
Bệnh nhân: Vấn đề là tôi còn ngưỡng mộ những bác sỹ khác, như một vị từng ghép tim ở bệnh viện lâm sàng.
Nhà phân tâm: Anh muốn tiếp tục lý tưởng hoá bản thân mãi mãi, giống như xã hội nói chung vẫn đang lý tưởng hoá nghề bác sỹ. Những người lý tưởng hoá về bản thân nhất chính là những người bệnh nhất.
Lưu ý ở đây là trong khi bệnh nhân ngưỡng mộ cha anh ấy thì cùng lúc đó trong vô thức, anh ấy cũng mong cha chết (trong một vụ tai nạn xe), do đó anh ta đi từ Phóng chiếu lý tưởng hoá sang Phóng chiếu đồng nhất hoá.
Bệnh nhân: Cha tôi khuyên tôi đừng kể cho ai biết về chuyện tôi đi làm trị liệu phân tâm.
Nhà phân tâm: Anh nhìn thấy gì trong thái độ của cha anh?
Bệnh nhân: dường như ông ấy muốn xoá bỏ tất cả vấn đề mà ông ấy có và chỉ nghĩ đến thành công mà ông có thể đạt được. Mẹ tôi nói vơi tôi là ông ấy đã đi xem thầy bói.
Nhà phân tâm: Có phải cha anh lý tưởng hoá bản thân ông ấy quá nhiều không?
Bệnh nhân: Ông ấy lúc nào cũng xem bản thân đang trên đường lên đó nhưng mẹ tôi thành công hơn ông ấy nhiều.
Người lý tưởng hoá bản thân xem bản thân họ là cực kì thành công nhưng trên thực tế họ không thành công nhiều như họ nghĩ. Đây là lý do tại sao những người phóng chiếu lý tưởng hoá sẽ không đi trị liệu tâm lý.
Bệnh nhân: Tôi nhận thấy ở Brazil các bậc cha mẹ nhìn chung không dạy con theo cách mà họ nên dạy – khác với cách dạy con ở Pháp, Đức và Anh và Mĩ.
Chúng ta có thể thấy nếu một mặt không tốt khi giám sát con cái, chỉnh sửa chúng quá nhiều, thì mặt khác các bậc cha mẹ thường không chỉ cho con cái những kiến thức quan trọng-kiến thức thiết yếu cho tương lai của trẻ. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ nghĩ rằng tự bản thân mọi thứ sẽ thành công – và ngay cả nếu họ chẳng nói bất kì thứ gì thì con họ tự chúng sẽ tở thành những người sống cân bằng, lành mạnh. Nếu cha mẹ thất bại trong việc sửa chữa những sai lầm của con cái họ thì đó là vì ngay cả cha mẹ cũng đang có sự kháng cự lớn, không sẵn sàng thừa nhận bất kì sai lầm nào hoặc những chuyện xấu trong cuộc sống của họ.
13. Người bệnh nhất muốn những người khác giống như cách mà họ lý tưởng hoá về người đó
Những người loạn thần nặng lý tưởng hoá quá mức đến nỗi họ không thể chấp nhận người khác như họ đang là. Nhanh chóng tìm ra lỗi hoặc tưởng tượng những lỗi lầm ở người khác, họ trở thành những người không thể chịu đựng nổi trong những mối quan hệ của họ. Trước khi người loạn thần lý tưởng hoá thì đầu tiên họ phải có một ý tưởng vĩ đại về chính bản thân họ và sau đó phóng chiếu ý tưởng đó sang người khác, như thể người khác là người duy nhất có thể hiểu được họ. Ban đầu, họ có thể có những điều tốt đẹp để nói về người khác nhưng sau đó đột ngột thay đổi quan điểm và chỉ trích người khác.
Bệnh nhân: Tôi nghì tốt hơn là mình nên tìm một cô bạn gái khác vì cô bạn gái hiện tại của tôi là người vô trách nhiệm.
Nhà phân tâm: Anh muốn có một cô gái phù hợp với những gì anh lý tưởng hoá, chứ không phù hợp với thực tế. Đó là lý do tại sao anh không muốn sống cùng bất kì cô nào trong số họ quá lâu.
Những gì ta nhận thấy về những cá nhân hoang tưởng nhất đó là họ muốn sống theo những hoang tưởng tự đại của họ, và mong đợi người khác phù hợp với “những điều lý tưởng hoá” vô lý của họ. Họ rất khó để hoà đồng vì họ không chấp nhận sống trong thế giới thực.
Bệnh nhân: Công việc của tôi rất mâu thuẫn và kết quả là tôi thấy mình không thể làm tốt bất kì việc gì.
Nhà phân tâm: Anh đang nói rằng sự mâu thuẫn của anh làm anh ý thức rằng anh không làm được bất kì việc gì cho hoàn hảo, như anh nghĩ là anh đã làm.
Bệnh nhân: Tôi có quá nhiều vấn đề
Nhà phân tâm: Anh có nhận ra chỉ khi nào bắt tay làm một việc gì đó thì một người mới nhìn thấy được những khuyết điểm của anh ấy không?
Nếu hầu hết mọi người không đạt được năng suất cao mà họ có thể, đó là vì con người sống trong tình trạng lý tưởng hoá – cùng cách nói rằng họ không chấp nhận sự thật là họ phải hành động phù hợp với thực tế cuộc sống – dù sống phù hợp với thực tế mang lại sự thoả mãn to lớn, như thể là có thể sống theo một cách rất khác biệt!
Bệnh nhân: Chủ nhật nào tôi cũng bị đau đầu.
Nhà phân tâm: Chuyện gì xảy ra vào ngày chủ nhật?
Bệnh nhân: Tôi dành thời gian cho chồng con, chỉnh sửa họ và cho họ lời khuyên.
Nhà phân tâm: Vì vậy điều này khiến cô bực mình vì cô muốn cả gia đình phải sống theo điều mà cô lý tưởng hoá – và cô trở nên bực mình khi cô thấy thế giới này khác với cách cô nghĩ nó nên là. Đây là lý do tại sao những cuộc xung đột gia đình là rất phổ biến, đôi lúc nó bị kích động chỉ bởi một thành viên bệnh lý.
14. Hành động đi trước và đem lại sự sống.
Nếu chúng ta không thay đổi hành vi của chúng ta, thì chúng ta sẽ ở mãi tình trạng hiện giờ suốt cuộc đời còn lại. Chúng ta là những gì chúng ta làm. Châm ngôn tiếng Latinh nói rằng “hành động theo sau sự sống” (agere sequitur esse) bị đảo lộn vì trên thực tế “sự sống theo sau hành động” (esse sequitur agere)
Bệnh nhân: Tôi ngạc nhiên trước những khuyết điểm mà mọi người trong nhóm trị liệu nói tôi có, vì tôi không nhìn thấy chúng ở bản thân tôi.
Nhà phân tâm: Khi anh không làm những điều tốt đẹp mà anh nên làm thì anh cũng không thể nhận ra những điều xấu mà anh làm.
Vấn đề tôi đưa ra ở đây là chúng ta chỉ nhận thức được thấu đáo thông qua những việc chúng ta làm:
Bệnh nhân: Tôi không hiểu được lý do tại sao tôi huỷ hoại sức khoẻ và sự nghiệp của tôi.
Nhà phân tâm: Thực tế được tiết lộ thông qua những hành động của người đó chứ không phải thông qua kiến thức.
Nói cách khác, ngay cả trí tuệ của chúng ta được quyết định bởi hành động. Suy nghĩ chỉ là một sản phẩm phụ của hành động, hay đúng hơn là một phần của sự sống của chúng ta. Chúng ta là những gì chúng ta làm; tức là chúng ta được đồng nhất với cách chúng ta hành động. Nếu một người sống yêu thương và lý trí thì đó là một dấu hiệu cho thấy họ lành mạnh; nếu họ ganh tỵ và vô lý thì nó cho thấy họ đang bệnh.
Bệnh nhân: Tôi chưa bao giờ thực sự hiểu được tại sao tôi làm những việc tôi làm.
Nhà phân tâm: Có phải anh đang nói rằng kiến thức không phải luôn luôn có mặt?
Bệnh nhân: Vâng, tôi hầu như không biết bất kì thứ gì tôi làm.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, anh hiếm khi thực hiện thứ được gọi là một “hành động thuần khiết.”
Cần phân biệt giữa những hành động thuần khiết và không thuần khiết; vì tất cả những thái độ như ganh tỵ, tự kiêu, tham ăn, tham lam, tức giận, lười biếng và truỵ lạc đối lập với hành động thuần khiết. Ta có thể nói rằng sự lành mạnh đến từ hành động tốt đẹp, chân thật, đến lượt chúng lại quyết định cảm xúc yêu thương và kiến thức (sự thật).
15. Đừng huỷ hoại những gì tốt đẹp nếu bạn muốn có một cuộc đời tốt đẹp
Nhìn chung, chúng ta bắt chước hành vi của bố mẹ chúng ta, lành mạnh hoặc không lành mạnh – phụ thuộc vào những gì phù hợp với sở thích của chúng ta.
Bệnh nhân: Bố mẹ của tôi chỉ sống cân bằng hơn vào sau này, tuy nhiên, anh cả của tôi, người được sinh ra khi bố mẹ tôi ở thời điểm tệ hại nhất của họ, thì lại sống cân bằng nhất trong tất cả các anh em.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, anh ấy không bắt chước hành vi bệnh lý của bố mẹ. Phần lành mạnh của nhân cách anh ấy đã thắng thế.
Bằng cách chối bỏ hoặc bóp méo điều tốt lành, chúng ta hành xử trái ngược với thực tế cuộc sống – đó là một quan điểm bị đảo ngược, nhìn thấy những gì bên ngoài bản thân chúng ta là tốt đẹp và hạ thấp giá trị của những phẩm chất bên trong chúng ta.
Bệnh nhân: Khi tôi đến Nhạc viện Boston, tôi là sinh viên học kém nhất lớp, đến mức bỏ học. Ở New York, tôi học nghiêm túc hơn và sau đó bắt đầu có vấn đề này với những ngón tay của tôi.
Nhà phân tâm: Như vậy ở cả hai trường hợp, anh không muốn học để trở thành một nghệ sỹ thực thụ.
Bệnh nhân: Và đó là lý do tại sao tôi không thành công?
Nhà phân tâm: Sự thật là anh đã chối bỏ sự phát triển của anh ngay từ đầu, bắt đầu với nhạc viện.
Ý tưởng phân tâm của Melanie Klein dựa trên nhu cầu của việc chấp nhận sữa mẹ đối với trẻ con, không giải thích hoàn chỉnh được thái độ của một người có thể có tự tin trong đời sống sau này. Thực tế, nếu hành vi của một đứa trẻ là một sự chấp nhận khi còn nhỏ, thì trong đó đã hàm chứa những dấu hiệu về sự quen tỵ (sự đảo ngược) trong đứa trẻ không quá lớn tính ngay từ khi nó được sinh ra.
Bệnh nhân: Tôi không nghĩ rằng tôi muốn cuộc sống của mình trở nên tồi tệ; nhưng nếu tôi không chấp nhận điều tốt đẹp thì tôi có thể mong đợi điều gì khác?
Nhà phân tâm: Nếu bạn không chấp nhận những gì tốt đẹp, bạn sẽ tự động tìm đến những gì xấu xa, vì những gì xấu xa đơn thuần là sự chối bỏ những điều tốt mà bạn đã không chấp nhận được trước đó.
Trong bất kì trường hợp nào, chỉ vì lòng ganh tỵ của chúng ta, cảm nhận về giá trị bị đảo lộn của chúng ta, chúng ta bất mãn với những điều tốt đẹp chứ không phải với những điều xấu xa, trong khi bất mãn với bất kì thứ gì xấu xa lại là một điều tốt. Tìm thấy niềm vui trong những thứ tốt đẹp là tự nhiên và tự phát vì điều tốt vốn thoải mái, dễ chịu.
Phần 3
NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN NHỚ VỀ PHÓNG CHIẾU
1. Phóng chiếu tạo ra những ý nghĩ hoang tưởng.
2. Phóng chiếu là một yếu tố then chốt của bệnh tật.
3. Thông qua phóng chiếu, một người chứng minh rằng họ xem bản thân thấp kém hoặc hơn người nhiều ra sao.
4. Khi một người lý tưởng hoá người khác quá mức thì bạn có thể chắc chắn rằng họ đang lý tưởng hoá bản thân họ quá mức.
5. Ta có thể biết được một ai đó mất cân bằng như thế nào bởi mức độ Phóng chiếu Lý tưởng hoá và Phóng chiếu đồng nhất hoá của họ.
6. Đồng nhất hoá không thể tồn tại mà không có lý tưởng hoá, phóng chiếu.
7. Loài người đã lựa chọn con đường bệnh lý; chúng ta muốn thoát khỏi bệnh tật và sự điên rồ.
8. Trong phóng chiếu, chúng ta nhìn thấy những người khác nhưng chúng ta không nhìn thấy bản thân mình. Chúng ta tập trung chú ý vào người khác để tránh nhìn thấy bản thân.
TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ
ALIENATION – SỰ THA HOÁ: Thái độ có chủ ý nhưng thường không được nhận ra là tách rời bản thân ra khỏi thực tế và đặc biệt ra khỏi ý thức về những sai lầm của một người. Khi chúng ta không sẵn sàng chấp nhận ý thức về một điều gì đó, chúng ta sử dụng nhiều thứ khác nhau để tách bản thân, trong số chúng có tình dục, quyền lực, tiền bạc, hoạt động quá mức, du lịch, TV, rượu và ma tuý.
ANALYTICAL TRILOGY – Bộ ba phân tích, một lý thuyết khoa học và phương pháp luận được tạo ra bởi nhà phân tâm học người Brazil Norberto R. Keppe, hợp nhất các lĩnh vực của khoa học, triết học và thần học. Ở cá nhân điều này tương quan với sự hợp nhất của cảm xúc, ý nghĩ và hành động đem lại kết quả là ý thức trọn vẹn, đù đầy.
BEING – bản chất của một người, về cơ bản là tốt đẹp và chân thật.
CENSORSHIP – Sự ngăn chặn những ý nghĩ, cảm xúc hoặc hành động đau đớn hoặc gây rối loạn không được ý thức, đặc biệt là ý thức được tâm bệnh.
CONSCIOUSNESS – Ý thức
ENVY – Ganh tỵ, trong khi từ điển định nghĩa “ganh tỵ” như một sự kết hợp của sự bất mãn, tức giận và khao khát – thường là đối với những vật sở hữu, những lợi thế hoặc những phẩm chất của người khác, Keppe bổ sung thêm một chiều kích mới cho định nghĩa này, rộng hơn ý nghĩa ganh tỵ thông thường và gần hơn với từ gốc Latinh: invidere (in = non : không, videre = to see thấy). Keppe xem ganh tỵ như một sự mù về tâm lý, một sự chối bỏ ý thức, một mong ước vô thức huỷ diệt điều tốt lành và cái đẹp mà chúng ta thấy không chỉ ở người khác mà còn ở trong chính cuộc sống của chúng ta. Dù ban đầu Keppe được huấn luyện như một nhà phân tâm theo trường phái Freud, thì ông quan sát trong quá trình thực hành lâm sàng ở đó các bệnh nhân của ông bộc lộ sự ganh tỵ không dựa trên tính dục như Freud đề xuất. Thay vào đó, nó do sự chối bỏ tình yêu, một sự xua đuổi trong vô thức những gì tốt lành, sự thật và cái đẹp ở bản thân và ở người khác. Theo quan điểm của Keppe, ganh tỵ dù không nhìn thấy được, là động lực tâm lý tiêu cực đằng sau tất cả bệnh tật – tâm lý, thể lý và xã hội.
FEELINGS – Keppe cho rằng cảm xúc đích thực duy nhất là tình yêu, vag do đó lòng ganh tỵ, căm ghét, tức giận không phải là những cảm xúc đích thực mà là những thái độ chống lại tình yêu.
IDEALIZE lý tưởng hóa, để đánh giá hoặc phô trương sự hoàn hảo hoặc gần như hoàn hảo hơn là sự thật
IDENTIFICATION đồng nhất hoá, nhận thấy ở người khác những đặc điểm của bản thân, tốt hay xấu. Chúng ta có thể đồng nhất hoá với một ai đó mà không nhận ra nó.
INCONSCIENTIZATION thuật ngữ này được đặt ra bởi Keppe để miêu tả thái độ cố ý che giấu, kìm nén hoặc chối bỏ ý thức của người đó. Che giấu bản thân một điều gì đó mà họ không muốn nhìn thấy.
INTERIORIZATION được đặt ra bởi Keppe để miêu tả quá trình thấu hiểu sự tồn tại của một thế giới tâm lý bên trong lớn hơn thế giới bên ngoài của chúng ta: thực tế, sự tồn tại bên trong chúng ta cái gọi là chân, thiện, mỹ của tạo hóa. Quá trình quan trọng nhất trong bộ ba phân tích. Bởi vì nó tạo thành một sự phản hồi về phía nội tâm, về sinh lực và hạnh phúc.
INVERSION – Một quá trình tâm lý, lần đầu tiên được quan sát bởi Keppe vào năm 1977 và độc đáo ở nghiên cứu của ông, ở đó những giá trị và nhận thức về thực tế bị đảo ngược ở cá nhân và ở xã hội. Các ví dụ: nhìn thấy điều tốt ở một thứ gì đó xấu xa và nhìn thấy cái xấu ở một thứ gì đó tốt; tin rằng đó là thực tế, không phải huyễn tưởng, gây ra đau khổ; xem làm việc như một sự hy sinh và xem sự lười biếng như niềm vui, khoái lạc; nghĩ rằng tình yêu mang lại đau khổ và đau đớn; và làm giàu, danh tiếng và quyền lực là mục tiêu quan trọng nhất trong tất cả.
NEUROSIS – Tâm thần bất ổn, …bao gồm những triệu chứng như bất an, lo lắng, trầm cảm, và những nỗi sợ vô lý. Theo Keppe, tất cả mọi người đều tâm thần bất ổn ở mức độ ít nhiều.
PARANOIA – Hoang tưởng, nghi ngờ người khác một cách vô lý, những hoang tưởng bị hành hạ, thường là phòng thủ cao độ với logic và nguyên nhân rõ ràng.
PROJECT Phóng chiếu: Ngoại hiện hay thể hiện ra ngoài (một ý nghĩ, cảm xúc hay hành động/ thái độ) để nó có vẻ khách quan.
PROJECTION – Phóng chiếu: Hành động vô thức hoặc quá trình gán cho người khác những ý nghĩ, thôi thúc hoặc cảm xúc của bản thân, đặc biệt khi họ bị xem là không ai ưa hoặc gây ra lo lắng.
PROJECTIVE IDENTIFICATION AND PROJECTIVE IDEALIZATIONPhóng chiếu đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá: là hai mặt của một đồng tiền, ở đó một người nhìn thấy ở người khác những khuyết điểm nghiêm trọng nhất của anh ta hoặc những phẩm chất mà anh ta tưởng tượng bản thân mình có. Cả hai kiểu phóng chiếu này bao gồm những ý nghĩ không thực tế và hoang tưởng.
In PROJECTIVE IDENTIFICATION, một giai đoạn cao của phóng chiếu của bệnh lý của một người, cá nhân đó xem người khác là nguyên nhân của những vấn đề và bất hạnh của anh ta.
In PROJECTIVE IDEALIZATION, một giai đoạn lý tưởng hoá cao hơn, ở đó một người tưởng tượng rằng đối tượng (thường là một người thân yêu) sở hữu những phẩm chất và những thứ lý tưởng mà bản thân anh ta không hợp nhất được vào bản thân hoặc cuộc sống của anh ta. Được phát hiện bởi Keppe, phóng chiếu lý tưởng hoá là một biểu hiện khác của ganh tỵ theo Keppe và là một việc mà tất cả mọi người đều làm ở mức độ nào đó, họ tưởng tượng về những phẩm chất mà đối tượng không có….
SANITY Keppe xem một người là lành mạnh nếu họ sẵn sàng và có sự khiêm tốn để chấp nhận sự ý thức về lòng ganh tỵ của họ cũng như đủ khả năng kiểm soát bản thân để kiềm chế những ý nghĩ và hành động dựa trên những thôi thúc ganh tỵ. Nói ngắn gọn, sự lành mạnh về tinh thần nghĩa là sống và hành động phù hợp với điều tốt lành, sự thật và cái đẹp vốn có trong bản chất của con người.
TRUTH Sự thật, là những gì thật; là những gì tồn tại, tốt hoặc xấu. Sự thật mang tính tuyệt đối, không bao giờ là tương đối. Điều tương tự cũng đúng với tất cả những gì không thật, sai, dối trá. Ví dụ, thức ăn ôi thiu không tốt cho bất kì ai; sự gây hấn gây tổn thương cho tất cả mọi người; hành động bạo ngược không có lợi cho bất kì ai; Tình yêu tốt cho tất cả mọi người; oxy tốt và cần thiết cho tất cả mọi người.
UNCONSCIOUS VÔ THỨC, được định nghĩa trong lý thuyết phân tâm học truyền thống như chiều kích của tâm trí chứa đựng những yếu tố của cấu trúc tâm thần, như những ký ức hoặc khao khát bị kìm nén …thường ảnh hưởng đến những ý nghĩ và hành vi ý thức. Còn theo quan điểm của Keppe, vô thức tồn tại như một sự phủ nhận ý thức…Ông không xem vô thức như một “căn phòng” có thật trong tâm hồn, mà xem nó như nỗ lực của chúng ta nhằm che giấu những vấn đề của chúng ta, đặc biệt là lòng ganh tỵ của chúng ta. Vì tâm bệnh của chúng ta làm ta quá xấu hổ để thú nhận nên chúng ta cố gắng phớt lờ nó bằng bất kì cách nào có thể. Kết quả là, vô thức không chỉ tiếp tục tồn tại mà sức mạnh phủ nhận của nó còn trở nên mạnh hơn.
TÁC GIẢ: NORBERTO R. KEPPE
Tiến sỹ Keppe là một nhà phân tâm học nổi tiếng thế giới, là tác giả, nhà sáng lập và chủ tịch của Hội Bộ ba phân tích thế giới, trụ sở ở Sao Paulo, Brazil. Ông được đào tạo ở Viên với các nhà phân tâm nổi tiếng Victor Frankl, Knut Baumgarten và Igor Caruso. Tiến sỹ Keppe tạo ra Bộ ba phân tích vào năm 1977 sau nghiên cứu lâm sàng bao quát với hàng ngàn bệnh nhân. Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, ông hành nghề trị liệu và giảng dạy ở Mĩ và Châu Âu tại đó ông phát triển nghiên cứu của ông về bệnh học-xã hội và siêu hình học. Trở về Brazil năm 1997, ông phát triển Phương pháp trị liệu thuộc ngôn ngữ tâm lý cho Giáo dục, cho phép học sinh vượt qua những trục trặc về cảm xúc gây trở ngại cho việc học. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách được dịch ra tám thứ tiếng.
Được dịch sang tiếng Anh bởi Susan Berkley và Margaret Pinckard Kowarick
Được dịch sang tiếng Anh bởi Susan Berkley và Margaret Pinckard Kowarick
Được dịch sang tiếng Việt bởi Thanh Hằng
Lưu ý của người dịch
Đây là một cuốn sách về lòng ganh tỵ, nhưng không phải theo ý nghĩa thường ngày của từ này. Chúng ta thường nghĩ về ganh tỵ như sự thèm muốn hoặc ghen tị, “một cảm giác bất mãn và tức giận bị khuấy động và có liên quan đến lòng ham muốn đối vói những món đồ sở hữu hoặc những phẩm chất của người khác.” Khi tác giả nói về ganh tỵ, ông ấy trao cho nó một ý nghĩa khác, quỷ quyệt và độc hại hơn cách mà từ này thường được dùng và được hiểu. Định nghĩa về ganh tỵ của Keppe gần với từ gốc Latinh invidere (in = không, videre = thấy), coi sự không-nhìn thấy này ngang với sự thiếu ý thức, một sự mù quáng trước tất cả những gì tốt đẹp, chân thật trong cuộc sống chúng ta.
Dù Keppe ban đầu được đào tạo như một nhà phân tâm theo trường phái Freud, thì ông đã quan sát thấy trong việc thực hành lâm sàng của ông là các bệnh nhân của ông thể hiện một sự ganh tỵ không dựa trên tính dục như Freud nghĩ mà là do sự chối bỏ tình yêu – một sự chối bỏ vô thức những điều tốt đẹp và sự thật trong bản thân chúng ta và người khác. Ông xem ganh tỵ như một lực lượng tâm lý chính, không nhìn thấy được, mang tính huỷ hoại đằng sau những căn bệnh của chúng ta – tâm thần, cơ thể và xã hội.
Susan Berkley
Margaret Pinckard Kowarick
Margaret Pinckard Kowarick
NỘI DUNG
Lời nói đầu
Lời nói đầu
Giới thiệu
Phần 1
1. Lòng tốt là thứ khó nhất để chúng ta chấp nhận
2. Điều tốt, không phải điều xấu, làm người ganh tỵ đau khổ
3. Lòng ganh tỵ ngăn không cho chúng ta nhìn thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
4. Người ganh tỵ vừa nguy hiểm và thiếu tình yêu thương
5. Ganh tỵ là nguyên nhân chính của mọi bệnh tật
6. Lòng ganh tỵ ở một người càng lớn, họ càng khó nhìn thấy nó ở bản thân; lòng ganh tỵ ở một người càng ít thì họ càng dễ dàng nhìn thấy nó.
7. Ganh tỵ là thứ không cần thiết, vô ích và có hại nhất đang tồn tại.
8. Người ganh tỵ nhìn chung là không nhận thấy sự ganh tỵ của anh ta
9. Nếu ganh tỵ là sự không sẵn sàng để nhìn thấy thì làm sao một người có thể nhìn thấy nó?
10. Thiếu ý thức về cơ bản chính là sự ganh tỵ, nó khiến con người bị bệnh tâm thần.
11. Chúng ta khó nhận ra lòng ganh tỵ của mình vì ganh tỵ không phải là một cảm xúc
12. Cái chúng ta gọi là vô thức về cơ bản là lòng ganh tỵ, đối lập với ý thức
13. Để “hiểu mình” như Socrates nói phụ thuộc vào sự ý thức được lòng ganh tỵ của chúng ta.
14. Chúng ta có xu hướng xem thường điều tốt đẹp mình nhận được
15. Thành công cá nhân phụ thuộc vào sự chấp nhận thành công của người khác
Những điểm quan trọng cần nhớ về ganh tỵ
Phần hai
1. Lòng ganh tỵ ngăn chặn ý thức của chúng ta và làm chúng ta mù quáng
2. Đặc điểm chính của bệnh tật là sự thiếu ý thức
3. Bệnh tật nằm ở sự kháng cự trước ý thức của chúng ta
4. Loạn thần là một thái độ kháng cự ý thức
5. Chúng ta nghĩ rằng ý thức (nhận thức được vấn đề) là nguy hiểm
6. Vô thức theo lý thuyết của Freud nên được xem là sự kháng cự lại ý thức
7. Vấn đề lớn nhất của chúng ta là nghĩ rằng cái chúng ta không nhìn thấy sẽ không làm tổn thương chúng ta
8. Cực kì dối trá khi nghĩ rằng mọi hành vi có hại đều là do vô thức gây ra
9. Chúng ta chịu trách nhiệm cho những gì mình phớt lờ nhiều hơn là cho những gì mình biết
10. Chúng ta mang theo những thái độ bệnh lý của mình đến khắp mọi nơi
11. Các triệu chứng là cần thiết cho ý thức
12. Ý thức là lành mạnh; sự xa lánh là bệnh tật
13. Sống lành mạnh là thích những gì tốt đẹp; bệnh tật là sự kinh sợ khi nhìn thấy những sai lầm.
14. Nhận thức là lành mạnh; “mất nhận thức” (tha hoá) là bệnh tật
15. Vấn đề lớn nhất về ý thức là sự không nhận ra được điều tốt đẹp của chúng ta
Phần ba
1. Những sự hoang tưởng của chúng ta bắt đầu bằng sự phóng chiếu của chúng ta
2. Phóng chiếu (Hoang tưởng) đến từ sự kháng cự nhìn thấy sự ganh tỵ (đảo ngược)
3. Phóng chiếu đưa chúng ta ra ngoài thực tế
4. Mọi bệnh tật bắt nguồn từ quá trình phóng chiếu
5. Quá trình phóng chiếu (hoang tưởng) là không thể nhận thấy.
6. Bệnh lý được tiết lộ thông qua Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá
7. Cả hai quá trình Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá là hoang tưởng
8. Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá đi cùng với nhau
9. Hoang tưởng xuất hiện trong Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá
10. Bạn có thể biết một người mất cân bằng như thế nào bởi việc họ lý tưởng hoá (bản thân và người khác) nhiều ra sao
11. Hoang tưởng về sự vĩ đại càng lớn thì phóng chiếu lý tưởng hoá càng lớn
12. Phóng chiếu lý tưởng hoá khiến một người không thể thực hiện được việc gì
13. Người bệnh nhất muốn những người khác giống như cách mà họ lý tưởng hoá về người đó
14. Hành động đi trước và đem lại sự sống.
15. Đừng huỷ hoại những gì tốt đẹp nếu bạn muốn có một cuộc đời tốt đẹp
LỜI NÓI ĐẦU
Thực ra, tôi xem cuốn sách này là cuốn quan trọng nhất trong tất cả những cuốn tôi từng viết; trước tiên, vì nó giải thích nền tảng của các vấn đề-nguyên nhân của các căn bệnh tâm thần, thể xác và xã hội; và thứ hai, vì nó cung cấp phương tiện để nhận diện và xử lý những vấn đề đó.
Đối với những ai không có kiến thức về nghiên cứu của tôi trước đây thì quyển sách này đã đủ để hiểu và thậm chí giải quyết một loạt căn bệnh – nhưng chỉ khi nào những quan điểm được trình bày ở đây được tiếp cận mà không có những định kiến và được chấp nhận đầy đủ nhất có thể. Nói cách khác, độc giả phải đặt sự ganh tỵ sang một bên một chút để hiểu được thông điệp của tôi.
Nếu tôi viết một quyển sách về cái xấu, nó đơn giản sẽ chỉ là một trong hàng triệu trang sách đã được viết về chủ đề này. Và nếu loài người không cải thiện thì chắc chắn là vì họ không muốn tránh những cái xấu mà thay vào đó thích chối bỏ những điều tốt lành mà họ nhận được hơn, bị thúc đẩy bởi một cảm nhận bị đảo lộn về giá trị bắt nguồn từ lòng ganh tỵ của họ.
Hầu hết những bí ẩn của cuộc đời có thể hiểu và xử lý được bằng cách hiểu được sự ganh tỵ, sự kháng cự và sự phóng chiếu. Ví dụ, sự ganh tỵ không chỉ vô hình mà còn là nguyên nhân của nhiều hệ quả bất hạnh trong cuộc sống của cá nhân và xã hội. Nói cách khác, số phận của chúng ta bị định đoạt chủ yếu bởi một thứ gì đó mà chúng ta không nhận ra. Chúng ta buộc phải thừa nhận rằng khoa học đương thời xa rời thực tế vì nó không chỉ ra được nguồn gốc thực sự của những căn bệnh của chúng ta.
Khi con người nói họ muốn được tự do, thì thứ mà họ thực sự muốn nói là họ muốn được tự do thoả mãn những ham muốn điên cuồng nhất của họ mà không gánh chịu hậu quả, trở nên loạn trí mà không phải gánh chịu bất kì hậu quả xấu nào. Làm theo ý chí của người đó có nghĩa là hành động theo lòng ganh tỵ của họ, và đồng nghĩa với hành xử theo một lối ngược đời (có những thái độ làm hại, có những sự lựa chọn không lành mạnh).
Thật không may, loài người thực sự đang ở trong một tình trạng nguy hiểm, họ muốn hạnh phúc nhưng lại không thành công; họ nghĩ rằng họ biết cái gì là tốt nhất nhưng thực tế thì không; và tệ nhất là, họ đang mắc bệnh nghiêm trọng mà không hề nhận ra được nó. Ta có thể làm gì được với một người như thế?
Cho đến khi nào một người sẵn sàng sống thực tế, không viển vông và sống như một con người, chấp nhận cuộc sống như cách nó đang là, còn không anh ta sẽ không đạt được sự cân bằng mà anh ta cần để sống lành mạnh và sống ổn.
Không phải là chúng ta không muốn nhận ra những vấn đề của mình, mà đúng hơn là bản thân các vấn đề là do sự thiếu nhận thức. Nói cách khác, các vấn đề không tự thân nó tồn tại mà là kết quả từ sự thiếu vắng của ý thức. Một người “bệnh” có vẻ rất ngây ngô và như trẻ con vì anh ta lý tưởng hoá thế giới và lý tưởng hoá những người xung quanh anh ta, nhìn sự việc theo cách không thực tế và huyễn tưởng. Kết quả là, anh ta không sống một cuộc sống bình thường, hiệu quả cũng như anh ta không cho những người khác sống một cách cân bằng.
Khi một người không ý thức được sự ganh tỵ của anh ấy, thì nhân cách của anh ấy vẫn còn chưa trưởng thành và anh ấy sẽ tìm thấy niềm vui từ những hành vi tiêu cực, có tính huỷ diệt giống như một đứa bé tìm thấy niềm vui ở hành vi xấu. Chúng ta có thể nói rằng, hoặc là chúng ta trở nên ý thức về khuyết điểm căn bản nhất của mình – lòng ganh tỵ của chúng ta – hoặc loài người sẽ diệt vong. Mỗi người trong chúng ta có bổn phận khám phá và làm việc với nguyên nhân của căn bệnh của mình và từ bỏ niềm vui trẻ con chúng ta nhận được từ những hành vi tiêu cực của chúng ta. Những ý nghĩ và cảm xúc bệnh lý không thể được kiểm soát bởi người khác, và đó là nguyên nhân của sự thoả mãn to lớn đối với những người kéo dài chúng.
Cuốn sách này được viết cho bạn, độc giả thân mến: trước tiên, vì không có người nào trên hành tinh này hoàn toàn không bị loạn thần; và thứ hai, vì nếu bạn không sẵn sàng xem xét những vấn đề của bạn thì cuộc sống của bạn sẽ bị ngắn đi rất nhiều- vì sự sẵn sàng xem xét những thái độ tiêu cực của một người chính là cách để chữa khỏi tâm bệnh đang tồn tại ở tất cả mọi người.
Như một quy tắc, con người không thích xử lý những vấn đề của họ hoặc những vấn đề của xã hội. Thay vào đó, họ có xu hướng lý tưởng hoá bản thân họ và giả vờ rằng thế giới và những người khác là như cách họ tưởng tượng. Nói cách khác, người nào càng lý tưởng hoá cao thì họ hay gặp phải đủ thứ chuyện khó khăn – và vì lòng ganh tỵ quá mức của họ, họ không chấp nhận được thực tế và không nắm bắt được cơ hội từ thực tế…Còn những người chấp nhận thế giới thực tế làm vậy vì họ hành động phù hợp với bản chất của họ (tốt đẹp và thực) và vì họ sẵn sàng nhìn thấy những lỗi lầm và thái độ mang tính huỷ hoại ở bản thân họ và ở người khác.
Sự phát triển cá nhân đến từ kết quả của lý trí là thứ ngược lại với lòng ganh tỵ, mà tôi có thể giải thích theo cách sau: tất cả mọi người đều có khả năng và tài năng, nhưng thứ ngăn cản họ và không cho họ phát triển chính là lòng ganh tỵ của họ. Tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng nếu một người không có lòng ganh tỵ thì họ sẽ đạt được mọi thành công khả thi trong cuộc sống. Để chấp nhận những gì tốt đẹp (có tính xây dựng) thì một người phải sẵn sàng nhìn thấy những thứ xấu xa (mang tính huỷ hoại) mà họ đang làm, thậm chí khi những thứ đó nhìn chung là xuất hiện ở cấp độ vô hình như một cảm xúc, một ý định hay một ý nghĩ mang tính huỷ hoại. Không còn cách nào khác để sống tốt ngoại trừ việc ý thức được thứ xấu xa.
Mục đích của cuốn sách này là làm mọi người ý thức được những động cơ căn bản dẫn đến tất cả những căn bệnh mà loài người mang theo họ suốt cuộc đời. Đây là một nghiên cứu khoa học nó cũng bao gồm cả triết học và thần học; vì vậy mà tên của Phương pháp luận do tôi tạo ra là Bộ ba Phân tích (Analytical Trilogy). Nó là một cuốn sách mang đến nhận thức về những vấn đề của nhân loại – cách duy nhất để chữa trị triệt để các căn bệnh làm cuộc đời chúng ta đau khổ.
Theo ý nghĩa chính thức, chúng ta “biết” tất cả mọi thứ; đó là, tất cả kiến thức được truyền vào đời sống nội tâm của ta, đòi hỏi chúng ta học cách sử dụng và ứng dụng nó. Chúng ta chối bỏ những cái tốt đẹp mình nhận được chứ không chối bỏ cái xấu, vì 1) chúng ta không biết ơn đối với tất cả những gì tốt đẹp đang tồn tại, và 2) lòng ganh tỵ quá lớn của chúng ta ngăn không cho chúng ta nhận ra sự tồn tại của những thứ tốt đẹp có lợi cho ta. Lòng ganh tỵ của chúng ta, nằm ở gốc rễ của nhân cách chúng ta, làm chúng ta kháng cự lại cái tốt đẹp, không kháng cự lại cái xấu. Bởi vì điều này, nên sự hy sinh lớn nhất của chúng ta là thực hành làm điều tốt – một kết quả của quá trình đảo ngược đi cùng chúng ta ngay từ lúc chúng ta ra đời, buộc chúng ta bám chặt lấy thái độ sai lầm. Loài người nhìn chung là không sẵn sàng chấp nhận ý thức về lòng ganh tỵ của họ để không phải chấm dứt thực hiện những hành vi xấu (mang tính huỷ hoại).
Khi chúng ta nói về ganh tỵ (yếu tố chủ chốt của bệnh lý), chúng ta chạm đến nguyên nhân chính yếu của bệnh – điều đó lý giải tại sao đa số mọi người có phản ứng bạo lực khi biết về nó.
GIỚI THIỆU
Tôi hy vọng cuốn sách này giải thích được nguồn gốc của những căn bệnh khiến con người khổ sở, sẽ giúp đỡ mọi người tránh được bệnh tật. Khi dùng từ bệnh tật, tôi muốn nói đến tất cả các kiểu tình trạng bệnh lý: tâm lý, thể lý và xã hội. Tôi hứa rằng nếu một người trở nên ý thức về nguyên nhân đích thực của bệnh tật, vấn đề lớn nhất trong tất cả; đó là yếu tố cơ bản đằng sau những vấn đề và bất hạnh của chúng ta, nó có thể sửa chữa được đến mức tối đư có thể và họ sẽ bắt đầu sống cuộc đời lành mạnh và hạnh phúc hơn, phù hợp với bản chất lành mạnh nguyên thuỷ của họ.
Cuốn sách này chia làm ba phần. Trong phần một, chúng ta xem xét về nhu cầu cần trở nên ý thức được sự ganh tỵ, yếu tố cơ bản của mọi bất hạnh của chúng ta. Trong phần hai, chúng ta xem xét sự kháng cự (censorship) là thái độ của con người khi họ nhìn thấy bất kì dấu hiệu nào của lòng ganh tỵ của họ và những vấn đề do nó gây ra; và trong phần ba, tập trung vào những hậu quả đau đớn của sự phóng chiếu của những người loạn thần, những người không sẵn sàng đối mặt với bất kì ý thức nào về lòng ganh tỵ của họ và nhiều lỗi lầm là hậu quả từ ganh tỵ. Tôi tin rằng nếu độc giả trung thực cố gắng để hiểu được và chấp nhận những tiền đề tôi đặt ra trong cuốn sách này, thì họ sẽ giải toả được lo lắng ngay từ lúc bắt đầu.
Với sự xuất hiện của ngành tâm lý học vào thế kỷ 20, chúng ta bắt đầu nhận ra con người không phải là những gì mà chiếc mặt nạ của họ thể hiện, và thay vào đó, những gì tồn tại đằng sau cái mặt nạ là một loạt những thứ như sự hoài nghi, mưu đồ, vu khống, ám sợ, tức giận và trầm cảm và hoang tưởng – càng có nhiều sự ghét bỏ những toan tính nhỏ nhen và chỉ có sự phóng thích những tư tưởng này mới là ta hướng đến điều tốt đẹp.
Xã hội nói chung chấp nhận một lối suy nghĩ hoang tưởng, không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn chính trị và tôn giáo – đó là lý do tại sao mọi thứ ở trong một tình trạng lộn xộn. Con người tin rằng trong 3 lĩnh vực đó nỗ lực sẽ tạo nên kỳ tích như ý. Họ nghĩ họ sẽ kiếm được tiền chỉ nhờ may mắn (trúng số hoặc được thừa kế), rằng các chính trị gia sẽ viết những điều luật có lợi cho mọi người, và rằng Chúa sẽ làm cho mưa tiền rơi vào đời họ, nói một cách bóng bẩy. Tôi tin rằng giải pháp cho những vấn đề của chúng ta là thông qua hành động, chừng nào hành động đó không có tính bệnh lý.
Quan điểm của Freud cho rằng chúng ta có một khía cạnh vô thức mà chúng ta không nhận ra được và phần lớn thời gian chúng ta hành động theo vô thức, chắc chắn là một trong những phát hiện lớn nhất. Kể từ lúc đó, mọi quan điểm chúng ta có về bất kì khía cạnh nào của cuộc sống sẽ phải được xem lại. Ông chỉ ra rằng xã hội không được tổ chức đúng cũng như mọi người không như những gì họ nghĩ về bản thân.
Thật không may, do nền tảng y học của ông, Freud thiếu kiến thức về siêu hình học để nhìn thấy câu hỏi một cách thực tế hơn – đó là nguyên do tại sao ông không phát triển ra ngoài phạm vi của y khoa truyền thống được. Tuy nhiên bằng trực giác sắc bén của mình ông ta biết được còn có nhiều điều đằng sau nghi vấn này hơn những điều ông ta biết. Mục đích của cuốn sách này là mang đến một bài tóm tắt cề toàn bộ quá trình hình thành của bệnh cũng như những phương tiện để chữa lành bệnh.
Phần 1
Biểu đồ dưới cho thấy nguyên nhân cơ bản của bệnh tật là ganh tỵ: càng nhiều ganh tỵ, càng ít khoẻ mạnh/lành mạnh; càng ít ganh tỵ, càng khoẻ mạnh/lành mạnh.
1. Lòng tốt, điều tốt đẹp là thứ khó nhất để chúng ta chấp nhận
Lòng tốt luôn luôn khó chấp nhận. Chúng ta quen nghĩ rằng mình muốn những điều tốt lành, vì điều đó nghe hợp lý, nhưng sự thật là chúng ta chủ yếu hành động theo những cảm xúc của mình, và chúng dựa trên sự ganh tỵ, một cảm giác đối lập với những giá trị của chúng ta.
Người ganh tỵ có những giá trị đảo ngược vì anh ấy chối bỏ những điều tích cực: lòng tốt và hạnh phúc – và sau đó khi anh ấy làm rối tung cuộc đời mình, anh ấy than phiền rằng anh ấy không cảm thấy vui. Sức khoẻ và hạnh phúc phụ thuộc vào sự chấp nhận những gì tốt lành của một người. Để sống lành mạnh, chúng ta phải có lòng biết ơn, nhưng nếu sự ganh tỵ của chúng ta quá mạnh thì chúng ta sẽ chối bỏ cảm xúc biết ơn.
Sự ganh tỵ chống lại những người và những thứ mà một người cần nhất, điều đó làm cho ganh tỵ là một “cảm xúc” mâu thuẫn: một người cần đến một ai đó, nhưng đồng thời anh ta cũng chối bỏ điều này và chống lại người đó, khiến cho anh ta không thu được lợi lạc gì từ những điều thiết yếu nhất. Khi làm vậy, người ganh tỵ phá huỷ thứ đem lại hạnh phúc và sự yên an của anh ấy. Ai có thể giúp được người ganh tỵ nếu như anh ta chối bỏ thứ anh ta thích nhất và cần nhất? Đây là nan đề kinh khủng mà con người làm bản thân mắc vào.
Bệnh nhân (bắt đầu khóc): Tôi nghĩ mình vẫn còn ốm yếu.
Nhà phân tâm: Đó có phải là điều mà bác sỹ nói với cô không?
Bệnh nhân (vẫn khóc thổn thức): Không. Đó chỉ là ý nghĩ của tôi.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, cô khóc vì cô nghi ngờ mình đang ốm hay là vì cô nhìn thấy mình đang khoẻ mạnh?
Nhà phân tâm: Đó có phải là điều mà bác sỹ nói với cô không?
Bệnh nhân (vẫn khóc thổn thức): Không. Đó chỉ là ý nghĩ của tôi.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, cô khóc vì cô nghi ngờ mình đang ốm hay là vì cô nhìn thấy mình đang khoẻ mạnh?
Chúng ta nhìn thấy ở đây, về mặt ý thức, bệnh nhân muốn sống lành mạnh – nhưng trong vô thức, cô ấy muốn đau ốm. Tôi tin rằng cái được gọi là vô thức thực ra chính là một sự chối bỏ của ý thức – một lý thuyết mà Freud bác bỏ nhưng tôi tin rằng nó có căn cứ.
Dường như hành vi bệnh lý căn bản của chúng ta là cản trở, huỷ hoại hoặc giảm bớt tất cả những gì tốt đẹp đang tồn tại, kể cả sự tồn tại của chính mình – một kiểu hành vi liên quan đến những xung lực vô thức bắt nguồn từ cấu trúc tâm lý của chúng ta, đó là lý do tại sao tình trạng biến dạng có thể xảy ra từ lúc bào thai được hình thành. Chúng ta buộc phải thú nhận rằng chúng ta mang theo (mà không nhận ra nó) một gánh nặng to lớn những yếu tố gây bệnh cho cuộc sống chúng ta.
Đối tượng tốt đẹp nhất mà người ganh tỵ phá huỷ chính là cuộc sống của anh ta, có thể được tượng trưng hoá bởi người mẹ (đối tượng) trong mối quan hệ với đứa bé chối bỏ cô ấy – nhưng trên thực tế là sự chối bỏ bản thân cuộc sống. Ganh tỵ là sự chối bỏ tất cả những gì tốt đẹp đang tồn tại: nó là nguyên nhân của bệnh tật, của thất bại, và của bất hạnh của con người. Dù sao thì lucifer cũng chống đối với sự sống, (sự tồn tại) và truyền lại cho chúng ta cái di sản quái quỉ đó.
Ý nghĩ và cảm xúc ban đầu luôn luôn tích cực. Do đó, nếu một người cảm thấy tồi tệ thì đó là vì anh ta đang chối bỏ, hoặc bóp mép những ý nghĩ và cảm xúc đích thực của anh ấy. Người ganh tỵ chống lại lý trí, tình cảm và và làm việc vì bất kì lý do gì mang lại lợi ích cho anh ta- có nghĩa là anh ấy không muốn điều tốt lành cho bản thân. Với lòng ganh tỵ, anh ấy từ chối thừa nhận bất kì cảm xúc biết ơn nào vì làm như vậy có nghĩa là thừa nhận lòng tốt của người khác.
2. Điều tốt, không phải điều xấu, làm người ganh tỵ đau khổ
Khi một người ganh tỵ phàn nàn về một ai đó, ngụ ý rằng có một thứ gì đó xấu xa ở người khác làm cho họ đau khổ, chứ không phải nỗi khổ của họ đến từ điều tốt lành của người khác. Điều này trái ngược với những gì chúng ta nghĩ. Bất kì điều tốt đẹp nào bạn làm cho một người ganh tỵ thường sẽ gặp phải sự tức giận và gây hấn. Một người hỏi: Chúng ta có thể làm gì với một người như thế? Anh ta tự cắn bàn tay đang nuôi dưỡng mình, nhổ nước bọt vào cái dĩa anh ta ăn, tấn công người bày tỏ tình yêu với anh ta và nói xấu những người giúp đỡ anh ta. Và quan trọng nhất là, anh ta ghét những người làm việc tốt.
Bệnh nhân: Chồng tôi đang lừa dối tôi.
Nhà phân tâm: Ý cô là gì?
Bệnh nhân: Tôi nghi anh ta đang ngoại tình với cô thư ký của anh ta.
Nhà phân tâm: tại sao cô nghi ngờ? Anh ấy hay cô thư ký đã cho cô một lý do gì đó để tin rằng có chuyện gì đó đang xảy ra giữa hai người họ?
Bệnh nhân: Không. Trên thực tế cô ấy lớn tuổi hơn anh ấy và chỉ quan tâm đến công việc và gia đình của cô ấy.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này, chẳng phải cô đang làm mọi thứ mà cô có thể để tạo ra một quan điểm tiêu cực về chồng cô? Nó không phải là vấn đề của lòng ganh tỵ sao?
Người ganh tỵ thường đào bới, moi móc cho đến khi anh ta tìm thấy một khuyết điểm ở người khác để anh ta có thể trút và biện minh cho những cảm giác hèn hạ, xấu xa của anh ta; trong trường hợp này là khao khát tình dục của cô ấy. Thái độ này khiến cho người khác cảm thấy bối rối, không thể hiểu được những lời buộc tội đó.
Nhà phân tâm: Ý cô là gì?
Bệnh nhân: Tôi nghi anh ta đang ngoại tình với cô thư ký của anh ta.
Nhà phân tâm: tại sao cô nghi ngờ? Anh ấy hay cô thư ký đã cho cô một lý do gì đó để tin rằng có chuyện gì đó đang xảy ra giữa hai người họ?
Bệnh nhân: Không. Trên thực tế cô ấy lớn tuổi hơn anh ấy và chỉ quan tâm đến công việc và gia đình của cô ấy.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này, chẳng phải cô đang làm mọi thứ mà cô có thể để tạo ra một quan điểm tiêu cực về chồng cô? Nó không phải là vấn đề của lòng ganh tỵ sao?
Người ganh tỵ thường đào bới, moi móc cho đến khi anh ta tìm thấy một khuyết điểm ở người khác để anh ta có thể trút và biện minh cho những cảm giác hèn hạ, xấu xa của anh ta; trong trường hợp này là khao khát tình dục của cô ấy. Thái độ này khiến cho người khác cảm thấy bối rối, không thể hiểu được những lời buộc tội đó.
Bệnh nhân: Tôi nhận thấy lòng ganh tỵ khiến tôi không thể dấn thân vào cuộc sống.
Nhà phân tâm: Cô gắn liền cuộc sống với điều gì?
Bệnh nhân: Sự thoả mãn và hạnh phúc.
Nhà phân tâm: Sau đó cô không chấp nhận Sự thoả mãn và hạnh phúc?
Bệnh nhân: Tôi chấp nhận cả hai, nhưng không chấp nhận cái cách để đạt được chúng.
Nhà phân tâm: Và làm thế nào cô làm việc này?
Bệnh nhân: Tôi không biết. Tôi không thấy. Tôi chỉ biết rằng tôi từng chia sẻ hạnh phúc với người khác.
Nhà phân tâm: Và bây giờ cô không mong ước làm cho người nào được hạnh phúc cả, và cô cũng không nhận được niềm vui này cho bản thân.
Bệnh nhân: Đó không phải là một thái độ độc ác sao?
Nhà phân tâm: Cô đang nói rằng cô đồng nhất mình với những con quỷ đó!
Cảm xúc ganh tỵ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người ganh tỵ mà còn cả thế giới xung quanh anh ta. Thứ làm người ganh tỵ khó chịu nhất không phải là hành vi của người khác mà là sự tồn tại của người đó. Họ không muốn người mà họ ganh tỵ tồn tại và họ chiến đấu bằng tất cả những gì họ có để làm người kia chết. Người ganh tỵ không ngưỡng mộ bất kì ai được xem là một thiên tài và do đó họ không nhận được lợi ích từ những đóng góp của những người thiên tài. Lòng ganh tỵ càng lớn thì những người lý tưởng càng ít; những người lý tưởng càng nhiều thì càng ít ganh tỵ- năng lực của một người tỷ lệ nghịch với lòng ganh tỵ của họ.
Nhà phân tâm: Cô gắn liền cuộc sống với điều gì?
Bệnh nhân: Sự thoả mãn và hạnh phúc.
Nhà phân tâm: Sau đó cô không chấp nhận Sự thoả mãn và hạnh phúc?
Bệnh nhân: Tôi chấp nhận cả hai, nhưng không chấp nhận cái cách để đạt được chúng.
Nhà phân tâm: Và làm thế nào cô làm việc này?
Bệnh nhân: Tôi không biết. Tôi không thấy. Tôi chỉ biết rằng tôi từng chia sẻ hạnh phúc với người khác.
Nhà phân tâm: Và bây giờ cô không mong ước làm cho người nào được hạnh phúc cả, và cô cũng không nhận được niềm vui này cho bản thân.
Bệnh nhân: Đó không phải là một thái độ độc ác sao?
Nhà phân tâm: Cô đang nói rằng cô đồng nhất mình với những con quỷ đó!
Cảm xúc ganh tỵ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người ganh tỵ mà còn cả thế giới xung quanh anh ta. Thứ làm người ganh tỵ khó chịu nhất không phải là hành vi của người khác mà là sự tồn tại của người đó. Họ không muốn người mà họ ganh tỵ tồn tại và họ chiến đấu bằng tất cả những gì họ có để làm người kia chết. Người ganh tỵ không ngưỡng mộ bất kì ai được xem là một thiên tài và do đó họ không nhận được lợi ích từ những đóng góp của những người thiên tài. Lòng ganh tỵ càng lớn thì những người lý tưởng càng ít; những người lý tưởng càng nhiều thì càng ít ganh tỵ- năng lực của một người tỷ lệ nghịch với lòng ganh tỵ của họ.
Sự bất hạnh mà người loạn thần, sự thờ ơ, lãnh đạm, thiếu hứng thú với cuộc sống và bản chất hay chỉ trích tất cả đều do lòng ganh tỵ to lớn của họ. Thứ mà chúng ta gọi là tư duy tích cực (nhìn thế giới bằng sự lạc quan) không thể tồn tại trong một tâm trí ganh tỵ. Khi các nhà thần học cảnh báo về 7 tội lỗi chết người (kiêu ngạo, tức giận, tham lam, lười biếng, tham ăn, ganh tỵ và thèm khát) họ làm vậy vì những kiểu hành vi đó đập vỡ hạnh phúc cá nhân. Sự kiêu ngạo cô lập bản thân họ trong những ý nghĩ điên cuồng của họ. Người tức giận không còn thời gian cho việc tổ chức cuộc sống của họ. Người tham lam sống trong một thế giới có kích thước bằng những đồng đola họ có trong ngân hàng. Người lười biếng rõ ràng không thể đạt được bất kì thành công gì. Những người ăn quá nhiều không thể xử lý bất kì thứ gì khác ngoài cái cơ thể to tướng và không thoải mái của họ. Những người tưởng tượng quá nhiều đến tình dục rơi vào một trạng thái mê mệt giống như một người nghiện ma tuý. Nhưng lòng ganh tỵ thì cực kỳ mạnh vì nó sẽ tấn công tất cả mọi thứ trên đời: tâm trí của họ, hạnh phúc của họ, công việc của họ, tiền bạc, bạn bè, tình yêu, trí tuệ; nói cách khác, bất kì thứ gì tốt đẹp – vì lòng ganh tỵ là nguồn gốc của tất cả thói xấu.
3. Lòng ganh tỵ ngăn không cho chúng ta nhìn thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Bệnh nhân: Tôi mơ thấy mình đang ở một nơi rất đẹp mà tôi chưa từng được sống trước đây và tôi thấy bị mê hoặc.
Nhà phân tâm: Hãy để ý rằng khi bạn dần trở nên ý thức hơn về lòng ganh tỵ của bạn, bạn bắt đầu nhìn thấy những điều tuyệt vời mà bạn không nhận thấy trước đây.
Lòng ganh tỵ làm chúng ta đui mù và ngăn không cho chúng ta thưởng thức tất cả những thứ tốt đẹp mà cuộc sống trao tặng – và vì điều này mà người ganh tỵ biến cuộc sống trở nên rất khó chịu với bản thân họ. Những thái độ tiêu cực (những thói xấu) dẫn đến cuộc sống bất hạnh, và những thái độ tốt (những điều tích cực) dẫn đến hạnh phúc.
Nhà phân tâm: Hãy để ý rằng khi bạn dần trở nên ý thức hơn về lòng ganh tỵ của bạn, bạn bắt đầu nhìn thấy những điều tuyệt vời mà bạn không nhận thấy trước đây.
Lòng ganh tỵ làm chúng ta đui mù và ngăn không cho chúng ta thưởng thức tất cả những thứ tốt đẹp mà cuộc sống trao tặng – và vì điều này mà người ganh tỵ biến cuộc sống trở nên rất khó chịu với bản thân họ. Những thái độ tiêu cực (những thói xấu) dẫn đến cuộc sống bất hạnh, và những thái độ tốt (những điều tích cực) dẫn đến hạnh phúc.
Bệnh nhân tiếp tục nói: Vì lòng ganh tỵ dìm hàng tất cả mọi thứ, tôi chối bỏ những điều tôi muốn làm ngay cả trước khi tôi làm chúng.
Nhà phân tâm: Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng người ganh tỵ chịu nhiều đau khổ.
Một bệnh nhân khác từng giữ im lặng nhiều tháng trong các buổi trị liệu tâm lý theo nhóm đã nói như sau:
Nhà phân tâm: Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng người ganh tỵ chịu nhiều đau khổ.
Một bệnh nhân khác từng giữ im lặng nhiều tháng trong các buổi trị liệu tâm lý theo nhóm đã nói như sau:
Bệnh nhân: Tôi lúc nào cũng nghĩ rằng thái độ im lặng thường xuyên của tôi thể hiện sự hơn người của tôi, nhưng bây giờ tôi thấy đó là vì nguyên nhân khác: lòng ganh tỵ của tôi.
Nhà phân tâm: Cô có thể nói rõ hơn không?
Bệnh nhân: Tôi thấy rằng khi không nói gì cả thì tôi cũng đang làm hại bản thân, vì ở trường nơi tôi đi dạy, điều tương tự cũng xảy ra. Khi tôi muốn giải thích một thứ gì đó, tôi không biết nói gì cả.
Một thực tế kỳ lạ là con người nghĩ rằng chỉ có người khác mới đau khổ do sự gây hấn của họ (trong trường hợp này, cô gái kia gây hấn bằng cách im lặng không nói). Mức độ hiểu biết của chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào lòng ganh tỵ của chúng ta: càng ít ganh tỵ, chúng ta càng hiểu biết nhiều. Càng nhiều ganh tỵ, càng ít hiểu biết. Tôi tin rằng các nhà khoa học hiện đại rất yêu thích suy luận theo kiểu quy nạp, chính xác bởi vì điều đó cho phép họ tự do kếp hợp giữa hiểu biết và sự ganh tỵ (ganh đua), nguồn gốc của tất cả các lý thuyết vớ vẩn.
Nhà phân tâm: Cô có thể nói rõ hơn không?
Bệnh nhân: Tôi thấy rằng khi không nói gì cả thì tôi cũng đang làm hại bản thân, vì ở trường nơi tôi đi dạy, điều tương tự cũng xảy ra. Khi tôi muốn giải thích một thứ gì đó, tôi không biết nói gì cả.
Một thực tế kỳ lạ là con người nghĩ rằng chỉ có người khác mới đau khổ do sự gây hấn của họ (trong trường hợp này, cô gái kia gây hấn bằng cách im lặng không nói). Mức độ hiểu biết của chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào lòng ganh tỵ của chúng ta: càng ít ganh tỵ, chúng ta càng hiểu biết nhiều. Càng nhiều ganh tỵ, càng ít hiểu biết. Tôi tin rằng các nhà khoa học hiện đại rất yêu thích suy luận theo kiểu quy nạp, chính xác bởi vì điều đó cho phép họ tự do kếp hợp giữa hiểu biết và sự ganh tỵ (ganh đua), nguồn gốc của tất cả các lý thuyết vớ vẩn.
Ganh tỵ như con rắn độc dấu mình ở nơi kín đáo chờ tấn công con mồi không ngờ của nó- ngoại trừ trong trường hợp này, kẻ gây hấn và nạn nhân ban đầu là một. Lòng ganh tỵ là “cảm xúc” hai chiều (đến và đi) dễ dàng đánh lừa người ganh tỵ. Nó ở khắp mọi nơi, nhưng nó dường như chẳng có mục đích gì trong cuộc sống. Đồng thời, nó có vẻ giống như một con vật nhỏ quỷ quyệt có thể huỷ hoại cả một vùng.
Điều tồi tệ nhất mà lòng ganh tỵ gây ra là gì? Là sự thiếu vắng niềm hạnh phúc trong cuộc sống của người ganh tỵ và mọi rối loạn được định rõ ở bảy tội lỗi chết người: khao khát tiền bạc một cách dữ dội, tham ăn và thèm khát tình dục, từ chối làm việc, và tức giận và kiêu ngạo mặc cho những điều tốt đẹp.Nói cách khác, ganh tỵ là mẹ của tất cả bệnh tật; tội lỗi nguyên thuỷ của loài người. Tất cả những bất mãn với cuộc đời đến từ lòng ganh tỵ một người nuôi dưỡng đối với điều tốt đẹp, do đó ngăn không cho chúng ta thu được lợi ích từ nó.
Nếu có thứ gì đó làm bạn bất hạnh, nếu bạn cảm thấy hơi khó chịu, thì chắc chắn là vì bạn đang trải nghiệm “cảm giác” ganh tỵ. Và để hiểu rõ hơn về ganh tỵ, bạn chỉ cần so sánh nó với cảm xúc biết ơn (một cảm xúc đích thực) ám chỉ về một tình yêu với cuộc sống và tất cả những gì nó mang lại.
4. Người ganh tỵ vừa nguy hiểm và thiếu tình yêu thương
Người ganh tỵ hành xử một cách xung hấn, trong khi đó họ lại than phiền là thiếu tình cảm.
Người ganh tỵ hành xử một cách xung hấn, trong khi đó họ lại than phiền là thiếu tình cảm.
Bệnh nhân: Bất cứ khi nào mọi chuyện diễn ra tốt đẹp thì tôi lại trở nên giận dữ.
Nhà phân tâm: Nghĩa là gì?
Bệnh nhân: Tôi thấy rằng vì lòng ganh tỵ nên tôi không chấp nhận những điều tốt đẹp và đó là lý do tại sao tôi thích xem những bộ phim bạo lực ở đó mọi thứ đều bị phá huỷ.
Nhà phân tâm: Đó chẳng phải là vấn đề của sự đảo ngược sao? Sự huỷ diệt càng tồi tệ thì bạn càng thích nó?
Chừng nào loài người chúng ta không nhận thấy lòng ganh tỵ của chúng ta mạnh mẽ ra sao thì sẽ không có được sự bình yên lẫn sự phát triển thực sự. Hành vi của chúng ta sẽ tiếp tục huỷ diệt tất cả những thứ tốt đẹp mình nhận được, bao gồm cả điều tốt đẹp của cuộc sống chúng ta.
Nhà phân tâm: Nghĩa là gì?
Bệnh nhân: Tôi thấy rằng vì lòng ganh tỵ nên tôi không chấp nhận những điều tốt đẹp và đó là lý do tại sao tôi thích xem những bộ phim bạo lực ở đó mọi thứ đều bị phá huỷ.
Nhà phân tâm: Đó chẳng phải là vấn đề của sự đảo ngược sao? Sự huỷ diệt càng tồi tệ thì bạn càng thích nó?
Chừng nào loài người chúng ta không nhận thấy lòng ganh tỵ của chúng ta mạnh mẽ ra sao thì sẽ không có được sự bình yên lẫn sự phát triển thực sự. Hành vi của chúng ta sẽ tiếp tục huỷ diệt tất cả những thứ tốt đẹp mình nhận được, bao gồm cả điều tốt đẹp của cuộc sống chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi thấy thật khó khăn cho chúng tôi, những người đồng sở hữu các công ty của chúng tôi gánh vác trách nhiệm về nó. Chúng là điều tốt đẹp nhất chúng tôi có và chúng tôi thậm chí không nhận ra chúng là của chúng tôi.
Nhà phân tâm: Chẳng phải là vì quá trình ganh tỵ ngăn không cho anh chấp nhận những gì tốt đẹp?
Bệnh nhân: Xét về mặt ý thức mà nói sự việc thật khó hiểu.
Điều tương tự cũng đúng với hầu hết mọi người, đang huỷ hoại hành tinh họ đang sống như thể thế giới này không phải của họ.
Nhà phân tâm: Chẳng phải là vì quá trình ganh tỵ ngăn không cho anh chấp nhận những gì tốt đẹp?
Bệnh nhân: Xét về mặt ý thức mà nói sự việc thật khó hiểu.
Điều tương tự cũng đúng với hầu hết mọi người, đang huỷ hoại hành tinh họ đang sống như thể thế giới này không phải của họ.
Bệnh nhân: Tôi lúc nào cũng nghĩ những người ngoài kia đang làm hại tôi.
Nhà phân tâm: Hay đó là vì anh không muốn nhìn thấy rằng anh đang đổ lỗi cho người khác về những sự huỷ hoại do anh gây ra cho bản thân anh?
Nhà phân tâm: Hay đó là vì anh không muốn nhìn thấy rằng anh đang đổ lỗi cho người khác về những sự huỷ hoại do anh gây ra cho bản thân anh?
Quá trình ganh tỵ khiến một người phóng chiếu, lật ngược sự thật. Thay vì nhìn thấy chính bản thân anh ta đang huỷ hoại cuộc sống của mình, bệnh nhân chỉ nhìn thấy thái độ tiêu cực của anh ta ở những người khác.
Hiện tượng nghịch đảo trong tâm lý học gây bối rối cho nhiều nhà trị liệu tâm lý vì các bệnh nhân của họ a) nhìn chung là tấn công người đang giúp họ – kể cả nhà trị liệu tâm lý, và b) bằng cách làm như vậy họ ngăn cản việc chữa lành căn bệnh của họ – vậy làm thế nào họ trở nên tốt hơn nếu họ không sẵn sàng để chấp nhận sự tiến bộ?
Người ganh tỵ nhìn mọi thứ, tốt cũng như xấu, là tồn tại bên ngoài bản thân họ. Đó là lý do tại sao họ cố gắng tìm kiếm hạnh phúc bằng cách đi du lịch, theo đuổi những món ăn đặc biệt hoặc những chương trình tập thể dục đặc biệt, đi tiệc tùng, tìm kiếm sự ghi nhận hoặc theo đuổi những mốt nhất thời và tham gia cúng bái. Đồng thời, họ nhìn mọi thứ xấu xa là xuất phát từ những người khác, từ bên ngoài bản thân họ, đó là lý do tại sao họ có xu hướng gây hấn và nhìn chung là bạn không thoải mái khi ở cùng họ.
Làm sao có thể giúp được một người ganh tỵ nếu họ nhìn mọi thứ theo cách đảo ngược; đối lập với cách sự việc thực tế đang là? Khi còn nhỏ, họ không chấp nhận sự chỉ bảo của cha mẹ vì họ phóng chiếu sang cha mẹ những ý định xấu của chính họ, và họ làm tương tự thế với thầy cô giáo của họ. Sau này, ở nơi làm việc, họ không tin tưởng công ty mà họ đang làm, giống như họ không tin tưởng cha mẹ họ. Nếu họ đi khám bác sỹ hoặc đi điều trị tâm lý họ cũng hành động theo cách tương tự. Đột nhiên họ nhận thấy cuộc sống đang trôi qua và họ không hoàn thành được nhiều thứ, nếu không nói là chẳng hoàn thành được thứ gì.
Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây là nếu lòng ganh tỵ của một người không được nhận ra và do đó không thể sửa chữa được thì họ sẽ không thể thực hiện được bất kì việc gì có giá trị trong cuộc sống. Cho nên, nếu có cái gọi là văn hóa và văn minh, thì ta rất bức thiết phải xem xét một liệu pháp tâm lý thống nhất như là một chuẩn thống nhất.
5. GANH TỴ LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA MỌI BỆNH TẬT
Tất cả nghiên cứu của tôi, mà tôi gọi là Bộ ba phân tích (Analytical Trilogy) được dựa trên khám phá của Freud (và sau này là nghiên cứu của Melanie Klein và Wilfred Bion) rằng ganh tỵ là nguyên nhân chính của tất cả các chứng rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, tôi thấy vấn đề của ganh tỵ nằm trong mọi mặt của cuộc sống, chứ không chỉ trong mối quan hệ với tính dục. Chắc chắn là quan điểm này gây ra tranh cãi lớn và sự phẫn nộ trước nghiên cứu của tôi vì không có ai là không nhiễm phải căn bệnh kinh khủng này.
Ganh tỵ là gốc rễ của mọi thứ xấu xa, là ông nội của mọi hành động xấu. Tất cả các căn bệnh của thế giới bắt nguồn từ cảm giác kinh khủng này, cố gắng tiêu diệt những gì đang tồn tại và khiến loài người và nền văn minh của họ trở nên điên cuồng. Ví dụ, người ganh tỵ thèm khát không kiểm soát được thôi thúc tình dục của anh ta (libido) và do đó sống chung chạ. Điều tương tự cũng đúng với tính tham lam, tham ăn, lười biếng và thậm chí cả sự tức giận và kiêu ngạo.
Bệnh nhân: Khi tôi chơi ghi ta, đôi lúc tôi thấy rất lo lắng rằng mình không thể chơi tốt.
Nhà phân tâm: bạn nghĩ hoặc cảm nhận điều gì khi bạn chơi ghi ta?
Bệnh nhân: Tôi lo sợ mắc phải sai lầm.
Nhà phân tâm: Thực tế là bạn đang chú ý nhiều đến những lỗi lầm hơn là chú ý đến những phẩm chất tốt của bạn đã tiết lộ về lòng ganh tỵ của bạn.
Nhà phân tâm: bạn nghĩ hoặc cảm nhận điều gì khi bạn chơi ghi ta?
Bệnh nhân: Tôi lo sợ mắc phải sai lầm.
Nhà phân tâm: Thực tế là bạn đang chú ý nhiều đến những lỗi lầm hơn là chú ý đến những phẩm chất tốt của bạn đã tiết lộ về lòng ganh tỵ của bạn.
Thực tế là người ganh tỵ quan tâm nhiều đến những thứ mà họ tưởng tượng hơn là đến những thứ có mặt trong thực tế, cho nên sự tha hoá này (alienation) được đồng nhất với sự ganh tỵ. Bệnh tật cũng như sự lo lắng hoặc khó chịu không tự thân nó tồn tại; nếu không có sự ganh tỵ, cuộc sống sẽ không còn bệnh tật.
Ganh tỵ là “cảm xúc” khó khăn nhất và đồng thời cũng là cảm xúc dễ xử lý nhất. Nó khó xử lý vì phần lớn ganh tỵ là bẩm sinh, ảnh hưởng đến mỗi người, và dễ xử lý vì bất kì ai cũng có thể sử dụng ý chí của họ để ngăn không cho lòng ganh tỵ kiểm soát hành vi của họ. Trở nên ý thức về vấn đề của sự ganh tỵ là bước đầu tiên để vượt qua nó.
6. Lòng ganh tỵ ở một người càng lớn, họ càng khó nhìn thấy nó ở bản thân; lòng ganh tỵ ở một người càng ít thì họ càng dễ dàng nhìn thấy nó.
Vì sự ganh tỵ là động lực thúc đẩy đằng sau sự chối bỏ, bỏ qua hoặc bóp méo của cảm xúc đích thực (tình yêu), cho nên người ganh tỵ hiếm khi cảm nhận được nó. Lòng ganh tỵ càng lớn thì họ càng ít nhận ra nó. Một người càng ganh tỵ, họ càng ít ý thức được về bất kì khía cạnh nào trong cuộc sống của họ. Người lành mạnh hơn thì ý thức được tốt hơn về lòng ganh tỵ của họ – nghĩ rằng bản thân anh ta có sự ganh tỵ lớn hơn những người khác. Người càng bệnh tật thì càng ít nhận ra lòng ganh tỵ của mình, tạo ấn tượng rằng anh ta chẳng hề có vấn đề gì. Đây là nguồn gốc của hành vi ngược đời của nhân loại.
Mọi thứ bạn nhìn thấy mà không có sự ganh tỵ sẽ đem lại cho bạn sự thoả mãn lớn lao, trong khi đó mọi thứ bạn thấy với lòng ganh tỵ sẽ làm bạn dễ dàng mắc bệnh. Tương tự thế, mọi việc bạn làm mà không có lòng ganh tỵ sẽ thành công và bất kì việc gì dựa trên lòng ganh tỵ sẽ trở nên vô ích.
Bệnh nhân: Nhiều sinh viên rời trường của chúng tôi mà không học được những bài học khôn ngoan ở trường. Tôi nghĩ họ đang vứt đi một thứ gì đó quý giá.
Nhà phân tâm: Tại sao bạn cho rằng họ làm thế?
Bệnh nhân: Họ viện cớ là họ không đủ tiền trả học phí, nhưng đó là vì sự ganh tỵ của họ đối với những cuốn sách giáo khoa họ đọc.
Hành vi bệnh lý là một thước đo về mức độ ganh tỵ của một người. Nếu lòng ganh tỵ không quá lớn, thì những tội họ mắc phải sẽ nhỏ (như ăn cắp vặt, vu khống), nếu lòng ganh tỵ vừa phải, họ có thể mắc những tội liên quan đến những băng nhóm đường phố, cướp giật và đánh nhau; nếu lòng ganh tỵ lớn, nó có thể liên quan đến những tội phạm có tổ chức, những tội nghiêm trọng hoặc những hình thức huỷ diệt khác. “Cảm xúc” ganh tỵ càng mãnh liệt thì tội phạm phải càng dữ dội, tàn ác và có tính báo thù.
Nhà phân tâm: Tại sao bạn cho rằng họ làm thế?
Bệnh nhân: Họ viện cớ là họ không đủ tiền trả học phí, nhưng đó là vì sự ganh tỵ của họ đối với những cuốn sách giáo khoa họ đọc.
Hành vi bệnh lý là một thước đo về mức độ ganh tỵ của một người. Nếu lòng ganh tỵ không quá lớn, thì những tội họ mắc phải sẽ nhỏ (như ăn cắp vặt, vu khống), nếu lòng ganh tỵ vừa phải, họ có thể mắc những tội liên quan đến những băng nhóm đường phố, cướp giật và đánh nhau; nếu lòng ganh tỵ lớn, nó có thể liên quan đến những tội phạm có tổ chức, những tội nghiêm trọng hoặc những hình thức huỷ diệt khác. “Cảm xúc” ganh tỵ càng mãnh liệt thì tội phạm phải càng dữ dội, tàn ác và có tính báo thù.
Bệnh nhân: Tôi đi thăm một người bạn đang đi trị liệu tâm lý và sau đó anh ấy quay về Brasilia và quay lại với tình trạng đáng thương của anh như trước đây.
Nhà phân tâm: Cô gắn thái độ của anh ấy với điều gì?
Bệnh nhân: Với sự thiếu lòng biết ơn và một sự chống đối lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống của anh ấy.
Rất thường xuyên, khi con người đạt được một thứ gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của họ, họ quăng nó đi để không phải biết ơn về những lợi ích họ nhận được – và sau này họ đổ lỗi cho chính những người đã giúp họ. Của cải lớn nhất của chúng ta chính là ý thức, nhưng người ganh tỵ nhầm lẫn giữa ý thức về lỗi lầm của họ với bản thân lỗi lầm. Ý thức là thứ quý giá nhất mà một người có thể có được, nhưng nó có thể bị che khuất bởi lòng ganh tỵ.
Nhà phân tâm: Cô gắn thái độ của anh ấy với điều gì?
Bệnh nhân: Với sự thiếu lòng biết ơn và một sự chống đối lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống của anh ấy.
Rất thường xuyên, khi con người đạt được một thứ gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của họ, họ quăng nó đi để không phải biết ơn về những lợi ích họ nhận được – và sau này họ đổ lỗi cho chính những người đã giúp họ. Của cải lớn nhất của chúng ta chính là ý thức, nhưng người ganh tỵ nhầm lẫn giữa ý thức về lỗi lầm của họ với bản thân lỗi lầm. Ý thức là thứ quý giá nhất mà một người có thể có được, nhưng nó có thể bị che khuất bởi lòng ganh tỵ.
7. Ganh tỵ là thứ không cần thiết, vô ích và có hại nhất đang tồn tại.
Ganh tỵ là yếu tố tiêu cực nhất cho sự tồn tại của loài người và xã hội – một “cảm xúc” hoàn toàn vô ích chỉ có hại cho người ganh tỵ và những người khác. Nó hoàn toàn vô ích vì nó chẳng tạo ra bất kì thứ gì tốt đẹp. Nếu sự ganh tỵ không tồn tại thì nó sẽ là đặc ân lớn nhất của nhân loại. Nói cách khác, thái độ của người ganh tỵ là nói không với tất cả những điều tốt lành, chống đối lại sự tiến bộ – về bản chất, là một cách để đưa sự vô dụng vào cuộc sống xã hội.
Ganh tỵ là yếu tố tiêu cực nhất cho sự tồn tại của loài người và xã hội – một “cảm xúc” hoàn toàn vô ích chỉ có hại cho người ganh tỵ và những người khác. Nó hoàn toàn vô ích vì nó chẳng tạo ra bất kì thứ gì tốt đẹp. Nếu sự ganh tỵ không tồn tại thì nó sẽ là đặc ân lớn nhất của nhân loại. Nói cách khác, thái độ của người ganh tỵ là nói không với tất cả những điều tốt lành, chống đối lại sự tiến bộ – về bản chất, là một cách để đưa sự vô dụng vào cuộc sống xã hội.
Trong tính tham lam, con người viện cớ rằng anh ta đang sử dụng tốt nhất sự giàu có của mình; trong tính tham ăn, anh ta cần ăn nhiều để làm việc có năng suất; trong sự thèm muốn, đó là một cách để có được một cuộc sống thú vị hơn; trong sự tức giận, rằng anh ta có lý do chính đáng để ghét một ai đó; trong sự lười biếng, rằng anh ta không đủ khoẻ mạnh để làm việc; và thậm chí đối với tính kiêu ngạo anh ta cũng tìm được một cái cớ rằng anh ta biết nhiều hơn người khác. Nhưng đối với ganh tỵ thì chẳng có sự biện hộ nào hết. Người ganh tỵ vô cớ chống lại mọi thứ và tất cả mọi người, và đặc biệt là bản thân anh ta, đơn thuần vì anh ta tức giận về những gì người khác có và thậm chí tức giận với những gì bản thân anh ta đang có. Tôi tin rằng với sự ganh tỵ, con người đơn giản là không muốn sống; họ muốn tiêu diệt tất cả cuộc sống và lòng tốt, điều tốt đẹp.
Bệnh nhân: Chúng tôi từng là một nhóm đi phát tờ rơi quảng cáo. Nhưng giờ chúng tôi đã bỏ.
Nhà phân tâm: Tại sao?
Bệnh nhân: Vì RL gây nhiều áp lực lên chúng tôi chỉ để chúng tôi làm việc cho nhà trường.
Nhà phân tâm: Anh đang dùng RL như một cái cớ biện minh cho sự tự làm hại bản thân của anh.
Nhà phân tâm: Tại sao?
Bệnh nhân: Vì RL gây nhiều áp lực lên chúng tôi chỉ để chúng tôi làm việc cho nhà trường.
Nhà phân tâm: Anh đang dùng RL như một cái cớ biện minh cho sự tự làm hại bản thân của anh.
Nhóm phát tờ rơi quảng cáo biết rằng công việc của họ là cần thiết cho mọi doanh nghiệp thuê họ. Tuy nhiên, một số thành viên nhiều ganh tỵ trong nhóm lợi dụng sự thất bại trong quản lý và dùng nó như một cái cớ để phá hoại công việc của họ, ngay cả khi họ biết họ cũng sẽ tự làm hại bản thân họ.
Bệnh nhân: M muốn ra đi và tôi hỏi cô ấy có phải vì cô không thấy vui khi sống cùng chúng tôi không. Thực ra, cha tôi đã hỏi cô ấy câu đó và cô ấy nói rằng bây giờ cô ấy muốn gặp gia đình cô, thậm chí về ở luôn với ho.
Tôi muốn nói rõ là M là một đứa con nuôi mà mẹ đẻ của cô cho gia đình khác nuôi. Gia đình ruột của cô không có chút hứng thú gì khi cô quay về. Cô 16 tuổi và gia đình ruột của cô không có đủ tiền trả học phí cho cô và những chi phí khác.
Nhà phân tâm: Tại sao anh nghĩ M muốn đi?
Nhận thấy bệnh nhân không biết trả lời thế nào, tôi nói đó là vi lòng ganh tỵ.
Bệnh nhân: Tôi cũng đoán là không còn lời giải thích nào khác.
Chúng ta nhìn thấy rằng sự ganh tỵ là hoàn toàn vu vơ, vô cơ, vì nó chẳng mang lại điều gì tốt lành. Nó là một quá trình huỷ hoại; một sự chối bỏ sự sống; một sự chối bỏ, bóp méo những gì đang tồn tại. Không có lý do chính đáng để cho ganh tỵ tồn tại.
Bệnh nhân: Tôi rất vui khi có thể đi và xem chương trình truyền hình của ông nhưng sau đó tôi lại nổi giận khi ông đưa ra một ví dụ phù hợp với tôi.
Nhà phân tâm: Anh gắn chương trình truyền hình của tôi với điều gì?
Bệnh nhân: Nó rất hay.
Nhà phân tâm: Anh nổi giận vì anh ganh tỵ với chương trình nhưng lại viện lý do là anh bị xúc phạm vì tôi đưa ra một ví dụ về một vấn đề giống với vấn đề của anh.
Nhận thấy bệnh nhân không biết trả lời thế nào, tôi nói đó là vi lòng ganh tỵ.
Bệnh nhân: Tôi cũng đoán là không còn lời giải thích nào khác.
Chúng ta nhìn thấy rằng sự ganh tỵ là hoàn toàn vu vơ, vô cơ, vì nó chẳng mang lại điều gì tốt lành. Nó là một quá trình huỷ hoại; một sự chối bỏ sự sống; một sự chối bỏ, bóp méo những gì đang tồn tại. Không có lý do chính đáng để cho ganh tỵ tồn tại.
Bệnh nhân: Tôi rất vui khi có thể đi và xem chương trình truyền hình của ông nhưng sau đó tôi lại nổi giận khi ông đưa ra một ví dụ phù hợp với tôi.
Nhà phân tâm: Anh gắn chương trình truyền hình của tôi với điều gì?
Bệnh nhân: Nó rất hay.
Nhà phân tâm: Anh nổi giận vì anh ganh tỵ với chương trình nhưng lại viện lý do là anh bị xúc phạm vì tôi đưa ra một ví dụ về một vấn đề giống với vấn đề của anh.
Người ganh tỵ lãng phí rất nhiều thời gian để cố gắng biện minh cho sự tức giận của anh ta trước điều tốt đẹp của người khác thay vì trau dồi tài năng của bản thân và phát triển điều tốt đẹp ở chính anh ta.
Bệnh nhân: Tôi trở nên tức giận khi ông nói về cô con gái của một thân chủ của ông rất thành đạt.
Nhà phân tâm: Có phải cô đang ganh tỵ với cô ấy?
Bệnh nhân: Tôi ganh tỵ với những người sinh ra đã giàu, nhưng không ganh tỵ những người làm việc chăm chỉ để đạt được sự giàu có.
Nhà phân tâm: Cô ganh tỵ với những người có được một cuộc sống dễ dàng, chứ không ganh tỵ những người phải nỗ lực để có cuộc sống tốt.
Nhà phân tâm: Có phải cô đang ganh tỵ với cô ấy?
Bệnh nhân: Tôi ganh tỵ với những người sinh ra đã giàu, nhưng không ganh tỵ những người làm việc chăm chỉ để đạt được sự giàu có.
Nhà phân tâm: Cô ganh tỵ với những người có được một cuộc sống dễ dàng, chứ không ganh tỵ những người phải nỗ lực để có cuộc sống tốt.
Lưu ý rằng lòng ganh tỵ được nhắm đến người giàu, không nhắm đến những người làm việc chăm chỉ – nó báo hiệu người ganh tỵ không có ý định hy sinh bất kì thứ gì để đạt được thành công. Rõ ràng, người ganh tỵ không chỉ muốn huỷ hoại những thứ người khác có mà còn hạ thấp giá trị của sự nỗ lực và cống hiến của họ – ngay cả khi làm vậy tức là anh ta đặt dấu chấm hết cho mọi điều tốt lành mà bản thân anh ta đang có, kể cả tình cảm của người khác.
8. NGƯỜI GANH TỴ NHÌN CHUNG LÀ KHÔNG NHẬN THẤY SỰ GANH TỴ CỦA ANH TA
Vấn đề lớn nhất liên quan đến lòng ganh tỵ là nhìn chung nó không được con người nhận ra; nó đối lập với ý thức. Nhân loại đang đứng ở ngã tư đường: làm sao chúng ta có thể nhận ra được yếu tố tiêu cực nhất này trong cuộc sống chúng ta nếu bản thân yếu tố đó là rất khó để nhìn thấy? Trên thực tế, ganh tỵ đồng nghĩa với sự thiếu nhận thức. Và điều bí ẩn lớn của ganh tỵ là nó tạo nên sự chối bỏ, bỏ qua hoặc bóp méo sự sống, điều đó lý giải tại sao không chỉ tình yêu, mà còn lý trí và ý thức trên thực tế vắng mặt trong cuộc sống chúng ta, là hệ quả của thái độ chống kháng lại những gì tốt đẹp và chân thật của chúng ta.
Vấn đề lớn nhất liên quan đến lòng ganh tỵ là nhìn chung nó không được con người nhận ra; nó đối lập với ý thức. Nhân loại đang đứng ở ngã tư đường: làm sao chúng ta có thể nhận ra được yếu tố tiêu cực nhất này trong cuộc sống chúng ta nếu bản thân yếu tố đó là rất khó để nhìn thấy? Trên thực tế, ganh tỵ đồng nghĩa với sự thiếu nhận thức. Và điều bí ẩn lớn của ganh tỵ là nó tạo nên sự chối bỏ, bỏ qua hoặc bóp méo sự sống, điều đó lý giải tại sao không chỉ tình yêu, mà còn lý trí và ý thức trên thực tế vắng mặt trong cuộc sống chúng ta, là hệ quả của thái độ chống kháng lại những gì tốt đẹp và chân thật của chúng ta.
Khi một ai đó nói rằng họ không ganh tỵ, đó là vì ganh tỵ chính xác là một sự thiếu vắng cảm xúc. Khi ganh tỵ tương phản với ý thức; một sự thiếu ý thức, người đó không nhận ra họ đang ganh tỵ – và chừng nào họ không nhận ra thì họ không thể sửa nó. Không nhận ra được nguồn gốc của căn bệnh thể lý, tinh thần và xã hội, con người nhìn chung không chấp nhận yếu tố tâm lý nằm bên dưới y học tinh thần cơ thể.
Ý thức là cái đang tồn tại, việc phủ nhận cái tôi đang có được gọi là inconscientization. Phải thừa nhận rằng thật sự có một yếu tố vô thức trong tâm lý con người, một sự thiếu ý thức. Và vì sự chối bỏ đối lập với điều tốt, nên nó đòi hỏi một thái độ cực kì mãnh liệt để huỷ bỏ và phá đi tất cả những gì tốt đẹp.
Với lòng ganh tỵ, cá nhân đó xung hấn với người khác và làm những chuyện ngu ngốc mà không nhận ra nó. Và vì ganh tỵ không thể được ý thức, nên cần có niềm tin để con người thừa nhận sự tồn tại của nó. Quả thật, chướng ngại vật lớn nhất để chấp nhận sự ganh tỵ của một người chính xác là ở tính vô hình của lòng ganh tỵ, như thể nó là một con quỷ đang ẩn nấp. Nó như là một con quỷ, đặc trưng bởi lòng ganh tỵ, quá xấu hổ vì cảm xúc này nên y che giấu bản thân để không tiết lộ nó. Mọi thứ chúng ta không nhận ra là do lòng ganh tỵ của chúng ta.
Lòng ganh tỵ có thể dễ dàng nhận biết một cách gián tiếp, thông qua những hậu quả của nó; ví dụ, trong sự tham lam của người ganh tỵ đối với thức ăn, tiền bạc, tình dục và những món đồ sở hữu của người khác; và trong cơn giận, sự lười biếng và kiêu ngạo của họ. Một người càng có ít cảm xúc chân thật (thiện ý) thì người đó càng nhiều ganh tỵ. Và khi ganh tỵ là một sự thiếu vắng cảm xúc đích thực (tình yêu) nên một người không dễ dàng nhận ra nó cho đến khi nào anh ta bày tỏ tình yêu và sau đó tất cả những “cảm xúc” tiêu cực của anh ta xuất hiện, khiến cho anh ta vô cùng đau khổ.
Bệnh nhân: Hôm qua tôi cảm thấy lo lắng và tôi không biết tại sao. Ngày thư bảy, tôi đến lớp học múa ba lê và không cảm thấy ổn. Tôi làm việc với một giáo viên ở trường ngoại ngữ và tôi không nghĩ rằng môi trường ở đó là tốt.
Nhà phân tâm: Bạn chỉ hứng thú với những gì làm cho bạn vui vẻ và không cố gắng để nhìn ra những gì thực sự quan trọng trong cuộc đời bạn. Đôi lúc, thứ khiến chúng ta bất hạnh còn giá trị hơn những thứ làm chúng ta hạnh phúc. Nếu bạn tin rằng bạn bất hạnh vì một thứ gì đó tốt đẹp thì nó là dấu hiệu cho thấy bạn đang đi sai hướng.
Tôi muốn làm rõ ở đây là chúng ta có thể bị lạc lối trên con đường tìm kiếm hạnh phúc của chúng ta. Điều quan trọng nhất là biết được và làm những gì đúng đắn, chứ không hẳn là làm những gì mang lại cho chúng ta sự thoả mãn nhiều nhất. Trên thực tế, bằng cách làm điều tốt mà người đó mới nhận ra được tất cả những thứ xấu xa đang tồn tại trong bản thân họ – và rõ ràng điều này không thoải mái cho họ. Bằng cách giữ một thái độ tốt, chúng ta có thể nhìn thấy những thái độ xấu của mình, nhưng nếu chúng ta tiếp tục làm những gì có hại thì chúng ta vẫn sẽ mù quáng trước những gì tốt đẹp.
Nhà phân tâm: Bạn chỉ hứng thú với những gì làm cho bạn vui vẻ và không cố gắng để nhìn ra những gì thực sự quan trọng trong cuộc đời bạn. Đôi lúc, thứ khiến chúng ta bất hạnh còn giá trị hơn những thứ làm chúng ta hạnh phúc. Nếu bạn tin rằng bạn bất hạnh vì một thứ gì đó tốt đẹp thì nó là dấu hiệu cho thấy bạn đang đi sai hướng.
Tôi muốn làm rõ ở đây là chúng ta có thể bị lạc lối trên con đường tìm kiếm hạnh phúc của chúng ta. Điều quan trọng nhất là biết được và làm những gì đúng đắn, chứ không hẳn là làm những gì mang lại cho chúng ta sự thoả mãn nhiều nhất. Trên thực tế, bằng cách làm điều tốt mà người đó mới nhận ra được tất cả những thứ xấu xa đang tồn tại trong bản thân họ – và rõ ràng điều này không thoải mái cho họ. Bằng cách giữ một thái độ tốt, chúng ta có thể nhìn thấy những thái độ xấu của mình, nhưng nếu chúng ta tiếp tục làm những gì có hại thì chúng ta vẫn sẽ mù quáng trước những gì tốt đẹp.
Chúng ta càng nhận được nhiều điều tốt đẹp, sự kháng cự nhận ra nó của chúng ta càng lớn. Trong trị liệu tâm lý, sự thật này trở nên rõ ràng, vì khi thừa nhận điều tốt đẹp đã nhận được thì người đó đồng thời phải thừa nhận sự chống cự của họ trước điều tốt đẹp, sự thật và cuộc sống – và để không thừa nhận ác tâm của họ thì họ cũng phủ nhận luôn điều tốt đẹp mà bản thân họ sở hữu.
Bệnh nhân: Khi tôi làm trị liệu phân tâm, tôi chịu nhiều đau khổ.
Nhà phân tâm: Hay sự thật là trong khi bạn nhận được lợi ích của phân tâm, bạn cũng bị buộc phải nhìn thấy thái độ xấu của bạn?
Lý do chính mà chúng ta nên chấp nhận điều tốt đẹp là nó như một ngọn đèn hải đăng soi sáng tất cả những thái độ xấu tồn tại trên thế giới và ở những ai sẵn sàng phân tích bản thân họ.
Nhà phân tâm: Hay sự thật là trong khi bạn nhận được lợi ích của phân tâm, bạn cũng bị buộc phải nhìn thấy thái độ xấu của bạn?
Lý do chính mà chúng ta nên chấp nhận điều tốt đẹp là nó như một ngọn đèn hải đăng soi sáng tất cả những thái độ xấu tồn tại trên thế giới và ở những ai sẵn sàng phân tích bản thân họ.
9. NẾU GANH TỴ LÀ SỰ KHÔNG SẴN SÀNG ĐỂ NHÌN THẤY THÌ LÀM MỘT NGƯỜI CÓ THỂ NHÌN THẤY NÓ?
Nếu ganh tỵ là hành động không muốn nhìn thấy, và nếu nó làm người ganh tụ đui mù trước thế giới (trước những vấn đề của nó cũng như trước vẻ đẹp của nó) thì làm thế nào người ganh tỵ có thể nhìn thấy sự ganh tỵ? Và nếu tất cả mọi người đều mắc phải thứ “cảm xúc” kinh khủng này, làm thế nào chúng ta có thể cải thiện đời sống tâm lý và xã hội của chúng ta? Nhân loại phải xử lý nan đề lớn này nếu muốn lấy lại sự lành mạnh về tinh thần.
Bệnh nhân: Tôi luôn luôn cảm thấy bất mãn, không bao giờ hài lòng với nơi tôi đang ở.
Nhà phân tâm: Đó là một trong những dấu hiệu của ganh tỵ.
Bệnh nhân: Ganh tỵ rất khó để nhận ra.
Nhà phân tâm: Đó là một trong những dấu hiệu của ganh tỵ.
Bệnh nhân: Ganh tỵ rất khó để nhận ra.
Vì lòng ganh tỵ đối lập với ý thức, nên nó không thể được nhận biết hoàn toàn ngoại trừ qua những những hậu quả của lòng ganh tỵ. Và bởi điều này, chúng ta đứng trươc tất cả những kiểu hành vi tiêu cực, mang tính huỷ hoại: tham lam, tham ăn, kiêu ngạo, và những cái như vậy. Theo lối này, chúng ta trở thành nạn nhân của một thứ gì đó mà chúng ta không nhìn thấy được rõ ràng.
Bệnh nhân: Tôi đang cố gắng nhìn ra những vấn đề của tôi, như ông khuyên.
Nhà phân tâm: Anh có thể cho tôi một ví dụ không?
Bệnh nhân: Ở Anh tôi làm hại công việc của mình là một chuyên viên phân tích.
Nhà phân tâm: Tại sao?
Bệnh nhân: Như ông nói đó, vì lòng ganh tỵ.
Nhà phân tâm: Đó là câu hỏi cơ bản: làm thế nào để nhìn ra lòng ganh tỵ nếu nó là thứ đối lập với ý thức. Làm thế nào chúng ta có thể nhìn thấy một thứ gì đó không thể nhìn thấy được?
Nếu ganh tỵ là hành động không nhìn thấy thì làm sao con người có thể nhìn thấy một thứ gì đó không thể nhìn thấy được, hay đúng hơn, một thứ gì đó vô hình? Nhìn thấy sự ganh tỵ ở người khác thì dễ dàng hơn, nhưng chúng ta lại đui mù trước sự ganh tỵ ở chính mình. Nếu ganh tỵ là mù quáng thì khoảnh khắc một người nhìn ra nó thì nó sẽ tự động biến mất. Nhưng việc nhìn thấy này phụ thuộc vào việc nhận ra lòng ganh tỵ ở bản thân người đó; đó là, bằng việc ý thức được về nó, đó là một quá trình pha trộn giữa biết và cảm nhận.
Nhà phân tâm: Anh có thể cho tôi một ví dụ không?
Bệnh nhân: Ở Anh tôi làm hại công việc của mình là một chuyên viên phân tích.
Nhà phân tâm: Tại sao?
Bệnh nhân: Như ông nói đó, vì lòng ganh tỵ.
Nhà phân tâm: Đó là câu hỏi cơ bản: làm thế nào để nhìn ra lòng ganh tỵ nếu nó là thứ đối lập với ý thức. Làm thế nào chúng ta có thể nhìn thấy một thứ gì đó không thể nhìn thấy được?
Nếu ganh tỵ là hành động không nhìn thấy thì làm sao con người có thể nhìn thấy một thứ gì đó không thể nhìn thấy được, hay đúng hơn, một thứ gì đó vô hình? Nhìn thấy sự ganh tỵ ở người khác thì dễ dàng hơn, nhưng chúng ta lại đui mù trước sự ganh tỵ ở chính mình. Nếu ganh tỵ là mù quáng thì khoảnh khắc một người nhìn ra nó thì nó sẽ tự động biến mất. Nhưng việc nhìn thấy này phụ thuộc vào việc nhận ra lòng ganh tỵ ở bản thân người đó; đó là, bằng việc ý thức được về nó, đó là một quá trình pha trộn giữa biết và cảm nhận.
Con người không ý thức được cái mà họ ganh tỵ vì ganh tỵ biểu hiện ra trong vô thức. Đây là bi kịch lớn của con người: con người là nạn nhân của một thứ gì đó mà anh ta không nhận ra – nói cách khác, con người không ý thức được về thứ làm anh ra rắc rối, đau khổ nhất. Nền văn minh hiện đại về cơ bản được xây dựng nên dưới nền tảng của lòng ganh tỵ.
Nhà phân tâm: Tại sao anh nghĩ rằng anh không muốn nhìn thấy những sai lầm của anh?
Bệnh nhân: Vì tôi không muốn là một người xấu, hoặc nhìn thấy những thái độ xấu mà tôi đang có.
Bệnh nhân: Vì tôi không muốn là một người xấu, hoặc nhìn thấy những thái độ xấu mà tôi đang có.
Nhận ra những khuyết điểm của bản thân phụ thuộc vào việc thú nhận rằng lòng ganh tỵ là gốc rễ của vấn đề, đó là nguyên nhân của mọi căn bệnh. If this were not so, mọi khó khăn sẽ được xử lý dễ dàng.
Những hành động tiêu cực được thực hiện một cách vô thức – tương tự với cách nói rằng yếu tố mang tính huỷ hoại chính là vô thức. Nếu vào thời điểm chúng ta đang làm một việc gì đó tiêu cực mà chúng ta trở nên ý thức được việc mình đang làm thì chúng ta sẽ không thực hiện hành vi đó. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng ý thức là đức hạnh, có nghĩa là nó kết nối con người với điều tốt lành.
Cách duy nhất để giúp một người là bằng cách sẵn sàng nhìn thấy những sai lầm của họ; giống như thế cách chắc chắn nhất để làm hại một người là sự không sẵn sàng nhìn thấy chúng. Như thể con người đang lái xe với một bàn chân liên tục đạp phanh, chối bỏ ý thức đưa đến những điều tốt đẹp và sự thật.
10. Thiếu ý thức về cơ bản chính là sự ganh tỵ, nó khiến con người bị bệnh tâm thần.
Thiếu ý thức và ganh tỵ trên thực tế là một và giống nhau, đưa một người xa rời khỏi thực tế. Tương tự thế, ý thức và thực tế cũng là một và giống nhau, hoạt động như một cái phanh xe chống lại lòng ganh tỵ. Nguồn gốc của ganh tỵ nằm ở niềm khoái lạc khi sử dụng các giác quan; và thực tế theo sau lý trí và tình yêu, thoạt nhìn có vẻ chúng như những yếu tố không đem lại ích lợi gì. Chúng ta thấy rằng vấn đề căn bản của con người là thuộc về ý thức chứ không phải là vô thức theo Freud và những người đi theo ông ấy.
Thiếu ý thức và ganh tỵ trên thực tế là một và giống nhau, đưa một người xa rời khỏi thực tế. Tương tự thế, ý thức và thực tế cũng là một và giống nhau, hoạt động như một cái phanh xe chống lại lòng ganh tỵ. Nguồn gốc của ganh tỵ nằm ở niềm khoái lạc khi sử dụng các giác quan; và thực tế theo sau lý trí và tình yêu, thoạt nhìn có vẻ chúng như những yếu tố không đem lại ích lợi gì. Chúng ta thấy rằng vấn đề căn bản của con người là thuộc về ý thức chứ không phải là vô thức theo Freud và những người đi theo ông ấy.
Bệnh nhân: Thế giới hạnh phúc vào trước ba ngàn năm và tôi đang cảm thấy buồn và tức giận.
Nhà phân tâm: Có phải niềm hạnh phúc của người khác khiến anh ganh tỵ?
Bệnh nhân: Đúng vậy. Tôi lúc nào cũng chết vì ganh tỵ ở bất kì nơi nào tôi sống.
Nhà phân tâm: Nhưng sự thật là anh nói đùa về nó như thế là một dấu hiệu cho thấy anh không thực sự cảm nhận được lòng ganh tỵ của anh- cho thấy anh đang bị lòng ganh tỵ kiểm soát, ngay cả khi anh đang nói về nó.
Chúng ta có thể nói rằng loài người vừa có ý thức đồng thời nhận thấy được cả điều tốt lẫn điều xấu ở bản thân anh ta và ở thế giới xung quanh anh ta, hoặc anh ta xa lạ và không biết được cả điều tốt lẫn điều xấu đang tồn tại. Khi chúng ta nhận thấy điều tốt thì chúng ta cũng nhận ra điều xấu. Nhưng nếu chúng ta không nhận thấy điều tốt thì chúng ta cũng sẽ không ý thức được cái xấu đang có mặt ở khắp mọi nơi.
Nhà phân tâm: Có phải niềm hạnh phúc của người khác khiến anh ganh tỵ?
Bệnh nhân: Đúng vậy. Tôi lúc nào cũng chết vì ganh tỵ ở bất kì nơi nào tôi sống.
Nhà phân tâm: Nhưng sự thật là anh nói đùa về nó như thế là một dấu hiệu cho thấy anh không thực sự cảm nhận được lòng ganh tỵ của anh- cho thấy anh đang bị lòng ganh tỵ kiểm soát, ngay cả khi anh đang nói về nó.
Chúng ta có thể nói rằng loài người vừa có ý thức đồng thời nhận thấy được cả điều tốt lẫn điều xấu ở bản thân anh ta và ở thế giới xung quanh anh ta, hoặc anh ta xa lạ và không biết được cả điều tốt lẫn điều xấu đang tồn tại. Khi chúng ta nhận thấy điều tốt thì chúng ta cũng nhận ra điều xấu. Nhưng nếu chúng ta không nhận thấy điều tốt thì chúng ta cũng sẽ không ý thức được cái xấu đang có mặt ở khắp mọi nơi.
Một người đi đến bất kì nơi nào thì anh ta phải ý thức được cái xấu trong những hành vi của anh ta, cảm xúc và ý nghĩ của anh ta. Sự ganh tỵ không phải là nguyên nhân của sự tha hoá, mà đúng hơn là sự tha hoá chính là sự ganh tỵ.
Bệnh nhân: Tôi thấy muốn rời bỏ việc trị liệu phân tâm vì tôi tin là mình đang trở nên tệ đi.
Nhà phân tâm: có phải anh tệ đi hay là anh nhìn thấy bây giờ anh tệ hơn những gì mà anh nghĩ?
Nhà phân tâm: có phải anh tệ đi hay là anh nhìn thấy bây giờ anh tệ hơn những gì mà anh nghĩ?
Chúng ta lẫn lộn giữa NHÌN THẤY và ĐANG SỐNG.
Bệnh nhân: Khi họ nói về một ai đó trong buổi trị liệu tâm lý nhóm, tôi nhận thấy mọi thứ họ nói là đúng. Nhưng khi họ nói về tôi, thì tôi lại không tin vào những gì họ nói.
Nhà phân tâm: Tại sao bạn nghĩ bạn không chấp nhận những gì mà nhóm nói về bạn?
Bệnh nhân: Vì tôi không muốn nhận ra những vấn đề của tôi.
Nhà phân tâm: Hay là vì bạn không muốn chấm dứt lòng ganh tỵ?
Bệnh nhân: Vì tôi không muốn nhận ra những vấn đề của tôi.
Nhà phân tâm: Hay là vì bạn không muốn chấm dứt lòng ganh tỵ?
Điều mà tôi đang chỉ ra là sự không sẵn sàng để chấp nhận nhìn thấy những vấn đề của chúng ta là một cách để duy trì niềm khoái lạc của sự ganh tỵ, dù thái độ này làm hại chúng ta rất lớn. Sự lành mạnh về tinh thần không phải là kết quả từ ý thức, mà đúng hơn ý thức chính là sự lành mạnh về tinh thần. Chỉ có người nào có thị lực tốt mới có thể nhìn thấy những điểm không hoàn hảo, bệnh tật không phải là hậu quả của sự tha hoá mà là sự chối bỏ khao khát muốn nhìn thấy.
11. CHÚNG TA KHÓ NHẬN RA LÒNG GANH TỴ CỦA MÌNH VÌ GANH TỴ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CẢM XÚC.
Chúng ta không nghĩ nhiều về ganh tỵ vì nó là một sự chống lại-cảm xúc, nhưng chúng ta lại rất xem trọng tình dục vì nó bao gồm các giác quan, và chủ yếu là các cảm xúc. Vì người ganh tỵ ngăn chặn tất cả những gì mà họ cảm nhận, họ tin rằng họ giỏi hơn, hay hơn người khác – sau tất cả, làm sao một ai đó mất kết nối với những cảm xúc của họ có thể nghĩ rằng họ đang làm chuyện gì đó xấu? Tuy nhiên, họ có đầy ý định xấu và đơn giản là họ không nhận ra chúng.
Vì ganh tỵ không phải là một cảm xúc cho nên nó có vẻ như không tồn tại, điều đó có nghĩa là lòng ganh tỵ càng lớn thì người đó càng nghĩ rằng anh ta là người hoàn hảo! Khi lý trí hình thành nên xã hội và các ngành học thuật của họ, họ nghĩ rằng họ đang tham gia vào những tổ chức hoàn hảo- đó là lí do tại sao những quan điểm nguy hiểm nhất nảy mầm từ đó. Không nghi ngờ gì nữa, những ai bộc lộ cảm xúc của họ thì ít nguy hại hơn những ai đóng chặt cảm xúc của họ để theo đuổi trí tuệ. Kẻ thứ hai trở thành những kẻ thái nhân cách (psychopath), bề ngoài trông có vẻ bình tĩnh nhưng họ đột ngột có thể tấn công và thậm chí giết người. Kết luận mà chúng ta đi đến là những ai hay thốt ra lời khuyên đạo đức là những người gây hại nhất cho xã hội, vì họ đã học cách che giấu tất cả khuyết điểm của họ – khiến những người khác cũng bắt chước làm giống họ. Ganh tỵ đồng nghĩa với vô thức, sự thiếu ý thức.
Bệnh nhân: Tôi không thể chơi ghi ta tốt vì tay tôi quá nhỏ.
Nhà phân tâm: Cô gắn bàn tay nhỏ của cô với điều gì?
Bệnh nhân: Một nhược điểm.
Nhà phân tâm: Cô nhìn thấy vấn đề nằm ở bàn tay của cô, chứ không thấy vấn đề nằm ở thái độ của cô là chống lại những gì tốt đẹp.
Khi một giảng viên giảng bài, khán giả nắm bắt được lượng kiến thức tuỳ thuộc vào lòng ganh tỵ của họ. Khi một người cố gắng học hỏi, thì tâm trí anh ta bị xâm chiếm bởi tất cả các kiểu “cảm xúc” xấu : không chỉ có ganh tỵ mà còn có sự giận dữ, kiêu ngạo, chứng hoang tưởng tự đại và ác tâm – những thái độ tấn công sự thật từ mọi phía.
Nhà phân tâm: Cô gắn bàn tay nhỏ của cô với điều gì?
Bệnh nhân: Một nhược điểm.
Nhà phân tâm: Cô nhìn thấy vấn đề nằm ở bàn tay của cô, chứ không thấy vấn đề nằm ở thái độ của cô là chống lại những gì tốt đẹp.
Khi một giảng viên giảng bài, khán giả nắm bắt được lượng kiến thức tuỳ thuộc vào lòng ganh tỵ của họ. Khi một người cố gắng học hỏi, thì tâm trí anh ta bị xâm chiếm bởi tất cả các kiểu “cảm xúc” xấu : không chỉ có ganh tỵ mà còn có sự giận dữ, kiêu ngạo, chứng hoang tưởng tự đại và ác tâm – những thái độ tấn công sự thật từ mọi phía.
Bệnh nhân: Tất cả những thành công của chồng tôi phụ thuộc vào tôi.
Nhà phân tâm: Nghĩa là gì?
Bệnh nhân: Nó là một thứ gì đó thuộc tâm linh mà tôi không thể giải thích được.
Điều quan trọng cần lưu ý là những người bất tài nhất thì thường có một quan điểm trịch thượng về bản thân họ vì họ xa rời thực tế và do đó có một quan điểm hoang tưởng về cuộc sống. Vì vô thức là ganh tỵ và ganh tỵ là sự mù quáng, con người nhìn chung là mất kết nối với thực tế. Và một người càng thụ động thì họ càng xa rời thực tế.
Nhà phân tâm: Nghĩa là gì?
Bệnh nhân: Nó là một thứ gì đó thuộc tâm linh mà tôi không thể giải thích được.
Điều quan trọng cần lưu ý là những người bất tài nhất thì thường có một quan điểm trịch thượng về bản thân họ vì họ xa rời thực tế và do đó có một quan điểm hoang tưởng về cuộc sống. Vì vô thức là ganh tỵ và ganh tỵ là sự mù quáng, con người nhìn chung là mất kết nối với thực tế. Và một người càng thụ động thì họ càng xa rời thực tế.
Bệnh nhân: Trong những buổi trị liệu tâm lý theo nhóm, tôi giữ im lặng giống như tôi giữ im lặng ở trường đại học và thậm chí ở nhà.
Nhà phân tâm: Tại sao cô nghĩ cô làm điều này?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ đó là vì tôi rất thông minh.
Nhà phân tâm: Không phải vì cô đang chối bỏ những gì quan trọng sao?
Nhà phân tâm: Tại sao cô nghĩ cô làm điều này?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ đó là vì tôi rất thông minh.
Nhà phân tâm: Không phải vì cô đang chối bỏ những gì quan trọng sao?
Người ganh tỵ tỏ ra lạnh lùng, không tham gia và cô lập bản thân anh ta – không sẵn sàng cảm nhận, hay đúng hơn là không thể cảm nhận – vì ganh tỵ là sự chối bỏ tình yêu, một cảm xúc đích thực duy nhất.
Ganh tỵ khiến một người trở nên tê liệt, tránh hành động, vì nó là sự chống lại cảm xúc, đối kháng lại sự sống.
Bệnh nhân: Khi tôi ở Pháp tôi đọc được cuốn sách thứ hai về siêu hình học của ông và tôi trở nên tê liệt đến mức không thể đi bộ.
Nhà phân tâm: Bạn có những ý nghĩ gì về cuốn sách?
Bệnh nhân: Nó nói về tác động tâm linh lên con người và tôi nghĩ mình bị kiểm soát bởi thần thánh.
Nhà phân tâm: Bạn có những ý nghĩ gì về cuốn sách?
Bệnh nhân: Nó nói về tác động tâm linh lên con người và tôi nghĩ mình bị kiểm soát bởi thần thánh.
Lòng ganh tỵ làm tê liệt ngay cả sự hiểu biết của con người vì nó triệt tiêu sự thật. Điều này lý giải cách bệnh tật bắt nguồn từ ganh tỵ do sự tiêm nhiễm to lớn nó gây ra cho các quá trình tâm lý và cơ thể của chúng ta.
12. CÁI CHÚNG TA GỌI LÀ VÔ THỨC VỀ CƠ BẢN LÀ LÒNG GANH TỴ, ĐỐI LẬP VỚI Ý THỨC.
Để hiểu được quá trình của sự ý thức hóa, điều quan trọng là nhìn thấy được rằng ý thức và lòng ganh tỵ là đối lập với nhau. Để hiểu được thực tế (điều gì là tốt, là thật và đẹp), một người không thể quá ganh tỵ, vì ganh tỵ là một quá trình đảo ngược. Ý thức về cơ bản tương tự với việc nhận ra ganh tỵ, vì khi đối mặt với bất kì kiến thức nào, chúng ta gặp phải ganh tỵ và những hậu quả của nó. Thực tế là chúng ta phải nỗ lực để đạt được sư ý thức vì sự thật là lòng ganh tỵ ngăn chặn ý thức. Nếu không phải là vì ganh tỵ thì chúng ta sẽ có được ý thức hoàn toàn. Về cơ bản, ý thức có nghĩa là nhận ra lòng ganh tỵ để ý thức đó có thể trở nên trọn vẹn nhất có thể. Tôi còn có thể đi xa hơn khi nói rằng nếu không có ganh tỵ thì sẽ không cần có trường học, sự huấn luyện và học hành.
Bệnh nhân (một phụ nữ): Tôi không thích trẻ con.
Nhà phân tâm: Cô gắn trẻ con với điều gì?
Bệnh nhân: Chúng là những ký sinh trùng bé nhỏ.
Nhà phân tâm: Có phải trẻ con khiến cô nhìn thấy những “con ký sinh trùng” của cô không?
Sau một lúc im lặng, tôi hỏi:
Nhà phân tâm: Cô gắn trẻ con với điều gì?
Bệnh nhân: Chúng là những ký sinh trùng bé nhỏ.
Nhà phân tâm: Có phải trẻ con khiến cô nhìn thấy những “con ký sinh trùng” của cô không?
Sau một lúc im lặng, tôi hỏi:
Nhà phân tâm: Đó có phải là điều duy nhất mà trẻ con gợi nhắc cho cô? Cô không nghĩ rằng chúng xin xắn, hạnh phúc và ngây thơ sao?
Bệnh nhân: Tôi không có bất kì ý nghĩ vui vẻ nào về chúng.
Nhà phân tâm: Cô chưa bao giờ ôm một đứa trẻ trong lòng sao?
Bệnh nhân: Chưa bao giờ. Tôi sẽ không bao giờ ôm chúng. Tôi không thể chịu nổi chúng. Tôi từng bị từ chối và đó là lí do tại sao bây giờ tôi từ chối chúng.
Nhà phân tâm: Tôi tin rằng cô từ chối trẻ con vì chúng mang lại cho cô ý thức.
Bệnh nhân: Khi tôi 9 hay 10 tuổi tôi từng thích trẻ con.
Nhà phân tâm: Tôi tin rằng tất cả những gì cô phải làm là quay về với những cảm xúc tự nhiên của tình yêu mà cô đã kìm nén hoàn toàn và cô sẽ quay về lại với điều gì là đúng.
Thay đổi chủ đề, cô ấy nói:
Bệnh nhân: Tôi không có bất kì ý nghĩ vui vẻ nào về chúng.
Nhà phân tâm: Cô chưa bao giờ ôm một đứa trẻ trong lòng sao?
Bệnh nhân: Chưa bao giờ. Tôi sẽ không bao giờ ôm chúng. Tôi không thể chịu nổi chúng. Tôi từng bị từ chối và đó là lí do tại sao bây giờ tôi từ chối chúng.
Nhà phân tâm: Tôi tin rằng cô từ chối trẻ con vì chúng mang lại cho cô ý thức.
Bệnh nhân: Khi tôi 9 hay 10 tuổi tôi từng thích trẻ con.
Nhà phân tâm: Tôi tin rằng tất cả những gì cô phải làm là quay về với những cảm xúc tự nhiên của tình yêu mà cô đã kìm nén hoàn toàn và cô sẽ quay về lại với điều gì là đúng.
Thay đổi chủ đề, cô ấy nói:
Sếp của tôi là kẻ hai mặt. Khi tôi làm gì sai, ông ta cực kì khắt khe, nhưng khi người khác mà ông ấy thích làm tương tự thì ông chẳng có vấn đề gì với nó. Không ngạc nhiên khi bản thân ông từng nói rằng không nên có những ông sếp trên thế giới này!
Như độc giả có thể thấy, bệnh nhân này chống lại tất cả những gì tốt đẹp mà cuộc đời mang đến, cho thấy lòng ganh tỵ cực đoan của cô khiến cô trở nên ghẻ lạnh với tất cả những điều kì diệu cuộc sống mang đến miễn phí.
Bệnh nhân: Khi tôi viết cuốn sách này, tôi không biết gì về những rắc rối mà nó sẽ gây ra cho tôi.
Nhà phân tâm: Nghĩa là gì?
Bệnh nhân: Tôi không biết rằng mình phải trích dẫn tất cả những nguồn tôi sử dụng và những bức ảnh tôi đăng là có bản quyền và tôi không có quyền sử dụng chúng.
Nhà phân tâm: Điều anh đang nói là anh chỉ lắng nghe những suy nghĩ của anh mà thôi và không chú ý đến những quy tắc của xã hội.
Nhà phân tâm: Nghĩa là gì?
Bệnh nhân: Tôi không biết rằng mình phải trích dẫn tất cả những nguồn tôi sử dụng và những bức ảnh tôi đăng là có bản quyền và tôi không có quyền sử dụng chúng.
Nhà phân tâm: Điều anh đang nói là anh chỉ lắng nghe những suy nghĩ của anh mà thôi và không chú ý đến những quy tắc của xã hội.
Một đặc điểm quan trọng của những cá nhân ganh tỵ cực đoan là họ không chú ý tới những quy tắc của xã hội hoặc thậm chí những quy tắc của tự nhiên, và họ nỗ lực tạo ra một vũ trụ vận hành theo những ý tưởng bị đảo ngược của họ. Hành vi vô thức – cái mà các nhà triết học và nhà khoa học như Descartes, Schelling, Schopenhauer và Nietzche nói, nhưng Freud lại gắn một ý nghĩa khác, tin rằng vô thức là nền tảng của đời sống tinh thần – trên thực tế chỉ đơn thuần là sự chống lại hành vi ý thức. Trong bất cứ trường hợp nào, con người trở nên bệnh vì họ không tuân theo những chỉ dẫn đạo đức của cuộc sống và do đó suy nghĩ và hành động theo lòng ganh tỵ của họ – do đó đảo ngược tất cả những quy tắc của cuộc sống bình thường.
Cái vô thức mà Freud nói không hề tồn tại. Trong một số chuyện thì không, sự vắng mặt (đó là cơ chế hoạt động của vô thức) không hề tồn tại, đó chỉ là hoạt động căn bản của con người không hơn không kém. Lý thuyết của Freud đặt nền móng cho cho sự phản kháng tất cả những ảo tưởng trong tâm trí con người, mặc dù ta dễ dàng loạn trí.
13. ĐỂ HIỂU MÌNH NHƯ SÓCRATES NÓI PHỤ THUỘC VÀO SỰ Ý THỨC ĐƯỢC LÒNG GANH TỴ CỦA CHÚNG TA.
Sẵn sàng nhìn thấy những lỗi lầm của chúng ta là điều thiết yếu nếu chúng ta đi theo lời khuyên nổi tiếng của Socrates “hãy hiểu mình” và trên tất cả nếu chúng ta đang muốn sửa chữa căn bệnh cá nhân và xã hội. Vô thức đồng nghĩa với điều xấu và điều tốt đồng nghĩa với ý thức, đó là lý do tại sao người bệnh không ý thức được những lỗi lầm của anh ấy. Nói cách khác, cái xấu là sự tha hoá và cái tốt là hiểu biết, là kiến thức.
Sẵn sàng nhìn thấy những lỗi lầm của chúng ta là điều thiết yếu nếu chúng ta đi theo lời khuyên nổi tiếng của Socrates “hãy hiểu mình” và trên tất cả nếu chúng ta đang muốn sửa chữa căn bệnh cá nhân và xã hội. Vô thức đồng nghĩa với điều xấu và điều tốt đồng nghĩa với ý thức, đó là lý do tại sao người bệnh không ý thức được những lỗi lầm của anh ấy. Nói cách khác, cái xấu là sự tha hoá và cái tốt là hiểu biết, là kiến thức.
Như độc giả thấy trước quá trình tư duy, có một loạt các nhân tố mà ở đó ta quyết định là có nên tiếp nhận thông tin hay là không. Vậy đó, “hiểu” chính là kết quả của thái độ chính yếu khi liên kết giữa cảm xúc và ý chí. Và mức độ mà ta chấp nhận là lành mạnh (tốt) cũng là ở đây. Và đến lượt nó xác định xem mức độ nhận thức mà ta đạt được.
Có ba yếu tố căn bản (thái độ) gây ra bệnh: thứ nhất là lòng ganh tỵ mà tôi xem là nó giống như cái vô thức theo lý thuyết của Freud; thứ hai là sự kháng cự ý thức, ngăn không cho chúng ta nhìn thấy nguyên nhân của bệnh; và thứ ba là sự phóng chiếu, một hệ quả của hai yếu tố trước, ở đó người bệnh gán tất cả những thái độ tiêu cực của anh ta sang một thứ gì đó hay một ai đó ở thế giới bên ngoài. Trong ba yếu tố, kháng cự là yếu tố nguy hiểm nhất với người bệnh vì nó ngăn tâm trí không làm việc với ý thức và làm quá tải cấu trúc tâm thần- thể lý.
Kháng cự được đặc trưng bởi hành vi vô đạo đức.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy mình đang ôm hôn một phụ nữ béo thật ghê tởm.
Nhà phân tâm: Anh gắn người phụ nữ đó với điều gì?
Bệnh nhân: Những thói quen xấu, những thứ trong quá khứ.
Nhà phân tâm: Giấc mơ làm cho anh ý thức được anh đang dính mắc như thế nào với sự bệnh hoạn của anh, với những thói quen xấu của anh – cho thấy anh không sẵn sàng thay đổi hành vi của anh như thế nào.
Nhà phân tâm: Anh gắn người phụ nữ đó với điều gì?
Bệnh nhân: Những thói quen xấu, những thứ trong quá khứ.
Nhà phân tâm: Giấc mơ làm cho anh ý thức được anh đang dính mắc như thế nào với sự bệnh hoạn của anh, với những thói quen xấu của anh – cho thấy anh không sẵn sàng thay đổi hành vi của anh như thế nào.
Thái độ của bệnh nhân này làm sáng tỏ hai yếu tố: thứ nhất, khao khát duy trì hành vi bệnh (vì nó mang lại khoái lạc); và thứ hai, kéo dài hành vi tiêu cực thật kinh khủng làm sao, làm mất giá trị con người.
Đầu tiên là sự ganh tỵ, sau đó là sự kháng cự lại nó; và nếu sự kháng cự rất mạnh thì người đó sẽ phóng chiếu những vấn đề của anh ta sang người khác. Về mặt thực tiễn, sự kháng cự theo sau sự ganh tỵ và có mức độ tương tự: sự kháng cự của một người càng lớn, lòng ganh tỵ của họ càng lớn, và sự phóng chiếu của họ càng lớn.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ tôi thấy PJ ngã xuống đất và JP kháng cự thái độ của anh ấy.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của PJ và JP với điều gì?
Bệnh nhân: Người đầu tiên là ác tâm và người sau là sự kháng cự.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của PJ và JP với điều gì?
Bệnh nhân: Người đầu tiên là ác tâm và người sau là sự kháng cự.
Chúng ta có thể thấy từ ví dụ, này, ác tâm và sự kháng cự xảy ra cùng một cấp độ – có thể nói rằng quá trình kháng cự là quá trình nguy hiểm nhất trong tất cả.
Kiến thức là kết quả của ý thức, là một sự kết hợp của trí tuệ và cảm xúc. Nhưng để có được ý thức, chúng ta phải chấp nhận nhìn bản thân mình như ta đang là, với những khuyết điểm và tất cả- ngoại trừ ở trường hợp này, “sự chấp nhận” này chỉ xảy ra nếu chúng ta cũng sẵn sàng sửa chữa những khuyết điểm của mình. Lưu ý rằng đời sống tâm lý của chúng ta cực kì rắc rối phức tạp, với một yếu tố này liên kết với yếu tố khác và tất cả các yếu tố liên kết với nhau như một mạng nhện lớn. Và là một mạng nhện thì nó có thể bị xé rách hoặc không vận hành tốt nếu bất kì yếu tố nào trong tất cả yếu tố bị thiếu hoặc hỏng.
14. CHÚNG TA CÓ XU HƯỚNG XEM THƯỜNG ĐIỀU TỐT ĐẸP MÌNH NHẬN ĐƯỢC
Bệnh nhân: Tôi rất tức giận nha sỹ của tôi vì cô ấy nói rằng tôi mắc một vấn đề về răng mà tôi không có.
Nhà phân tâm: Nhìn chung, việc điều trị của cô ấy là tích cực hay tiêu cực?
Bệnh nhân: 90% tích cực, nhưng tôi không thể quên được chẩn đoán sai sót của cô ấy.
Nhà phân tâm: Nhìn chung, việc điều trị của cô ấy là tích cực hay tiêu cực?
Bệnh nhân: 90% tích cực, nhưng tôi không thể quên được chẩn đoán sai sót của cô ấy.
Ví dụ này minh hoạ việc chúng ta nhìn chung chối bỏ điều tốt đẹp mình nhận được như thế nào, viện bất cứ lý do xấu nào chúng ta có thể tìm thấy để dìm hàng nó. Quan điểm của tôi ở đây là độc đáo, trái ngược với hầu hết các khuynh hướng khác, đó là lí do tại sao nhiều người đọc sách của tôi có thể thấy nó khác thường.
Hành nghề trị liệu phân tâm chuyên nghiệp là khó khăn nhất trong tất cả các kiểu trị liệu, vì nhà phân tâm phải xử lý với thái độ thù địch của các bệnh nhân, các đồng nghiệp của họ trong những nghề y khoa khác, và cả xã hội, biện hộ cho những cảm xúc ganh tỵ bằng bất kì cách nào có thể. Nói cách khác, việc trị liệu đích thực sẽ chữa trị lòng ganh tỵ mà ít người có khả năng kiểm soát được nó – nhưng khi trị liệu phân tâm có hiệu quả, nó tấn công vào và xoá bỏ “những cảm xúc” ganh tỵ.
Vì lòng ganh tỵ mà con người phủ nhận điều tuyệt vởi anh ta tạo ra và xem thường những bậc kỳ tài đón nhận điều tốt đẹp. Lòng ganh tỵ khiến chúng ta chống lại những người khác và đồng thời khiến người khác chống lại chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi có một sinh viên tỏ ra không hứng thú với những chủ đề tôi đọc ở lớp.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về sinh viên này?
Bệnh nhân: Cô ấy rất ganh tỵ và xung hấn. Trên thực tế, sếp của cô ấy nói cô ấy tạo ra rất nhiều kẻ thù trong công việc vì thái độ đối kháng của cô.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về sinh viên này?
Bệnh nhân: Cô ấy rất ganh tỵ và xung hấn. Trên thực tế, sếp của cô ấy nói cô ấy tạo ra rất nhiều kẻ thù trong công việc vì thái độ đối kháng của cô.
Ví dụ này cho thấy lòng ganh tỵ khiến chúng ta chối bỏ những gì tốt nhất và khiến người khác từ chối chúng ta khi họ nhìn thấy chúng ta không đi theo những gì giá trị nhất và do đó chẳng đóng góp được điều gì có ích. Vì thế mà những người ganh tỵ bị xã hội khinh miệt nhất và họ vẫn mù tịt không biết người khác cảm nhận gì về họ.
Bệnh nhân JP nói anh ấy không muốn làm theo những gì mà gia đình anh khuyên bảo.
Nhà phân tâm: Anh nhìn thấy điều gì ở gia đình anh?
Bệnh nhân: Tôi nhìn thấy rất nhiều thứ giá trị ở bố mẹ tôi, những người làm việc chăm chỉ để trở nên giàu có. Nhưng tôi muốn có cuộc sống độc lập của riêng tôi.
Nhà phân tâm: Điều anh đang nói là anh không chấp nhận lời khuyên của gia đình anh vì anh ganh tỵ với sự thành công của họ.
Để có được sự hiểu biết và khôn ngoan, chúng ta phải đi theo lời chỉ dẫn giá trị của những nhà tư tưởng vĩ đại và những người tài năng đi trước chúng ta. Làm thế nào một ai đó có thể thực sự hiểu được bất kì lời chỉ dẫn nào, triết lý đúng đắn nào hay một con đường đúng để làm việc gì đó nếu họ chối bỏ một cách dữ dội những điều tốt đẹp?
Nhà phân tâm: Anh nhìn thấy điều gì ở gia đình anh?
Bệnh nhân: Tôi nhìn thấy rất nhiều thứ giá trị ở bố mẹ tôi, những người làm việc chăm chỉ để trở nên giàu có. Nhưng tôi muốn có cuộc sống độc lập của riêng tôi.
Nhà phân tâm: Điều anh đang nói là anh không chấp nhận lời khuyên của gia đình anh vì anh ganh tỵ với sự thành công của họ.
Để có được sự hiểu biết và khôn ngoan, chúng ta phải đi theo lời chỉ dẫn giá trị của những nhà tư tưởng vĩ đại và những người tài năng đi trước chúng ta. Làm thế nào một ai đó có thể thực sự hiểu được bất kì lời chỉ dẫn nào, triết lý đúng đắn nào hay một con đường đúng để làm việc gì đó nếu họ chối bỏ một cách dữ dội những điều tốt đẹp?
Bệnh nhân: Tuần này tôi cảm thấy rất lo lắng.
Nhà phân tâm: Về chuyện gì?
Bệnh nhân: Ban đầu là lo lắng về bài giảng mà tôi phải trình bày, nhưng nó tốt đẹp mà.
Nhà phân tâm: Cô đang nói rằng khi mọi chuyện tốt đẹp, cô lại trở nên lo lắng?
Bệnh nhân: Sau đó tôi cũng thấy lo lắng về bệnh cảm lạnh của con trai tôi.
Nhà phân tâm: Cô gắn bệnh cảm lạnh của cháu với điều gì?
Bệnh nhân: Bệnh tật, cảm thấy tồi tệ.
Nhà phân tâm: Nhưng nhìn chung thì cháu vẫn khoẻ mạnh đúng không!
Bệnh nhân: Vâng,
Nhà phân tâm: Vậy tại sao cô vẫn tiếp tục nghĩ ngợi về căn bệnh của cháu, đặc biệt khi chẳng có gì nghiêm trọng cả?
Rất phổ biến ở người ganh tỵ là họ dành tất cả thời gian của họ để nghĩ đến những vấn đề và khó khăn thay vì cảm thấy biết ơn và vui vẻ về những gì họ có. Người bất hạnh là những người đặt mình lên trước mọi người và mong đợi được thoả mãn – trong khi những người hạnh phúc thì lại khiêm tốn, tin rằng họ nhận được quá đủ từ cuộc sống.
Nhà phân tâm: Về chuyện gì?
Bệnh nhân: Ban đầu là lo lắng về bài giảng mà tôi phải trình bày, nhưng nó tốt đẹp mà.
Nhà phân tâm: Cô đang nói rằng khi mọi chuyện tốt đẹp, cô lại trở nên lo lắng?
Bệnh nhân: Sau đó tôi cũng thấy lo lắng về bệnh cảm lạnh của con trai tôi.
Nhà phân tâm: Cô gắn bệnh cảm lạnh của cháu với điều gì?
Bệnh nhân: Bệnh tật, cảm thấy tồi tệ.
Nhà phân tâm: Nhưng nhìn chung thì cháu vẫn khoẻ mạnh đúng không!
Bệnh nhân: Vâng,
Nhà phân tâm: Vậy tại sao cô vẫn tiếp tục nghĩ ngợi về căn bệnh của cháu, đặc biệt khi chẳng có gì nghiêm trọng cả?
Rất phổ biến ở người ganh tỵ là họ dành tất cả thời gian của họ để nghĩ đến những vấn đề và khó khăn thay vì cảm thấy biết ơn và vui vẻ về những gì họ có. Người bất hạnh là những người đặt mình lên trước mọi người và mong đợi được thoả mãn – trong khi những người hạnh phúc thì lại khiêm tốn, tin rằng họ nhận được quá đủ từ cuộc sống.
15. THÀNH CÔNG CÁ NHÂN PHỤ THUỘC VÀO SỰ CHẤP NHẬN THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Để đạt được thành công, một người phải chấp nhận thành công của những người khác. Nói cách khác, quá khứ chắc chắn phải là một phần của hiện tại và ngay cả tương lai phải hợp nhất vào hiện tại, thành công cá nhân phụ thuộc hoàn toàn vào sự chấp nhận thành công của người khác. Mọi thứ chúng ta làm có quan hệ với những thành tựu của người khác. Do đó, nếu chúng ta ngưỡng mộ những người có tài năng thì chúng ta tự động sẽ noi gương họ. Nhưng nếu chúng ta ganh tỵ họ, thì chúng ta phủ nhận và huỷ hoại những gì họ đạt được, kéo chúng ta lại và ngăn không cho chúng ta đạt được thành công.
Để đạt được thành công, một người phải chấp nhận thành công của những người khác. Nói cách khác, quá khứ chắc chắn phải là một phần của hiện tại và ngay cả tương lai phải hợp nhất vào hiện tại, thành công cá nhân phụ thuộc hoàn toàn vào sự chấp nhận thành công của người khác. Mọi thứ chúng ta làm có quan hệ với những thành tựu của người khác. Do đó, nếu chúng ta ngưỡng mộ những người có tài năng thì chúng ta tự động sẽ noi gương họ. Nhưng nếu chúng ta ganh tỵ họ, thì chúng ta phủ nhận và huỷ hoại những gì họ đạt được, kéo chúng ta lại và ngăn không cho chúng ta đạt được thành công.
Hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào hạnh phúc của người khác. Khi các nhà thần học nói rằng con người phải nhân đức để làm vui lòng Chúa, thì họ đang nói về một thái độ cơ bản để có hạnh phúc theo ý nghĩa tâm lý. Hạnh phúc cá nhân chỉ có khi những người khác cũng hạnh phúc.
Bệnh nhân: (khóc) Năm này tôi thực sự rất cố gắng làm tốt công việc của tôi và giờ đã cuối năm tôi đã huỷ hoại tất cả vì thái độ của tôi.
Nhà phân tâm: Tại sao cô khóc mãi thế?
Bệnh nhân: Tôi không biết nữa.
Nhà phân tâm: Đó là vì cô muốn tiếp tục duy trì hành vi tiêu cực, có tính huỷ hoại và các đồng nghiệp của cô không để cho cô làm thế nữa. Cô cảm thấy tồi tệ vì cô hối tiếc đã làm điều tốt, vì thế cô tìm ra một cách để huỷ hoại công việc.
Trên thực tế, hầu hết mọi người chấp nhận hành vi bệnh lý ở các vị lãnh đạo vì các vị ấy làm thoải mái những chuyện gây hại mà đa phần dân chúng có vẻ thích thực hiện.
Nhà phân tâm: Tại sao cô khóc mãi thế?
Bệnh nhân: Tôi không biết nữa.
Nhà phân tâm: Đó là vì cô muốn tiếp tục duy trì hành vi tiêu cực, có tính huỷ hoại và các đồng nghiệp của cô không để cho cô làm thế nữa. Cô cảm thấy tồi tệ vì cô hối tiếc đã làm điều tốt, vì thế cô tìm ra một cách để huỷ hoại công việc.
Trên thực tế, hầu hết mọi người chấp nhận hành vi bệnh lý ở các vị lãnh đạo vì các vị ấy làm thoải mái những chuyện gây hại mà đa phần dân chúng có vẻ thích thực hiện.
Bênh nhân: Có vẻ tôi không nhận ra điều tốt là thế nào. Khi JFK mất, tôi khóc vì chuyện ấy nhắc tôi rằng tất cả mọi người đang chống lại gia đình Kennedy.
Nhà phân tâm: Anh có mối kết giao gì với gia đình đó?
Bệnh nhân: Với mỗi gia đình giàu có ở USA điều đó tốt.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này, anh đồng nhất mình là những người tấn công gia đình ấy.
Bệnh nhân: Vâng, tôi nghĩ thế thật. Ở góc độ nhất định, tôi không nghĩ những điều thiện lành có cơ hội, đặc biệt ở đất nước tôi, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Nhà phân tâm: Anh đang nói rằng mình không cho những điều tốt lành có cơ hội tồn tại trong đời mình. Nói khác đi, đúng là sự ngưỡng mộ mà anh dành cho gia đình Kennedy này cho anh sự thăng bằng vô tư trong nhận xét.
Đây là nan đề lớn của lòng ganh tỵ, vì một người có thể nhìn thấy rõ ràng vấn đề về ganh tỵ ở những người khác, nhưng chúng ta lại mù quáng trước vấn đề đó ở bản thân.
Nhà phân tâm: Anh có mối kết giao gì với gia đình đó?
Bệnh nhân: Với mỗi gia đình giàu có ở USA điều đó tốt.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này, anh đồng nhất mình là những người tấn công gia đình ấy.
Bệnh nhân: Vâng, tôi nghĩ thế thật. Ở góc độ nhất định, tôi không nghĩ những điều thiện lành có cơ hội, đặc biệt ở đất nước tôi, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Nhà phân tâm: Anh đang nói rằng mình không cho những điều tốt lành có cơ hội tồn tại trong đời mình. Nói khác đi, đúng là sự ngưỡng mộ mà anh dành cho gia đình Kennedy này cho anh sự thăng bằng vô tư trong nhận xét.
Đây là nan đề lớn của lòng ganh tỵ, vì một người có thể nhìn thấy rõ ràng vấn đề về ganh tỵ ở những người khác, nhưng chúng ta lại mù quáng trước vấn đề đó ở bản thân.
NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN NHỚ VỀ GANH TỴ
1. Để đạt hiệu quả, trị liệu tâm lý phải làm việc với ý thức về lòng ganh tỵ.
1. Để đạt hiệu quả, trị liệu tâm lý phải làm việc với ý thức về lòng ganh tỵ.
2. Ganh tỵ là sự chối bỏ của ý thức; là mong ước không tồn tại; là tội lỗi nguyên thuỷ của con người.
3. Ganh tỵ là nguyên nhân chung của tất cả vấn đề; là gốc rễ của mọi đau khổ.
4. Có một đặc tính xuất quỷ nhập thần trước biểu hiện bên trong của ganh tỵ; nó biến cuộc sống thành địa ngục.
5. Thứ làm hại một người và nhân loại nhất chính là sự ganh tỵ. Nếu loài người không nhận ra lòng ganh tỵ thì sẽ bị diệt vong; nhưng nếu chúng ta trở nên ý thức được về ganh tỵ thì chúng ta có thể quay về thiên đường. Ý thức được về ganh tỵ là sự cứu tế của nhân loại.
6. Nếu chúng ta không có lòng ganh tỵ thì thành công của chúng ta sẽ là vô hạn.
7. Cái mà Freud gọi là vô thức về cơ bản đồng nghĩa với sự ganh tỵ.
8. Ganh tỵ làm nhân cách trở nên cực kỳ cứng nhắc.
9. Mục đích chính của ý thức là nhận biết được lòng ganh tỵ.
10. Lòng ganh tỵ có thể được đo lường bởi một người có ý thức như thế nào.
11. Ganh tỵ là nói “không” với điều tốt đẹp, chọn cái xấu xí thay vì cái đẹp và chọn sự dối trá thay vì sự thật.
12. Nhìn chung con người xem thường điều tốt đẹp mà anh ta nhận được.
Phần hai KHÁNG CỰ
Vấn đề cơ bản của con người chúng ta nằm ở sự kháng cự việc ý thức được về lòng ganh tỵ của chúng ta – đó là lí do tại sao tâm lý trị liệu là quá trình có thể phá vỡ sự kháng cự nhìn thấy “những cảm xúc” xấu và thái độ tiêu cực của chúng ta.
1. LÒNG GANH TỴ NGĂN CHẶN Ý THỨC CỦA CHÚNG TA VÀ LÀM CHÚNG TA MÙ QUÁNG
Hầu hết những biểu hiện của ganh tỵ đòi hỏi một niềm tin hơn là nhận thức để chữa trị, vì làm sao một thứ gì đó rất tinh tế có thể nhận thức được? Và điều này không chỉ đúng với ganh tỵ mà còn đúng với tất cả các thái độ khác mà tôn giáo gọi là những tội lỗi chết người: kiêu ngạo, giận giữ, lười biếng, tham ăn, tham lam và thèm khát. Chỉ có người nào chấp nhận được điều tốt lành (những ý nghĩ tốt, cảm xúc và hành động tốt) mới ý thức được điều xấu xa (sự chối bỏ điều tốt), vì điều tốt lành làm thuận lợi cho nhận thức – trong khi đó một người nuôi dưỡnh những thái độ bệnh lý (những sai lầm) thì vẫn còn nằm ngoài ý thức, không nhìn thấy.
Bệnh nhân (một bác sỹ): Tôi thừa nhận rằng tôi ganh tỵ với anh vì công việc có tính đổi mới anh làm trong lĩnh vực y học thuộc tâm thần cơ thể.
Nhà phân tâm: Nói cách khác, anh đang chống lại y học thuộc tâm thần cơ thể.
Bệnh nhân: Tôi không nghĩ mình đang chống lại nó, nhưng tôi đang cố gắng bổ sung một thứ gì đó cho lĩnh vực này, để hiểu rõ nó.
Nhà phân tâm: Vì cách thức hoạt động của lòng ganh tỵ mà anh không nhìn thấy được rằng anh đang chống lại sự nghiệp của anh.
Vì ganh tỵ là một sự kìm nén của ý thức nên rất khó để nhận ra nó. Điều đó có nghĩa là, ganh tỵ là một thái độ rất đáng xấu hổ tìm cách huỷ hoại điều tốt đẹp của người khác đồng thời huỷ hoại điều tốt đẹp của chính bản thân người đó – cho thấy loài người chúng ta thật ngu ngốc làm sao.
Nhà phân tâm: Nói cách khác, anh đang chống lại y học thuộc tâm thần cơ thể.
Bệnh nhân: Tôi không nghĩ mình đang chống lại nó, nhưng tôi đang cố gắng bổ sung một thứ gì đó cho lĩnh vực này, để hiểu rõ nó.
Nhà phân tâm: Vì cách thức hoạt động của lòng ganh tỵ mà anh không nhìn thấy được rằng anh đang chống lại sự nghiệp của anh.
Vì ganh tỵ là một sự kìm nén của ý thức nên rất khó để nhận ra nó. Điều đó có nghĩa là, ganh tỵ là một thái độ rất đáng xấu hổ tìm cách huỷ hoại điều tốt đẹp của người khác đồng thời huỷ hoại điều tốt đẹp của chính bản thân người đó – cho thấy loài người chúng ta thật ngu ngốc làm sao.
Bệnh nhân: Tôi thấy tức giận khi ông nói với tôi là bài báo của tôi có đầy lỗi. Ngay cả Jose de Alencar và Machado de Asis [những tác giả nổi tiếng người Brazil] cũng mắc lỗi!
Nhà phân tâm: Nhận thức được những sai lầm đó trong bài viết của anh báo hiệu điều gì?
Nhà phân tâm: Nhận thức được những sai lầm đó trong bài viết của anh báo hiệu điều gì?
Bệnh nhân không trả lời, do đó tôi nói tiếp.
Nhà phân tâm: Có phải nó có nghĩa là một sự sửa chữa những khuyết điểm của anh là một thứ gì đó anh không muốn làm?
Bệnh nhân: Nó có lý!
Nhà phân tâm: Điều này cho thấy anh luôn muốn mắc phải sai lầm, và anh trở nên tức giận khi có ai đó ngăn không cho anh mắc sai lầm – chính xác là vì anh cho rằng có một vài lợi thế trong việc mắc sai lầm.
Vô thức, bản thân nó không thể tự tồn tại trừ phi có sự chối bỏ của ý thức (ý thức là cái thực sự tồn tại). Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng ganh tỵ là sự chối bỏ của ý thức vì nó là sự chối bỏ của thiện ý.
Bệnh nhân: Nó có lý!
Nhà phân tâm: Điều này cho thấy anh luôn muốn mắc phải sai lầm, và anh trở nên tức giận khi có ai đó ngăn không cho anh mắc sai lầm – chính xác là vì anh cho rằng có một vài lợi thế trong việc mắc sai lầm.
Vô thức, bản thân nó không thể tự tồn tại trừ phi có sự chối bỏ của ý thức (ý thức là cái thực sự tồn tại). Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng ganh tỵ là sự chối bỏ của ý thức vì nó là sự chối bỏ của thiện ý.
Những hành động tốt làm sắc bén nhận thức của chúng ta; những hành động xấu làm chúng ta ngu đần. Nói cách khác, chính khao khát làm điều tốt của chúng ta mang lại ý thức cho chúng ta, và sự chối bỏ điều tốt của chúng ta đã chối bỏ ý thức. Do đó, chúng ta có thể nói rằng người có thiện ý là người ý thức, còn người tức giận, gây hấn là người không có ý thức.
Khi chúng ta quay về với những huyễn tưởng điên cuồng của chúng ta, chúng ta mắc vào những điều hão huyền vì chúng ta mất kết nối với thế giới thật. Đời sống nội tâm của chúng ta được nuôi dưỡng bởi mối quan hệ của ta với thực tế. Thực tế mang đến sự phong phú mà đời sống nội tâm của chúng ta cần có để tồn tại. Yêu thích chính là thiết lập mối quan hệ với thế giới thực tế; còn căm ghét là duy trì sự nghiện ngập với tính ích kỷ, ngoan cố của chúng ta: những sự điên cuồng của chúng ta.
Điều quan trọng cần hiểu là sự tương tác thực sự với cả thế giới bên ngoài và bên trong phụ thuộc vào mức độ ganh tỵ mà người đó có. Khi sự ganh tỵ của một người quá lớn thì thật khó để chúng ta nhận ra thực tế – và mọi thứ chúng ta làm, bên trong hoặc bên ngoài, sẽ có đầy lỗi lầm. Do đó, kết nối với thực tế (bên trong và bên ngoài bản thân chúng ta) sẽ phụ thuộc vào mưc độ ganh tỵ ít đi của chúng ta.
2. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA BỆNH TẬT LÀ SỰ THIẾU Ý THỨC
Đặc điểm chính của bệnh tật là sự thiếu ý thức, người đang có những thái độ làm hại không biết được những gì anh ta đang làm. Chỉ có người có thái độ và hành động tốt là ý thức được mối nguy hại do anh ta gây ra. Do đó, chúng ta có thể nói rằng bệnh tật là vô thức, sự thiếu ý thức hay chính xác hơn vô thức là bệnh tật.
Đặc điểm chính của bệnh tật là sự thiếu ý thức, người đang có những thái độ làm hại không biết được những gì anh ta đang làm. Chỉ có người có thái độ và hành động tốt là ý thức được mối nguy hại do anh ta gây ra. Do đó, chúng ta có thể nói rằng bệnh tật là vô thức, sự thiếu ý thức hay chính xác hơn vô thức là bệnh tật.
Bệnh nhân: Chồng tôi không cho phép tôi di chuyển bất kì thứ gì trong căn nhà của chúng tôi. Nếu tôi di chuyển cái bàn một chút xíu thôi anh ấy sẽ đặt nó về lại đúng vị trí ban đầu.
Nhà phân tâm: Cô gắn liền thái độ đó của chồng với điều gì?
Bệnh nhân: Không muốn bất kì thay đổi gì để trở nên tốt hơn.
Nhà phân tâm: không chấp nhận việc ý thức được về một thái độ xấu, cứng nhắc.
Cho dù ở khía cạnh lành mạnh hay bệnh lý, chúng ta gặp khó khăn trong việc nhìn thấy cuộc sống như cách mà nó thực sự đang là – và chủ yếu là những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại.
Nhà phân tâm: Cô gắn liền thái độ đó của chồng với điều gì?
Bệnh nhân: Không muốn bất kì thay đổi gì để trở nên tốt hơn.
Nhà phân tâm: không chấp nhận việc ý thức được về một thái độ xấu, cứng nhắc.
Cho dù ở khía cạnh lành mạnh hay bệnh lý, chúng ta gặp khó khăn trong việc nhìn thấy cuộc sống như cách mà nó thực sự đang là – và chủ yếu là những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại.
Bệnh nhân: Hôm qua tôi nổi giận với chồng. Anh ấy không đi giao hàng với cái cớ là anh ta không có thời gian. Thậm chí còn tệ hơn, anh ta lúc nào cũng chỉ trích tôi.
Nhà phân tâm: Sự thụ động của chồng cô cho thấy anh ta đang làm hại việc kinh doanh như thế nào và sự kháng cự của cô trước thái độ của anh ấy cho thấy sự làm hại (bản thân) của cô.
Bệnh nhân: Tôi không nhìn thấy thái độ ấy ở bản thân tôi, dù gia đình tôi cũng kháng cự một cách khó tin. Điều mà tôi không thích nhìn thấy là (cách) tôi liên tục bị quở trách.
Nhà phân tâm: Có phải lúc này cô đang kháng cự lại ý thức của cô không?
Nhà phân tâm: Sự thụ động của chồng cô cho thấy anh ta đang làm hại việc kinh doanh như thế nào và sự kháng cự của cô trước thái độ của anh ấy cho thấy sự làm hại (bản thân) của cô.
Bệnh nhân: Tôi không nhìn thấy thái độ ấy ở bản thân tôi, dù gia đình tôi cũng kháng cự một cách khó tin. Điều mà tôi không thích nhìn thấy là (cách) tôi liên tục bị quở trách.
Nhà phân tâm: Có phải lúc này cô đang kháng cự lại ý thức của cô không?
Sự kháng cự là một vấn đề hắc búa trong cuộc sống của con người vì trước tiên, nó ngăn không cho chúng ta nhìn thấy những vấn đề của mình; và thứ hai, nếu chúng ta không ý thức được thì làm sao chúng ta có thể nhận ra sự không ý thức được của mình? Đây là lý do tại sao cần tranh thủ sự trợ giúp của một nhà phân tâm học đã qua đào tạo. Như câu nói: không có ai có thể là quan toà và ban bồi thẩm của họ.
Khi bệnh nhân đi sâu vào những lời giải thích thì đó là do họ đang kháng cự, sợ nhìn thấy những gì đang thực sự diễn ra trong cuộc sống của họ.
Bệnh nhân: Nó dường như là một quá trình không thể thay đổi được, nhưng những nhân viên mới trong công ty chúng tôi không biết cách làm tốt công việc của họ, và vì điều này nên họ không thể thiết lập những mối quan hệ thực sự… Toà nhà nơi tôi đang sống có tiếng ồn. Tôi đã phản ánh chuyện đó đến người quản lý và nhân viên gác cửa nhưng họ chẳng làm gì cả. Tôi kiên trì, và sau đó họ phát hiện ra tiếng ồn là do chiếc chìa khoá liên tục đập vào cửa.
Nhà phân tâm: Anh gắn tiếng ồn đó với điều gì theo ý nghĩa về mặt tâm lý?
Bệnh nhân: Nó gợi nhắc tôi về cô thư ký sắp nghỉ hưu và George có tính thống trị. Tôi cũng gặp vấn đề xuất tinh sớm và liệt dương nên tôi khó có bạn gái, nhưng một cô nàng gái gọi thì lại xử lý dễ dàng vấn đề đó theo cách khác như thủ dâm.
Nhà phân tâm: Anh xem sex như thể nó là một cơn ác mộng, một sự giày vò.
Bệnh nhân: Vâng, nếu vấn đề là sự liệt dương thì tôi nghĩ nó thực sự tệ vì tôi không phải người đồng tính và tôi không đồi truỵ. Nên phụ nữ hỏi: “Anh có vấn đề với em à?”
Nhà phân tâm: Anh cần nhận thấy rằng vấn đề liệt dương chủ yếu là thuộc tâm lý.
Bệnh nhân: Tôi vẫn có thể quan hệ một tuần một lần.
Nhà phân tâm: Vậy có vẻ vấn đề chủ yếu nằm ở trí tưởng tượng của anh.
Nhà phân tâm: Anh gắn tiếng ồn đó với điều gì theo ý nghĩa về mặt tâm lý?
Bệnh nhân: Nó gợi nhắc tôi về cô thư ký sắp nghỉ hưu và George có tính thống trị. Tôi cũng gặp vấn đề xuất tinh sớm và liệt dương nên tôi khó có bạn gái, nhưng một cô nàng gái gọi thì lại xử lý dễ dàng vấn đề đó theo cách khác như thủ dâm.
Nhà phân tâm: Anh xem sex như thể nó là một cơn ác mộng, một sự giày vò.
Bệnh nhân: Vâng, nếu vấn đề là sự liệt dương thì tôi nghĩ nó thực sự tệ vì tôi không phải người đồng tính và tôi không đồi truỵ. Nên phụ nữ hỏi: “Anh có vấn đề với em à?”
Nhà phân tâm: Anh cần nhận thấy rằng vấn đề liệt dương chủ yếu là thuộc tâm lý.
Bệnh nhân: Tôi vẫn có thể quan hệ một tuần một lần.
Nhà phân tâm: Vậy có vẻ vấn đề chủ yếu nằm ở trí tưởng tượng của anh.
Độc giả có thể nhìn thấy người này vừa không nhận thức được những điều tốt đẹp mà anh ấy đang có cũng như nhận ra được những vấn đề của anh ấy.
Bệnh nhân: Tôi tức giận với nơi tôi đang làm việc vì mọi người ở đó thuộc tầng lớp thấp kém. Tôi không thể hoà đồng với bất kì ai.
Nhà phân tâm: Không phải anh đang thừa nhận rằng có một tầng lớp thấp kém đang tồn tại bên trong bản thân anh hay sao? (ND: bệnh nhân này đang phóng chiếu)
Bệnh nhân: Oh! Vâng, tôi thừa nhận nó. Nhưng tôi không sống như thể mình là một tầng lớp thấp kém.
Nhà phân tâm: Nhận thức này có phải đang làm cho anh khổ sở?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ mình đang bị bệnh trở lại!
Nhà phân tâm: Bệnh tật tự thân nó không tồn tại được. Thứ đang tồn tại là thái độ chối bỏ sự thật và điều tốt – cái chúng ta gọi là bệnh.
Bệnh nhân: “Bệnh” là một thứ gì đó loài người phát minh ra để né tránh ý thức phải không?
Nhà phân tâm: Không phải anh đang thừa nhận rằng có một tầng lớp thấp kém đang tồn tại bên trong bản thân anh hay sao? (ND: bệnh nhân này đang phóng chiếu)
Bệnh nhân: Oh! Vâng, tôi thừa nhận nó. Nhưng tôi không sống như thể mình là một tầng lớp thấp kém.
Nhà phân tâm: Nhận thức này có phải đang làm cho anh khổ sở?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ mình đang bị bệnh trở lại!
Nhà phân tâm: Bệnh tật tự thân nó không tồn tại được. Thứ đang tồn tại là thái độ chối bỏ sự thật và điều tốt – cái chúng ta gọi là bệnh.
Bệnh nhân: “Bệnh” là một thứ gì đó loài người phát minh ra để né tránh ý thức phải không?
Chúng ta có thể thấy, bất kì căn bệnh nào cũng chứng minh cách chúng ta đang nhắm chặt mắt trước ý thức. Vô thức và bệnh là một và giống nhau.
3. BỆNH TẬT NẰM Ở SỰ KHÁNG CỰ TRƯỚC Ý THỨC CỦA CHÚNG TA
Chúng ta trở nên bệnh vì chúng ta kháng cự nhìn thấy các vấn đề của mình; đó là, chúng ta liên tục cố gắng lờ đi những điểm yếu của mình. mà tập trung vào các ưu điểm của bản thân, không cần phải tập trung vào điểm yếu bởi vì chúng sẽ hình thành nên cấu trúc của nhân cách và của chính bản thân đời sống hoặc hơn nữa, tự thân chúng tồn tại.
Chúng ta trở nên bệnh vì chúng ta kháng cự nhìn thấy các vấn đề của mình; đó là, chúng ta liên tục cố gắng lờ đi những điểm yếu của mình. mà tập trung vào các ưu điểm của bản thân, không cần phải tập trung vào điểm yếu bởi vì chúng sẽ hình thành nên cấu trúc của nhân cách và của chính bản thân đời sống hoặc hơn nữa, tự thân chúng tồn tại.
Bệnh nhân: Tôi rất sợ nhìn thấy vấn đề, và kết quả là tôi không thể chỉ ra cho các học sinh của tôi những khó khăn của chúng.
Nhà phân tâm: Anh có thể cho một ví dụ không?
Bệnh nhân: Tôi sợ nhìn thấy bất cứ vấn đề nào, bất kể nó đơn giản ra sao.
Nếu bạn quan sát thế giới xung quanh bạn, bạn sẽ thấy rằng xã hội nhìn chung là chỉ xử lý với những khía cạnh tích cực của loài người – như thể có điều gì đó sai trái với việc nhận ra những lỗi lầm.
Nhà phân tâm: Anh có thể cho một ví dụ không?
Bệnh nhân: Tôi sợ nhìn thấy bất cứ vấn đề nào, bất kể nó đơn giản ra sao.
Nếu bạn quan sát thế giới xung quanh bạn, bạn sẽ thấy rằng xã hội nhìn chung là chỉ xử lý với những khía cạnh tích cực của loài người – như thể có điều gì đó sai trái với việc nhận ra những lỗi lầm.
Bệnh nhân: Tôi cảm thấy như tôi là một kẻ ngoài cuộc. Tôi sợ hội nhập với xã hội giống như những người khác và tôi không thể vượt qua được.
Nhà phân tâm: Điều quan trọng với anh là nhận ra anh đang sống như một kẻ ngoài cuộc.
Bệnh nhân: Tôi đã biết trước rồi nhưng mà tôi không thể thay đổi được, dù chỉ là một chút xíu thôi. Trên thực tế, vợ tôi luôn tức giận về chuyện này!
Tôi đưa trích đoạn này từ một buổi trị liệu phân tâm để làm sáng tỏ thực tế rằng kiến thức là một phần không thể thiếu của cuộc sống, nhưng sự hiểu biết đích thực về một vấn đề chỉ đến thông qua sự sửa chữa sai lầm. Điều này giải thích nhu cầu cần biết sự thật để cảm thấy ổn. Thực ra, tình yêu, thực tế và hành động đúng là những gì cấu thành sự sống.
Nhà phân tâm: Điều quan trọng với anh là nhận ra anh đang sống như một kẻ ngoài cuộc.
Bệnh nhân: Tôi đã biết trước rồi nhưng mà tôi không thể thay đổi được, dù chỉ là một chút xíu thôi. Trên thực tế, vợ tôi luôn tức giận về chuyện này!
Tôi đưa trích đoạn này từ một buổi trị liệu phân tâm để làm sáng tỏ thực tế rằng kiến thức là một phần không thể thiếu của cuộc sống, nhưng sự hiểu biết đích thực về một vấn đề chỉ đến thông qua sự sửa chữa sai lầm. Điều này giải thích nhu cầu cần biết sự thật để cảm thấy ổn. Thực ra, tình yêu, thực tế và hành động đúng là những gì cấu thành sự sống.
Nếu bệnh tật chủ yếu bắt nguồn từ sự kháng cự, thì chúng ta buộc phải thừa nhận rằng bệnh tật là một quá trình tâm lý mà phần lớn phụ thuộc vào ý chí. Dấu hiệu này là chìa khoá để xử lý vấn đề bệnh tâm lý và xã hội của con người. Tôi tin rằng sự thiếu ý thức của chúng ta là do sự kháng cự nhìn thấy những sai lầm của chúng ta. Có vẻ chúng ta không còn lựa chọn nào khác: hoặc là chúng ta chấp nhận ý thức và thừa nhận điều tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta, hoặc chúng ta chối bỏ ý thức và đập vỡ cuộc sống của chúng ta.
4. LOẠN THẦN LÀ MỘT THÁI ĐỘ KHÁNG CỰ Ý THỨC
Cuộc đấu tranh không vẻ vang của con người, mà Freud gọi là sự kháng cự (resistence) là một cuộc đấu tranh chống lại sự ý thức được về lỗi lầm. Không có ai mà lại không ghét nhìn thấy những sai lầm của anh ta.
Cuộc đấu tranh không vẻ vang của con người, mà Freud gọi là sự kháng cự (resistence) là một cuộc đấu tranh chống lại sự ý thức được về lỗi lầm. Không có ai mà lại không ghét nhìn thấy những sai lầm của anh ta.
Bệnh nhân: Tôi có một nỗi ám sợ về việc nhìn vào bản thân tôi và nhìn thấy những sai lầm của tôi.
Nhà phân tâm: Đó là vấn đề lớn nhất của nhân loại.
Bệnh nhân: Dường như chẳng có ai muốn nhìn thấy những việc mà chúng ta làm sai.
Nếu chúng ta xem xét ý thức theo ý nghĩa chính xác của từ này tức là nhận thấy được cả điều tốt lẫn xấu, thì chúng ta thấy nó mở ra một thế giới hoàn toàn mới ở mọi lĩnh vực của cuộc sống; trong khi đó những giả thiết nhẹ nhàng hơn (chủ yếu là của Freud, Adler và Klein, phần lớn liên kết ý thức với những vấn đề tình dục, mặc cảm thấp kém và ganh tỵ với mẹ) ngăn cản bất kì hiểu biết sâu sắc nào về cuộc sống.
Nhà phân tâm: Đó là vấn đề lớn nhất của nhân loại.
Bệnh nhân: Dường như chẳng có ai muốn nhìn thấy những việc mà chúng ta làm sai.
Nếu chúng ta xem xét ý thức theo ý nghĩa chính xác của từ này tức là nhận thấy được cả điều tốt lẫn xấu, thì chúng ta thấy nó mở ra một thế giới hoàn toàn mới ở mọi lĩnh vực của cuộc sống; trong khi đó những giả thiết nhẹ nhàng hơn (chủ yếu là của Freud, Adler và Klein, phần lớn liên kết ý thức với những vấn đề tình dục, mặc cảm thấp kém và ganh tỵ với mẹ) ngăn cản bất kì hiểu biết sâu sắc nào về cuộc sống.
Sau 20 phút im lặng, tôi hỏi bệnh nhân:
Nhà phân tâm: Hôm nay anh có ngồi thiền không?
Bệnh nhân: Tôi rất tức giận vì cuốn sách mới của tôi có quá nhiều trang.
Nhà phân tâm: Anh gắn điều đó với thứ gì?
Bệnh nhân: Lỗi lầm của tôi.
Như độc giả có thể thấy, nỗi lo lắng của bệnh nhân trong việc nhìn thấy bất kì lỗi lầm nào ở bản thân anh ta chứng tỏ tính cách yếu kém của anh. Tôi tin rằng tội lỗi lớn nhất của chúng ta là thái độ không muốn nhìn thấy “những tội lỗi” của chúng ta, những sai lầm của chúng ta. Cách duy nhất chúng ta có thể mở rộng hiểu biết của mình về cuộc sống và tương tác chân thực với thực tế là bằng cách có một thái độ khiêm tốn hơn.
Bệnh nhân: Tôi rất tức giận vì cuốn sách mới của tôi có quá nhiều trang.
Nhà phân tâm: Anh gắn điều đó với thứ gì?
Bệnh nhân: Lỗi lầm của tôi.
Như độc giả có thể thấy, nỗi lo lắng của bệnh nhân trong việc nhìn thấy bất kì lỗi lầm nào ở bản thân anh ta chứng tỏ tính cách yếu kém của anh. Tôi tin rằng tội lỗi lớn nhất của chúng ta là thái độ không muốn nhìn thấy “những tội lỗi” của chúng ta, những sai lầm của chúng ta. Cách duy nhất chúng ta có thể mở rộng hiểu biết của mình về cuộc sống và tương tác chân thực với thực tế là bằng cách có một thái độ khiêm tốn hơn.
Bệnh nhân: Tôi luôn luôn cảm thấy thất vọng.
Nhà phân tâm: Quá nhiều thất vọng không phải là một điều kì lạ sao? Thái độ của bạn cho thấy bạn sống theo những ý thích chợt nảy ra và bạn cảm thấy thất vọng vì bạn không thể thực hiện chúng.
Điều tôi muốn nói ở đây là con người bất mãn vì anh ta muốn thỏa mãn mọi ham muốn của mình, bất kể nó trẻ con ra sao. Trên thực tế, thái độ này là thường thấy ở nhân cách trẻ con, chỉ thích theo ý mình. Điều bất lợi của sự kháng cự ý thức về lỗi lầm là đời sống tâm lý của chúng ta vẫn hời hợt, bên ngoài, ngan không cho chúng ta tham gia vào sự vĩ đại của vũ trụ.
Nhà phân tâm: Quá nhiều thất vọng không phải là một điều kì lạ sao? Thái độ của bạn cho thấy bạn sống theo những ý thích chợt nảy ra và bạn cảm thấy thất vọng vì bạn không thể thực hiện chúng.
Điều tôi muốn nói ở đây là con người bất mãn vì anh ta muốn thỏa mãn mọi ham muốn của mình, bất kể nó trẻ con ra sao. Trên thực tế, thái độ này là thường thấy ở nhân cách trẻ con, chỉ thích theo ý mình. Điều bất lợi của sự kháng cự ý thức về lỗi lầm là đời sống tâm lý của chúng ta vẫn hời hợt, bên ngoài, ngan không cho chúng ta tham gia vào sự vĩ đại của vũ trụ.
Một người trở thành người lớn bằng cách nhận ra những sai lầm của anh ta, dẫn chúng ta đến hiểu biết lớn hơn. Cuộc sống là một thái độ bệnh lý, hết thái độ này tới thái độ khác, từ lúc sinh ra cho tới khi chết, nhưng nhiều người bị sốc khi họ không nhận thấy bất kì điều gì sai trái ở bản thân hoặc thậm chí trong xã hội. Tuy nhiên, chỉ những ai sẵn sàng nhìn thấy những thái độ bệnh hoạn của họ mới có thể thành công trong việc sống phù hợp với thực tế.
Không nghi ngờ gì nữa, phần lớn cuộc sống của chúng ta bị kiểm soát bởi vô thức, thứ mà chúng ta trên thực tế không ý thức được. Khám phá này của Freud là sự kiện quan trọng nhất của thời hiện đại – và cần phải được xem xét nếu chúng ta muốn hiểu được bản thân mình và xã hội.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy mình và bố mẹ đang du lịch trên một chiếc thuyền, cảm thấy tuyệt vời. Tuy nhiên, mẹ tôi lại cãi nhau với bố tôi suốt khoảng thời gian đó.
Nhà phân tâm: Cô có những ý nghĩ gì về bố mẹ anh?
Bệnh nhân: Cha tôi, trẻ và tuyệt vời; mẹ tôi, trẻ trung và xinh đẹp. Có phải tôi muốn giành lấy cha tôi như trong phức cảm Ơ đíp của Freud?
Nhà phân tâm: Hay là cô ganh tỵ với hạnh phúc của họ và muốn hủy hoại nó? Lý thuyết Freud (hay phức cảm Ơ đíp) phổ biến khắp thế giới và nó ngăn không cho chúng ta nhận ra được nguyên nhân thực sự của vấn đề.
Bệnh nhân: Tôi từng có những ý nghĩ đó nhưng tôi không thể thú nhận nó trước đây. Trên thực tế, trong cuộc sống thực tế mẹ tôi luôn luôn chọc tức ba tôi tới mức khiến ông ấy mất kiểm soát.
Nhà phân tâm: Tại sao cô nghĩ bà ấy làm thế?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ bà ấy ganh tỵ với cha tôi.
Nhà phân tâm: Một thái độ mà cô theo gương với chồng cô?
Lưu ý rằng khi vượt qua diễn giải theo học thuyết Freud, các bệnh nhân được dẫn đến một quan niệm rộng hơn về một thế giới tốt hơn và bắt đầu nhìn thấy cách xử lý với tất cả những khía cạnh trong cuộc sống của họ- chứ không đơn thuần là một quan điểm hạn hẹp, khiến cho các bác sỹ tâm thần và các nhà phân tâm học ở Mĩ bị gọi là “shrinks” (từ mang nghĩa đùa cợt bác sỹ tâm thần).
Nhà phân tâm: Cô có những ý nghĩ gì về bố mẹ anh?
Bệnh nhân: Cha tôi, trẻ và tuyệt vời; mẹ tôi, trẻ trung và xinh đẹp. Có phải tôi muốn giành lấy cha tôi như trong phức cảm Ơ đíp của Freud?
Nhà phân tâm: Hay là cô ganh tỵ với hạnh phúc của họ và muốn hủy hoại nó? Lý thuyết Freud (hay phức cảm Ơ đíp) phổ biến khắp thế giới và nó ngăn không cho chúng ta nhận ra được nguyên nhân thực sự của vấn đề.
Bệnh nhân: Tôi từng có những ý nghĩ đó nhưng tôi không thể thú nhận nó trước đây. Trên thực tế, trong cuộc sống thực tế mẹ tôi luôn luôn chọc tức ba tôi tới mức khiến ông ấy mất kiểm soát.
Nhà phân tâm: Tại sao cô nghĩ bà ấy làm thế?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ bà ấy ganh tỵ với cha tôi.
Nhà phân tâm: Một thái độ mà cô theo gương với chồng cô?
Lưu ý rằng khi vượt qua diễn giải theo học thuyết Freud, các bệnh nhân được dẫn đến một quan niệm rộng hơn về một thế giới tốt hơn và bắt đầu nhìn thấy cách xử lý với tất cả những khía cạnh trong cuộc sống của họ- chứ không đơn thuần là một quan điểm hạn hẹp, khiến cho các bác sỹ tâm thần và các nhà phân tâm học ở Mĩ bị gọi là “shrinks” (từ mang nghĩa đùa cợt bác sỹ tâm thần).
Thân phận con người có thể được tóm tắt theo cách này: để thu được kiến thức, chúng ta phải ý thức được những sai lầm của mình; đó là trở nên ý thức về chúng; nhưng vì chúng ta có sự kháng cự nhìn ra chúng, nên chúng ta hạn chế kiến thức của mình và rơi vào một trạng thái không thực sự sống. Đây là bệnh lý của chúng ta.
5. CHÚNG TA NGHĨ RẰNG Ý THỨC (NHẬN THỨC ĐƯỢC VẤN ĐỀ) LÀ NGUY HIỂM
Bệnh nhân: Trong công việc, tôi không nộp đơn để xin thăng chức vì tôi sợ mình sẽ không được chọn.
Nhà phân tâm: Quan điểm của anh là nếu anh nhìn thấy những khuyết điểm của mình thì anh sẽ làm hại cuộc sống của anh. Tuy nhiên, điều cơ bản là ý
thức được chúng để anh có thể biết được điều gì là tốt nhất cho anh.
Các dấu hiện về tâm và sinh lý thật sự là một loại “nhận thức”. Nó thôi thúc ta phải chú ý điều gì đang diễn ra trong cuộc sống. Và dù nó có tuyệt vời như vẻ ngoài của nó, cả một khi thực sự hóa chất y học được tạo ra một cách chính xác để che dấu, những gì mà các dấu hiện tâm sinh lý cố thể hiện. Kết quả là, ý thức – yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống – bị loại bỏ.
Bệnh nhân: Trong công việc, tôi không nộp đơn để xin thăng chức vì tôi sợ mình sẽ không được chọn.
Nhà phân tâm: Quan điểm của anh là nếu anh nhìn thấy những khuyết điểm của mình thì anh sẽ làm hại cuộc sống của anh. Tuy nhiên, điều cơ bản là ý
thức được chúng để anh có thể biết được điều gì là tốt nhất cho anh.
Các dấu hiện về tâm và sinh lý thật sự là một loại “nhận thức”. Nó thôi thúc ta phải chú ý điều gì đang diễn ra trong cuộc sống. Và dù nó có tuyệt vời như vẻ ngoài của nó, cả một khi thực sự hóa chất y học được tạo ra một cách chính xác để che dấu, những gì mà các dấu hiện tâm sinh lý cố thể hiện. Kết quả là, ý thức – yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống – bị loại bỏ.
Nếu con người xem ý thức là yếu tố nguy hiểm nhất trong cuộc sống của họ thì làm thế nào chúng ta có thể khiến họ chấp nhận nó? Chúng ta cần cung cấp không chỉ trị liệu phân tâm mà còn đọc tài liệu và những thông tin khác sẽ giúp họ trở nên ý thức về sai lầm này.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy mình đang đi du lịch và ở sân bay nhân viên an ninh kiểm tra hộ chiếu của tôi rất kỹ. Có một con mèo đi với tôi bị mất chân vì tôi không chú ý.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của nhân viên an ninh và con mèo với điều gì?
Bệnh nhân: Thiếu chú ý đến những gì đang xảy ra.
Nhà phân tâm: Và thái độ của nhân viên an ninh?
Bệnh nhân: Kháng cự rất nhiều.
Nhà phân tâm: Hay đúng hơn là, làm thế nào anh tiếp tục ngăn không cho bản thân nhìn thấy mối nguy hiểm trong cuộc sống của anh chính xác vì anh không muốn nhìn thấy những lỗi lầm của anh- được tương trưng bởi con mèo bị mất chân.
Một người càng ít nhìn thấy những vấn đề thì người đó càng loạn thần; trong khi đó người lành mạnh có một nhận thức sắc bén về những khó khăn vì anh ấy ít kháng cự ý thức.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của nhân viên an ninh và con mèo với điều gì?
Bệnh nhân: Thiếu chú ý đến những gì đang xảy ra.
Nhà phân tâm: Và thái độ của nhân viên an ninh?
Bệnh nhân: Kháng cự rất nhiều.
Nhà phân tâm: Hay đúng hơn là, làm thế nào anh tiếp tục ngăn không cho bản thân nhìn thấy mối nguy hiểm trong cuộc sống của anh chính xác vì anh không muốn nhìn thấy những lỗi lầm của anh- được tương trưng bởi con mèo bị mất chân.
Một người càng ít nhìn thấy những vấn đề thì người đó càng loạn thần; trong khi đó người lành mạnh có một nhận thức sắc bén về những khó khăn vì anh ấy ít kháng cự ý thức.
Bệnh nhân: Dường như sau 6 tháng làm trị liệu phân tâm, tôi tệ đi rất nhiều!
Nhà phân tâm: Điều gì khiến anh nghĩ như thế?
Bệnh nhân: Vì khi tôi bắt đầu buổi điều trị của mình, tôi thậm chí không nhìn thấy được 10% vấn đề như tôi nhìn ra bây giờ.
Nhà phân tâm: Khi sự mù quáng của anh, là sự kháng cự ý thức của anh, giảm bớt thì anh có thể nhìn thấy những khuyết điểm của mình dễ dàng hơn.
Để sống trong thực tế, chúng ta cần một sự khiêm tốn nhất định để đưa chúng ta ra khỏi những hoang tưởng tự đại của chúng ta. Nhưng với sự kiêu ngạo, có quá nhiều huyễn tưởng đến nỗi những người khác không thể thiết lập một mối quan hệ với người đó. Họ né tránh anh ta, không bao giờ biết khi nào anh ta sẽ đột ngột trở nên xung hấn mà không có lý do chính đáng.
Nhà phân tâm: Điều gì khiến anh nghĩ như thế?
Bệnh nhân: Vì khi tôi bắt đầu buổi điều trị của mình, tôi thậm chí không nhìn thấy được 10% vấn đề như tôi nhìn ra bây giờ.
Nhà phân tâm: Khi sự mù quáng của anh, là sự kháng cự ý thức của anh, giảm bớt thì anh có thể nhìn thấy những khuyết điểm của mình dễ dàng hơn.
Để sống trong thực tế, chúng ta cần một sự khiêm tốn nhất định để đưa chúng ta ra khỏi những hoang tưởng tự đại của chúng ta. Nhưng với sự kiêu ngạo, có quá nhiều huyễn tưởng đến nỗi những người khác không thể thiết lập một mối quan hệ với người đó. Họ né tránh anh ta, không bao giờ biết khi nào anh ta sẽ đột ngột trở nên xung hấn mà không có lý do chính đáng.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy sóng biển dâng lên tới căn hộ của tôi ở tầng 20, nhưng điều duy nhất tôi có thể nghĩ là về mối nguy hại mà sóng biển đang gây ra với chiếc xe hơi của tôi đang đậu ở dưới.
Nhà phân tâm: Anh gắn sóng biển và chiếc xe với điều gì?
Bệnh nhân: Tôi gắn sóng biển với ý thức và chiếc xe với sự phát triển và sự an toàn.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này, anh tin rằng ý thức huỷ hoại sự phát triển và sự an toàn của anh.
Bệnh nhân: Trong giấc mơ, tôi cũng thấy mẹ tôi đứng cạnh tôi. Bà ấy rất bình tĩnh trước những gì đang xảy ra.
Nhà phân tâm: Anh nhìn thấy gì trong thái độ của bà ấy?
Bệnh nhân: Một người không bị ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra xung quanh bà. Tôi ngưỡng mộ thái độ của bà.
Nhà phân tâm: Anh ngưỡng mộ sự xa lánh và muốn không bị ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra.
Chúng ta nhìn thấy ở đây là trong khi bệnh nhân cảm thấy ý thức (những con sóng) gây nguy hiểm cho sự phát triển và sự an toàn của anh ấy, thì anh ấy không hối tiếc khi những con sóng dâng lên tới tầng thứ 20. Trong bất kì trường hợp nào, suy nghĩ của bệnh nhân bị đảo ngược khi gắn liền thành công của anh ấy với chiếc xe hơi và không gắn thành công với căn hộ của anh, chống lại sóng biển đang dâng lên!
Nhà phân tâm: Anh gắn sóng biển và chiếc xe với điều gì?
Bệnh nhân: Tôi gắn sóng biển với ý thức và chiếc xe với sự phát triển và sự an toàn.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này, anh tin rằng ý thức huỷ hoại sự phát triển và sự an toàn của anh.
Bệnh nhân: Trong giấc mơ, tôi cũng thấy mẹ tôi đứng cạnh tôi. Bà ấy rất bình tĩnh trước những gì đang xảy ra.
Nhà phân tâm: Anh nhìn thấy gì trong thái độ của bà ấy?
Bệnh nhân: Một người không bị ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra xung quanh bà. Tôi ngưỡng mộ thái độ của bà.
Nhà phân tâm: Anh ngưỡng mộ sự xa lánh và muốn không bị ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra.
Chúng ta nhìn thấy ở đây là trong khi bệnh nhân cảm thấy ý thức (những con sóng) gây nguy hiểm cho sự phát triển và sự an toàn của anh ấy, thì anh ấy không hối tiếc khi những con sóng dâng lên tới tầng thứ 20. Trong bất kì trường hợp nào, suy nghĩ của bệnh nhân bị đảo ngược khi gắn liền thành công của anh ấy với chiếc xe hơi và không gắn thành công với căn hộ của anh, chống lại sóng biển đang dâng lên!
Phân tâm học truyền thống tin rằng chúng ta trở nên đau ốm vì một nhân tố chung bên trong mà Freud gọi là vô thức, và chừng nào vô thức vẫn còn là vô thức thì sẽ không có sự chữa lành cũng như phát triển. Tôi thì tin vào điều ngược lại: chúng ta trở nên đau ốm chính là bởi vì chúng ta không chấp nhận ý thức- ý thức cũng làm chúng ta nhận ra những vấn đề và những thái độ sai. Do đó, chúng ta tạo ra sự chống kháng to lớn trước sự hiểu biết và khôn ngoan, hệ quả là con người và xã hội trở nên bệnh và mắc đầy sai lầm bởi vì họ không muốn nhìn vào các lỗi lầm. Tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng bệnh tật, bệnh lý là thái độ chống lại ý thức.
Không sẵn sàng trở nên ý thức về vấn đề là một thái độ gây ra nguy hại cho cá nhân và xã hội, làm cho cả hai dễ bị tổn thương trước những vấn đề mà họ không muốn nhìn thấy. Điều này lý giải tại sao có quá nhiều người không muốn đi trị liệu tâm lý: vì nó khuấy động lên những thứ mà người đó và xã hội đang cố gắng che giấu.
6. VÔ THỨC THEO LÝ THUYẾT CỦA FREUD NÊN ĐƯỢC XEM LÀ SỰ KHÁNG CỰ LẠI Ý THỨC
Không có thứ nào được gọi là xung lực vô thức. Thay vào đó, cái đang thực sự tồn tại là sự kháng cự, mà vai trò của nó là chống lại ý thức. Có một thứ cảm xúc – mà cảm xúc đó là tích cực khi nó là tình yêu (cảm xúc đích thực duy nhất), hoặc có thể tiêu cực khi nó bị thay thế bởi ganh tỵ, căm ghét, cay đắng, vu khống và những thái độ mang tính huỷ hoại khác.
Không có thứ nào được gọi là xung lực vô thức. Thay vào đó, cái đang thực sự tồn tại là sự kháng cự, mà vai trò của nó là chống lại ý thức. Có một thứ cảm xúc – mà cảm xúc đó là tích cực khi nó là tình yêu (cảm xúc đích thực duy nhất), hoặc có thể tiêu cực khi nó bị thay thế bởi ganh tỵ, căm ghét, cay đắng, vu khống và những thái độ mang tính huỷ hoại khác.
Mặt khác, một cách để biết một người yêu thương như thế nào là quan sát xem người đó có ý thức như thế nào. Đó là nguyên nhân tại sao một nhà tư duy vĩ đại vào thế kỷ thứ 5 thằng cha thánh augustine từng nói “hãy yêu và làm những gì anh thích”, cho nên khi ta hành động dựa trên tình yêu, ta có thể thoát khỏi các tác động tiêu cực. Vốn dĩ tuyệt vời như vậy, chúng ta có thể thuyết phục bản thân rằng cái khám phá quan trọng nhất thế kỷ 19 chắc chắn là vô thức, một khái niệm đã cách mạng hóa tất cả quan niệm và khái niệm khác, chẳng là gì cả ngoài một sự lừa đảo trắng trợn, nếu vô thức được xem như một đối tượng bên trong tâm trí con người.
Tom Jobim, một nhạc sỹ nổi tiếng người Brazil từng nói rằng việc thành công ở Brazil là một tội ác, nhưng trên thực tế, điều này cũng đúng ở bất kì quốc gia nào. Những người đạt được những điều vĩ đại bị tấn công bởi gia đình của họ, bạn thân của họ và thậm chí chính phủ của đất nước họ. Tôi cho rằng lòng ganh tỵ thống trị cuộc sống của các cá nhân và đất nước, ngăn chặn sự phát triển của họ. Loài người chúng ta có thể đạt được thành công chỉ khi nào lòng ganh tỵ của chúng ta không quá lớn.
Bệnh nhân: Bệnh tình của dì tôi chuyển biến xấu, tôi buộc phải đưa bà vào viện. Tôi cảm thấy hơi chới với vì không biết làm gì và bác sĩ nói cái gì
Nhà phân tâm: Cô gắn việc nằm bệnh viện của dì cô với điều gì?
Bệnh nhân: Cái chết.
Nhà phân tâm: Dường như cô rất dính mắc với những vấn đề về bệnh tật, cái chết và những rắc rối. Mối quan tâm lớn nhất của cô là những chuyện tiêu cực và cô ít chú ý đến những chuyện tích cực – đó là cái thực sự quan trọng trong cuộc đời.
Nhìn chung, vì ý thức là ánh sáng và kiến thức, những người nảy ra một vài ý tưởng nào đó cũng sẽ không thể phát triển nó được. Vì sự kháng cự mạnh mẽ của họ nên họ ngăn không cho ý thức tồn tại trong bản thân họ.
Nhà phân tâm: Cô gắn việc nằm bệnh viện của dì cô với điều gì?
Bệnh nhân: Cái chết.
Nhà phân tâm: Dường như cô rất dính mắc với những vấn đề về bệnh tật, cái chết và những rắc rối. Mối quan tâm lớn nhất của cô là những chuyện tiêu cực và cô ít chú ý đến những chuyện tích cực – đó là cái thực sự quan trọng trong cuộc đời.
Nhìn chung, vì ý thức là ánh sáng và kiến thức, những người nảy ra một vài ý tưởng nào đó cũng sẽ không thể phát triển nó được. Vì sự kháng cự mạnh mẽ của họ nên họ ngăn không cho ý thức tồn tại trong bản thân họ.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy mình đang lau chùi một căn phòng.
Nhà phân tâm: Việc lau chùi đó có ý nghĩa gì với bạn?
Bệnh nhân: Nó có nghĩa là làm mọi thứ sạch sẽ.
Nhà phân tâm: Và theo ý nghĩa về tâm lý học, nó đại diện cho điều gì?
Nhà phân tâm: Việc lau chùi đó có ý nghĩa gì với bạn?
Bệnh nhân: Nó có nghĩa là làm mọi thứ sạch sẽ.
Nhà phân tâm: Và theo ý nghĩa về tâm lý học, nó đại diện cho điều gì?
Khi bệnh nhân không biết trả lời ra sao, tôi nói:
Nhà phân tâm: Chẳng phải nó cho thấy bạn cần lau chùi những thứ “dơ bẩn” để bạn có thể nhìn thấy điều tốt, đẹp và sự thật bên dưới nó hay sao?
7. VẤN ĐỀ LỚN NHẤT CỦA CHÚNG TA LÀ NGHĨ RẰNG CÁI CHÚNG TA KHÔNG NHÌN THẤY SẼ KHÔNG LÀM TỔN THƯƠNG CHÚNG TA
Vấn đề lớn nhất của chúng ta là gì? Tin rằng chúng ta không bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta không thấy. Ví dụ, chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta vô thức làm một việc gì đó có hại hoặc vô thức chứa chấp, nuôi dưỡng “những cảm xúc” tiêu cực, thì chúng ta sẽ không phải gánh những hậu quả. Nhưng hành vi của chúng ta là bằng chứng rõ ràng, tạo ra những kết quả tích cực hoặc tiêu cực cho dù chúng ta lúc đó có ý thức được hay không. Đa số mọi người nghĩ rằng nếu họ phớt lờ những ý nghĩ, cảm xúc và thái độ xấu của họ thì họ sẽ thoát khỏi chúng. Trên thực tế, chính thái độ này đã dẫn thế giới đến tình trạng bất hạnh hiện tại của nó.
Vấn đề lớn nhất của chúng ta là gì? Tin rằng chúng ta không bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta không thấy. Ví dụ, chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta vô thức làm một việc gì đó có hại hoặc vô thức chứa chấp, nuôi dưỡng “những cảm xúc” tiêu cực, thì chúng ta sẽ không phải gánh những hậu quả. Nhưng hành vi của chúng ta là bằng chứng rõ ràng, tạo ra những kết quả tích cực hoặc tiêu cực cho dù chúng ta lúc đó có ý thức được hay không. Đa số mọi người nghĩ rằng nếu họ phớt lờ những ý nghĩ, cảm xúc và thái độ xấu của họ thì họ sẽ thoát khỏi chúng. Trên thực tế, chính thái độ này đã dẫn thế giới đến tình trạng bất hạnh hiện tại của nó.
Nói cách khác, chúng ta có trách nhiệm đối với những gì chúng ta không biết, điều này tương tự với cách nói rằng chúng ta chịu trách nhiệm cho “sự ngu dốt” của mình, vì trong cái tôi của một người có tồn tại một lời dạy bảo hãy làm điều tốt và tránh điều xấu. Nếu chúng ta phớt lờ cái sau, chúng ta có tội gấp đôi: đầu tiên, có tội vì không biết những gì chúng ta phải biết; và thứ hai, vì lựa chọn sự ngu dốt, nguồn gốc của bệnh lý tệ hại nhất. Câu hỏi chính đặt ra là: nếu một ai đó đang làm việc gì đó sai trái và không ý thức được nó, thì liệu người đó sẽ bị tổn hại hay không? Làm sao chúng ta có thể đổ lỗi cho một người vì làm điều gì đó sai trái nếu họ không ý thức được những việc họ đang làm? Trước tiên, chúng ta phải đặt câu hỏi là liệu người đó có thực sự không biết những gì anh ta đang làm hay không; và thứ hai, liệu những hậu quả của hành vi sai trái của anh ta có liên quan đến sự biết hay không biết đó.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy có hai người đàn ông bước vào nhà tôi và đột nhiên trở nên rất nguy hiểm.
Nhà phân tâm: Cô gắn hai người đàn ông đó với điều gì?
Bệnh nhân: Họ có vẻ vô hại nhưng họ trông đe doạ.
Nhà phân tâm: Cô gắn hai người đàn ông đó với điều gì?
Bệnh nhân: Họ có vẻ vô hại nhưng họ trông đe doạ.
Sau đó bệnh nhân bổ sung thêm rằng cô không cảm thấy ổn nhưng cô tin rằng mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp trong cuộc sống của cô.
Chúng ta nhận thấy ở đây là trong giấc mơ, vì sự kháng cự bị giảm thiểu trong giấc ngủ, nên cô ấy ý thức được đầy đủ có một thứ gì đó nguy hiểm trong nội tâm cô – và cô làm mọi thứ có thể để tránh nhìn thấy nó trong lúc cô thức tỉnh. Chúng ta cũng phải xem xét đến sự thực là nhiều người trong chúng ta chống lại sự hiểu biết vì chúng ta có một thành kiến về nó, cứ như là chúng ta không có nghĩa vụ phải biết. Trong trường hợp này, xã hội thường tin rằng ý thức không phải lúc nào cũng có lợi.
Chúng ta tin rằng nếu mình không nhìn thấy một thứ gì đó thì chúng ta không chịu trách nhiệm về nó; hoặc tốt hơn, chúng ta không có phần trong đó. Đây là lí do tại sao chúng ta cố gắng phớt lờ càng nhiều thứ càng tốt – giảm thiểu mọi thứ mà ta có thể trong cuộc sống của chúng ta. Người ganh tỵ đánh giá cao những người tầm thường và dìm hàng những người thực sự đáng trọng. Nói chung, đây là sự ngược đời lớn nhất của nhân loại, về mặt hệ thống chúng ta đang huỷ hoại những thiên tài và người lành mạnh và khuyến khích những kẻ bất tài và kẻ phạm tội.
Bệnh nhân: Khi tôi xuất hiện trên TV, tôi lo lắng suốt và mắc nhiều sai lầm.
Nhà phân tâm: Tại sao cô nghĩ điều đó xảy ra?
Bệnh nhân: Vì tôi muốn tỏ ra cân bằng, nhưng tôi biết rằng trên thực tế tôi không nỗ lực để trở nên tốt hơn.
Nhà phân tâm: Không phải là khi cô nói chuyện trên TV, cô buộc phải nhìn thấy những điểm không hoàn hảo mà cô không tin là mình có sao?
Đây cũng là lý do tại sao người ganh tỵ không muốn làm việc, vì ở đó họ thể hiện ra tất cả những gì kém cỏi của họ.
Nhà phân tâm: Tại sao cô nghĩ điều đó xảy ra?
Bệnh nhân: Vì tôi muốn tỏ ra cân bằng, nhưng tôi biết rằng trên thực tế tôi không nỗ lực để trở nên tốt hơn.
Nhà phân tâm: Không phải là khi cô nói chuyện trên TV, cô buộc phải nhìn thấy những điểm không hoàn hảo mà cô không tin là mình có sao?
Đây cũng là lý do tại sao người ganh tỵ không muốn làm việc, vì ở đó họ thể hiện ra tất cả những gì kém cỏi của họ.
Sự ganh tỵ là gốc rễ của mọi vấn đề và những thói xấu của cá nhân và xã hội. Để biết liệu một người đáng tôn trọng và ngưỡng mộ hay là hoàn toàn tầm thường và đáng xấu hổ thì ta chỉ cần kiểm tra xem người đó ganh tỵ như thế nào. Điều tôi muốn làm rõ ràng là lòng ganh tỵ là nguyên nhân của mọi vấn đề, là gốc rễ của mọi thứ xấu xa, khiến chúng ta trở nên phy lý.
8. CỰC KÌ DỐI TRÁ KHI NGHĨ RẰNG MỌI HÀNH VI CÓ HẠI ĐỀU LÀ DO VÔ THỨC GÂY RA
Điều dối trá nhất chúng ta có thể làm là cho rằng chúng ta mắc phải sai lầm một cách vô thức. Nếu chúng ta không dối trá theo cách này, thì sẽ không còn bệnh tật, sự suy đồi hoặc cái chết.
Điều dối trá nhất chúng ta có thể làm là cho rằng chúng ta mắc phải sai lầm một cách vô thức. Nếu chúng ta không dối trá theo cách này, thì sẽ không còn bệnh tật, sự suy đồi hoặc cái chết.
Bệnh nhân: Bằng việc nhận ra tôi chịu trách nhiệm cho những chuyện đã xảy ra trong đời mình, tôi thấy mình đã huỷ hoại nó. Tất nhiên, nó sẽ phải như vậy vì nếu con người che giấu bản thân những điều họ biết thì họ cũng để mất đi nhận thức của họ.
Nhà phân tâm: Và sự dối trá lớn nhất của anh là không thừa nhận rằng bản thân anh làm việc này,
Bệnh nhân: Tôi không biết…có vẻ như một lát sau, một người không còn ý thức được anh ta đang làm gì!
Nhà phân tâm: Vâng, dường như một lát sau, ý thức của một người trở nên “chai cứng”, làm nó vô dụng. Nhưng một giọng nói nhỏ vẫn còn, cảnh báo chúng ta làm điều tốt và tránh điều xấu.
Nhà phân tâm: Và sự dối trá lớn nhất của anh là không thừa nhận rằng bản thân anh làm việc này,
Bệnh nhân: Tôi không biết…có vẻ như một lát sau, một người không còn ý thức được anh ta đang làm gì!
Nhà phân tâm: Vâng, dường như một lát sau, ý thức của một người trở nên “chai cứng”, làm nó vô dụng. Nhưng một giọng nói nhỏ vẫn còn, cảnh báo chúng ta làm điều tốt và tránh điều xấu.
Không có ai bị bệnh mà không có một nguyên do, vì bệnh là một kiểu bạo lực chống lại bản chát của một người, ngăn không cho nó phát triển.
Bệnh nhân: Tôi đang dạy bài học tiếng Anh cho hai cô thư ký đang làm việc cho một công tu xuất nhập khẩu. Họ nói rằng họ đã nói dối về giá sản phẩm để công ty có thể kiếm lợi nhuận nhiều hơn. Tôi nói với họ là nếu họ tiếp tục lừa dối như thế thì họ sẽ bị bệnh. Ngay sau đó, họ không còn đến lớp học nữa.
Nhà phân tâm: Tại sao anh nghĩ điều đó xảy ra?
Bệnh nhân: Họ không muốn nhìn thấy sự gian dối của họ.
Nhà phân tâm: Không, tôi đang hỏi về thái độ của anh!
Bệnh nhân: Có thể tôi quá hà khắc với họ.
Nhà phân tâm: Anh không nhìn thấy sự ganh tỵ của anh ở đây à? Nếu công việc của họ là tạo ra lợi nhuận cho công ty của họ bằng cách tính mức giá cao nhất họ có thể thì họ sẽ bị đuổi nếu họ không làm vậy.
Bệnh nhân: Nhưng chẳng phải điều đó là bất lương sao?
Nhà phân tâm: Hay đó là anh đang ganh tỵ với số tiền họ kiếm được trong công việc của họ và làm mọi thứ mà anh có thể để ngăn họ không kiếm được nhiều tiền.
9. CHÚNG TA CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO NHỮNG GÌ MÌNH PHỚT LỜ NHIỀU HƠN LÀ CHO NHỮNG GÌ MÌNH BIẾT
Chúng ta chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta “không biết” lớn hơn chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta sẵn sàng biết. Thoạt đầu, quan điểm nghịch lý này dường như sai lầm. Nhưng nếu chúng ta phân tích những hậu quả mà nền văn minh từng phải gánh lấy bởi niềm tin đó,
Bệnh nhân: Họ không muốn nhìn thấy sự gian dối của họ.
Nhà phân tâm: Không, tôi đang hỏi về thái độ của anh!
Bệnh nhân: Có thể tôi quá hà khắc với họ.
Nhà phân tâm: Anh không nhìn thấy sự ganh tỵ của anh ở đây à? Nếu công việc của họ là tạo ra lợi nhuận cho công ty của họ bằng cách tính mức giá cao nhất họ có thể thì họ sẽ bị đuổi nếu họ không làm vậy.
Bệnh nhân: Nhưng chẳng phải điều đó là bất lương sao?
Nhà phân tâm: Hay đó là anh đang ganh tỵ với số tiền họ kiếm được trong công việc của họ và làm mọi thứ mà anh có thể để ngăn họ không kiếm được nhiều tiền.
9. CHÚNG TA CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO NHỮNG GÌ MÌNH PHỚT LỜ NHIỀU HƠN LÀ CHO NHỮNG GÌ MÌNH BIẾT
Chúng ta chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta “không biết” lớn hơn chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta sẵn sàng biết. Thoạt đầu, quan điểm nghịch lý này dường như sai lầm. Nhưng nếu chúng ta phân tích những hậu quả mà nền văn minh từng phải gánh lấy bởi niềm tin đó,
Nếu chúng ta phân tích những kết quả của quá trình văn minh đã bị loại bỏ bởi việc tin vào một điều khác, ta buộc phải thừa nhận rằng chúng ta đã đâm đầu vào ngõ cụt, cái mà có thể được khai mở chỉ bằng cách thừa nhận trách nhiệm đó. Để bắt đầu, ta cần nhìn lại lý thuyết suy nghiệm của Plato về kiến thức và logic. Không ai cố tìm hiểu điều đã biết cũng như chưa kể đến việc hắn cố tìm hiểu cái mà hắn chưa biết. Bởi vì làm gì có ai cố ý thức cái mà hắn đã ý thức cũng như hắn cố ý thức cái mà hắn ko biết nó tồn tại.
Trong lĩnh vực tâm bệnh học, quan điểm cho rằng chúng ta không chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta không biết đã được lợi dụng như một cái cớ để bào chữa cho con người khỏi chịu trách nhiệm cho ngay cả những hành động điên rồ nhất.
Bệnh nhân: Khi tôi còn bé, tôi từng gào khóc mà không biết tại sao – và bây giờ tôi thấy nó là vì ganh tỵ. Có một lần, thay vì đi ngủ trên giường, nơi mà mẹ có thể nhìn thấy tôi, thì tôi lại lăn ra đất chỉ để chọc tức mẹ. Gần đây, tôi luôn luôn xem bản thân mình là một nạn nhân của người khác nhằm cố lừo đi tội lỗi của tôi.
Nhiều luật sư bào chữa cho tội phạm sử dụng quan điểm “những xung lực vô thức” như một sự bảo vệ nhằm cố lờ đi sự thật là cần có một khoảng thời gian chuẩn bị từ trước để lên kế hoạch chi tiết cho một vụ phạm tội. Vì vậy, chúng ta thấy quan điểm “không biết” là không chính xác – cho dù vào thời điểm phạm tội, thủ phạm có thể không hoàn toàn ý thức được những việc anh ta đang làm.
Loài người chúng ta đã bịa ra quan điểm cho rằng có thể che giấu những ý định xấu của chúng ta, và tệ hơn, nói chung chúng ta sẽ không phải gánh chịu những hậu quả của việc chúng ta làm sai. Mục đích của trị liệu tâm lý là làm việc với ác tâm, những ý định xấu của con người mà họ học cách che giấu những ý nghĩ sai lầm của họ. Nhìn chung, khi chúng ta nói rằng một người không biết thì nói chính xác hơn là họ KHÔNG MUỐN BIẾT.
Theo nguyên tắc suy nghiệm của Plato, học thuyết về sự nhớ lại của ông, tôi muốn làm rõ ràng rằng ở đây sự hiểu biết không chianh xác là nhớ lại (mà theo Plato là nhớ lại từ thế giới quan điểm), mà đúng hơn là một sự đánh thức lại, gợi lại một thứ gì đó vốn đã tồn tại trong bản thân chúng ta – vì chúng ta không thể hiểu được thấu đáo bất kì thứ gì bên ngoài bản thân trừ khi có một điểm tham chiếu tương ứng bên trong chúng ta. Nói chung, con người chỉ nhận thức được những gì gây hứng thú cho họ, nếu không thì họ sẽ nói họ chẳng biết gì về vấn đề.
Ý thức ở bên chúng ta ngay từ khi chúng ta chào đời. Để xử lý tâm bệnh của chúng ta, chúng ta phải nhìn thấy được mình từ chối khá nhiều thứ mà ý thức chỉ cho ta như thế nào và tại sao.
Thêm nữa, tôi tin rằng sự kháng cự là chướng ngại vật lớn nhất của ý thức. Nói ngắn gọn là chúng ta ý thức được những gì mình đang cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Tôi không nói rằng chúng ta nên chịu trách nhiệm phải biết được những chuyện đang diễn ra ở những nơi xa xôi trên hành tinh, nhưng chúng ta có trách nhiệm phải biết được những gì đang diễn ra bên trong bản thân. Tuy nhiên, chúng ta lại cố gắng lờ đi những gì mình biết – và đây là sai lầm lớn nhất.
Bệnh nhân: Hôm nay tôi không cảm thấy tốt.
Nhà phân tâm: Anh đang bị bệnh à?
Bệnh nhân: Không, tôi chỉ là không cảm thấy tốt.
Nhà phân tâm: Nhưng nếu anh đang làm một việc gì đó có ích thì anh sẽ không còn thời gian mà nghĩ về “xác chết” của anh, như cách người ta nói ở Viên.
Nhà phân tâm: Anh đang bị bệnh à?
Bệnh nhân: Không, tôi chỉ là không cảm thấy tốt.
Nhà phân tâm: Nhưng nếu anh đang làm một việc gì đó có ích thì anh sẽ không còn thời gian mà nghĩ về “xác chết” của anh, như cách người ta nói ở Viên.
Ví dụ này minh hoạ làm thế nào khi một người không làm điều tốt mà anh ta nên làm, anh ta tạo ra những cảm xúc tội lỗi rất mạnh mẽ mà anh ta không phải lúc nào cũng nhận ra, nhưng nó bằng cách nào nó vẫn sẽ tác động lên anh ta.
Nỗ lực của Freud để xem đời sống tâm lý theo một đường lối khoa học là rất ngây thơ vì ông đã vi phạm hầu hết các tiêu chuẩn về logic và sự nhất quán. Đầu tiên, ông cho rằng một yếu tố tiêu cực (vô thức) có thể mang lại sự giác ngộ cho nhân loại. Thứ hai, ông cho rằng bệnh tật bắt nguồn từ vô thức. Thứ ba, và tệ nhất, ngay từ đầu ông đã hạ thấp giá trị của ý thức – yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống.
10. CHÚNG TA MANG THEO NHỮNG THÁI ĐỘ BỆNH LÝ CỦA MÌNH ĐẾN KHẮP MỌI NƠI
Những người cuồng tín nhìn chung cho rằng loài người đôi lúc bị ma quỷ xui khiến làm những chuyện xấu xa- chứ không phải là hành vi của chúng ta thường làm có liên quan đến thứ xấu xa.
Những người cuồng tín nhìn chung cho rằng loài người đôi lúc bị ma quỷ xui khiến làm những chuyện xấu xa- chứ không phải là hành vi của chúng ta thường làm có liên quan đến thứ xấu xa.
Bệnh nhân: SM đôi lúc hành xử như thể anh ấy có tính sở hữu.
Nhà phân tâm: Đôi lúc hay là luôn luôn?
Nhà phân tâm: Đôi lúc hay là luôn luôn?
Suy nghĩ của bệnh nhân ở đây là sai hoàn toàn. Nó cho thấy cách chúng ta tin tưởng sai lầm vào cơ cấu xã hội và cách chúng ta hành xử về cơ bản là đúng và chúng ta chỉ đôi lúc mới bị chệch khỏi con đường đúng – thay vì nhìn thấy tất cả các con đường của chúng ta có xu hướng bệnh lý. Nor could it be otherwise, khi điều tệ hại, bệnh lý thắng thế trong nhân loại và xã hội
Chúng ta phải luôn hoài nghi bất kì thái độ nào mà chúng ta có, vì tất cả chúng đều chứa đựng một số yếu tố gây hại. Trên thực tế, không có hành xử nào của con người là hoàn toàn không có sai sót. Sau đây là một vài ví dụ:
Khi các cuộc thập tự chinh của thời Trung cổ được thực hiện để giải phóng Jerusalem khỏi những kẻ ngoại đạo, thì ý định thực sự là để củng cố quyền lực của giáo hội đang trong cuộc khủng hoảng vào thời điểm đó.
Khi Hoa Kỳ tấn công Iran sau khi xâm chiếm Kuwait, ý định thực sự là để tăng cường ngành công nghiệp quân sự của Mĩ, chưa kể đến sự thật là khu vực đó là trung tâm lợi nhuận lớn cho buôn bán ma tuý của Mĩ.
Khi Clinton lên án về tình trạng sử dụng lao động trẻ em ở Brazil, những câu nói cuat ông ta có vẻ cao quý, nhưng trên thực tế ông ta lại cố ngăn cản Brazil cạnh tranh trong thị trường giày dép thế giới- và thậm chí tệ hơn, nó đồng nghĩa với việc cướp đi miếng ăn của những gia đình nghèo mà những đứa trẻ đang muốn giúp gia đình.
Bệnh nhân: Tôi luôn luôn mắc phải những sai lầm giống nhau.
Nhà phân tâm: Và bây giờ nhận ra điều này làm anh cảm thấy thế nào?
Bệnh nhân: Bình tâm hơn nhiều so với quá khứ vì tôi nghĩ bây giờ tôi có thể sửa chữa những sai lầm tệ hại nhất.
Tôi muốn làm rõ ràng ở đây rằng mục đích của trị liệu tâm lý không phải là “xoá bỏ” các vấn đề mà đúng hơn là làm bệnh nhận ý thức về chúng – dù nhưng sai lầm tồi tệ nhất cũng được sửa chữa. Trên thực tế, cách duy nhất có thể để sửa chữa bất kì khó khăn nào là bằng cách biết về nguyên nhân của nó.
Nhà phân tâm: Và bây giờ nhận ra điều này làm anh cảm thấy thế nào?
Bệnh nhân: Bình tâm hơn nhiều so với quá khứ vì tôi nghĩ bây giờ tôi có thể sửa chữa những sai lầm tệ hại nhất.
Tôi muốn làm rõ ràng ở đây rằng mục đích của trị liệu tâm lý không phải là “xoá bỏ” các vấn đề mà đúng hơn là làm bệnh nhận ý thức về chúng – dù nhưng sai lầm tồi tệ nhất cũng được sửa chữa. Trên thực tế, cách duy nhất có thể để sửa chữa bất kì khó khăn nào là bằng cách biết về nguyên nhân của nó.
Bệnh nhân: Tôi không thể vượt qua những căn bệnh của tôi.
Nhà phân tâm: Vấn đề của cô là cô không sẵn sàng đối mặt với những vấn đề của mình.
Bệnh nhân: Nhưng tôi khổ sở vì căn bệnh trầm cảm của tôi.
Nhà phân tâm: Không, cô khổ sở vì cô không muốn nhìn thấy nguyên nhân của bệnh trầm cảm.
Bệnh nhân: Nhưng tôi cũng có những đau đớn trong cơ thể tôi.
Nhà phân tâm: Tất cả mọi người đều chịu đau đớn vì hành vi của họ. Tại sao cô phải khác biệt chứ?
Người loạn thần nặng mong đợi quá trình phân tâm sẽ xoá bỏ được những vấn đề của anh ta, tương tự như cách một bác sỹ phẫu thuật cắt amidan hoặc ruột thừa hoặc một khối u- một quá trình trái ngược với những gì nó nên là vì nó che giấu nguyên nhân thực sự của bệnh, đó là nguyên nhân tâm lý.
Nhà phân tâm: Vấn đề của cô là cô không sẵn sàng đối mặt với những vấn đề của mình.
Bệnh nhân: Nhưng tôi khổ sở vì căn bệnh trầm cảm của tôi.
Nhà phân tâm: Không, cô khổ sở vì cô không muốn nhìn thấy nguyên nhân của bệnh trầm cảm.
Bệnh nhân: Nhưng tôi cũng có những đau đớn trong cơ thể tôi.
Nhà phân tâm: Tất cả mọi người đều chịu đau đớn vì hành vi của họ. Tại sao cô phải khác biệt chứ?
Người loạn thần nặng mong đợi quá trình phân tâm sẽ xoá bỏ được những vấn đề của anh ta, tương tự như cách một bác sỹ phẫu thuật cắt amidan hoặc ruột thừa hoặc một khối u- một quá trình trái ngược với những gì nó nên là vì nó che giấu nguyên nhân thực sự của bệnh, đó là nguyên nhân tâm lý.
Mục đích cơ bản của trị liệu tâm lý không phải là “xoá bỏ” vấn đề mà là trở nên ý thức được về chúng để xử lý chúng. Những gì xảy ra đó là chúng ta muốn xử lý được những xung đột của chúng ta một cách thần kì mà không phải chạm đến gốc rễ của chúng – thái độ tương tự mà chúng ta luôn có trong tất cả các lĩnh vực và mọi thời đại. Một ví dụ là y học hiện đại, giống như thuật giả kim thời trung cổ, nỗ lực chữa trị những bệnh tâm lý và cơ thể với những liều thuốc ma thuật.
Bệnh nhân: Tôi không kể về những vấn đề của con gái tôi trong trị liệu nhóm vì tôi sợ bị công kích.
Nhà phân tâm: Cô gắn trị liệu nhóm với điều gì?
Bệnh nhân: Với sự giúp đỡ.
Nhà phân tâm: Sau đó cô lại xem sự giúp đỡ như một sự công kích, điều tốt như một thứ gì đó xấu xa.
Nhà phân tâm: Cô gắn trị liệu nhóm với điều gì?
Bệnh nhân: Với sự giúp đỡ.
Nhà phân tâm: Sau đó cô lại xem sự giúp đỡ như một sự công kích, điều tốt như một thứ gì đó xấu xa.
Vấn đề lớn nhất của chúng ta không phải là chúng ta có vấn đề, mà là chúng ta không muốn nhìn thấy chúng. Từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, chúng ta phải đối mặt với hàng trăm khó khăn mỗi ngày, mà chúng chỉ có thể được xử lý, chỉ khi nào chúng ta sẵn sàng chấp nhận ý thức về chúng.
11. CÁC TRIỆU CHỨNG LÀ CẦN THIẾT CHO Ý THỨC
Nhân loại luôn luôn xem những triệu chứng tâm lý là rất nguy hiểm đối với những người mắc chúng. Còn tôi thì cho rằng nếu chúng ta không có những triệu chứng về tâm bệnh đó của chúng ta thì sẽ không thể chữa trị được bất kì căn bệnh tâm thần nào.
Nhân loại luôn luôn xem những triệu chứng tâm lý là rất nguy hiểm đối với những người mắc chúng. Còn tôi thì cho rằng nếu chúng ta không có những triệu chứng về tâm bệnh đó của chúng ta thì sẽ không thể chữa trị được bất kì căn bệnh tâm thần nào.
Bệnh nhân: bây giờ tôi rất sợ, tôi đã dừng uống thuốc.
Nhà phân tâm: Bây giờ anh đã dừng uống thuốc, anh đang có ý thức nhiều hơn về nỗi sợ của anh.
Bệnh nhân: Tôi muốn kiểm soát được nỗi sợ này. Bàn tay và bàn chân tôi lạnh toát.
Nhà phân tâm: Không nghi ngờ gì nữa, anh đang trở nên tốt hơn vì anh đang ý thức được mình đang cảm nhận như thế nào.
Bệnh nhân: Vâng, dường như thuốc men đang che giấu những gì mà tôi cảm nhận.
Nhà phân tâm: Điều quan trọng là luôn luôn ý thức được những cảm xúc của anh – ngay cả cảm xúc hoảng sợ – nếu anh muốn tránh nguy cơ lên cơn đau tim hoặc một số vấn đề thể lý nghiêm trọng khác.
Bệnh nhân: Nhưng tôi làm gì để không bị cảm xúc chi phối quá nhiều?
Nhà phân tâm: Sự bảo vệ tốt nhất của anh chính hiểu rõ cảm xúc bản thân anh.
Để chúng ta trở nên ý thức được về bất kì căn bệnh thân xác nào thì phải có một số triệu chứng (khó chịu, đau đớn) trong cơ quan đó để bác sỹ có thể điều trị. Trong đời sống tâm lý, quá trình đó cũng tương tự: lo lắng, trầm cảm, hưng cảm, ám ảnh sợ, phức cảm bị hành hạ ngược đãi và …phục vụ mục đích tương tự.
Nhà phân tâm: Bây giờ anh đã dừng uống thuốc, anh đang có ý thức nhiều hơn về nỗi sợ của anh.
Bệnh nhân: Tôi muốn kiểm soát được nỗi sợ này. Bàn tay và bàn chân tôi lạnh toát.
Nhà phân tâm: Không nghi ngờ gì nữa, anh đang trở nên tốt hơn vì anh đang ý thức được mình đang cảm nhận như thế nào.
Bệnh nhân: Vâng, dường như thuốc men đang che giấu những gì mà tôi cảm nhận.
Nhà phân tâm: Điều quan trọng là luôn luôn ý thức được những cảm xúc của anh – ngay cả cảm xúc hoảng sợ – nếu anh muốn tránh nguy cơ lên cơn đau tim hoặc một số vấn đề thể lý nghiêm trọng khác.
Bệnh nhân: Nhưng tôi làm gì để không bị cảm xúc chi phối quá nhiều?
Nhà phân tâm: Sự bảo vệ tốt nhất của anh chính hiểu rõ cảm xúc bản thân anh.
Để chúng ta trở nên ý thức được về bất kì căn bệnh thân xác nào thì phải có một số triệu chứng (khó chịu, đau đớn) trong cơ quan đó để bác sỹ có thể điều trị. Trong đời sống tâm lý, quá trình đó cũng tương tự: lo lắng, trầm cảm, hưng cảm, ám ảnh sợ, phức cảm bị hành hạ ngược đãi và …phục vụ mục đích tương tự.
Bệnh nhân: Tôi từng bị những cơn nấc cục tồi tệ, bây giờ nó vẫn quay lại. Nhưng trong suốt khoảng thời gian tôi không bị nấc, thì tôi chẳng hề biết bất cứ thứ gì cả. Có vẻ như tôi chỉ có mối quan hệ với những gì xấu!
Nhà phân tâm: nếu ko có triệu chứng đó, anh làm sao biết được là có điều gì đằng sau chứng nấc cục.
Thường thì bất cứ khi nào chúng ta bị đau ốm, chúng ta chạy đến hiệu thuốc để giải thoát mình khỏi vấn đề bằng cách uống thuốc – và trong quá trình chúng ta đánh mất kết nối với ý thức là nền tảng cho sự tồn tại của chúng ta.
Nhà phân tâm: nếu ko có triệu chứng đó, anh làm sao biết được là có điều gì đằng sau chứng nấc cục.
Thường thì bất cứ khi nào chúng ta bị đau ốm, chúng ta chạy đến hiệu thuốc để giải thoát mình khỏi vấn đề bằng cách uống thuốc – và trong quá trình chúng ta đánh mất kết nối với ý thức là nền tảng cho sự tồn tại của chúng ta.
Nhà phân tâm: Hôm nay anh rất yên lặng.
Bệnh nhân: Tôi không biết nói gì. Mới gần đây tôi thấy rất lo lắng.
Nhà phân tâm: Bây giờ anh đang thấy là mình đang lo lắng, đó là một nhận thức rất quan trọng đấy?
Bệnh nhân: Tôi từng cảm thấy lo lắng kể từ khi tôi dấn mình vào tâm linh, nó dạy tôi về tình yêu, tin tưởng vào Chúa – nhưng tôi thấy tôi không tin tưởng Chúa.
Nhà phân tâm: Bây giờ anh có nhận thấy rằng anh không tin tưởng Chúa nhiều như anh nghĩ mình nên làm, và không chấp nhận nhận thức này làm anh thấy rất lo lắng?
Ý thức là sự nhận biết, nhận biết bất kể thứ gì tốt hay xấu – ngay cả sự ý thức được về cái xấu lúc nào cũng đem lại lợi ích to lớn.
Bệnh nhân: Tôi không biết nói gì. Mới gần đây tôi thấy rất lo lắng.
Nhà phân tâm: Bây giờ anh đang thấy là mình đang lo lắng, đó là một nhận thức rất quan trọng đấy?
Bệnh nhân: Tôi từng cảm thấy lo lắng kể từ khi tôi dấn mình vào tâm linh, nó dạy tôi về tình yêu, tin tưởng vào Chúa – nhưng tôi thấy tôi không tin tưởng Chúa.
Nhà phân tâm: Bây giờ anh có nhận thấy rằng anh không tin tưởng Chúa nhiều như anh nghĩ mình nên làm, và không chấp nhận nhận thức này làm anh thấy rất lo lắng?
Ý thức là sự nhận biết, nhận biết bất kể thứ gì tốt hay xấu – ngay cả sự ý thức được về cái xấu lúc nào cũng đem lại lợi ích to lớn.
12. Ý THỨC LÀ LÀNH MẠNH; SỰ THA HOÁ LÀ BỆNH TẬT
Ganh tỵ (bệnh lý) thì không được nhận biết vì nó là một sự chối bỏ của ý thức và do đó chúng ta không thể nhìn thấy nó. Làm sao chúng ta có thể nhận biết được căn bệnh nếu bản thân căn bệnh đó là sự thiếu nhận thức. Trở nên đau ốm tức là không biết, trở nên lành mạnh tức là nhận biết, đặc biệt là nhận biết được những việc sai trái. Khi một người ốm nhận ra được căn bệnh của anh ta (và những nguyên nhân của nó, đặc biệt khi đó là căn bệnh thể xác) thì anh ta sẽ có cơ hội vượt qua nó. Trong trường hợp này, có ý thức là sự lành mạnh trong khi đó không ý thức đồng nghĩa với bệnh.
Ganh tỵ (bệnh lý) thì không được nhận biết vì nó là một sự chối bỏ của ý thức và do đó chúng ta không thể nhìn thấy nó. Làm sao chúng ta có thể nhận biết được căn bệnh nếu bản thân căn bệnh đó là sự thiếu nhận thức. Trở nên đau ốm tức là không biết, trở nên lành mạnh tức là nhận biết, đặc biệt là nhận biết được những việc sai trái. Khi một người ốm nhận ra được căn bệnh của anh ta (và những nguyên nhân của nó, đặc biệt khi đó là căn bệnh thể xác) thì anh ta sẽ có cơ hội vượt qua nó. Trong trường hợp này, có ý thức là sự lành mạnh trong khi đó không ý thức đồng nghĩa với bệnh.
Nói cách khác, bệnh là thiếu vắng sự lành mạnh – một sự chối bỏ, bỏ qua hoặc bóp méo những điều tốt đẹp. Ý thức không mang đến sự lành mạnh mà đúng hơn, lành mạnh là trở nên ý thức; sự lành mạnh về tinh thần không đến từ ý thức mà đúng hơn ý thức chính là sự lành mạnh tinh thần.
Để sống lành mạnh tức là nhìn thấy được; đó là, khi chúng ta lành mạnh về tinh thần, chúng ta nhận biết được sự việc như cách chúng đang tồn tại – nói cách khác, chỉ có một người đủ lành mạnh mới có thể nhìn thấy sự việc đúng như nó đang là. Làm thế nào một ai đó đang có vấn đề về thị lực có thể nhìn thấy mọi thứ đúng đắn? Cũng chính vì lý do này mà người mắc bệnh chống lại cái nhìn của họ, làm tất cả những gì có thể để làm mù con mắt. Chấp nhận ý thức là nhìn thấy để sống; sự tha hoá là sự né tránh nhìn thấy để tránh né cuộc sống.
Bệnh nhân: Thật là sốc khi thấy R vẫn ko đổi mặc cho thời gian anh ta đã tiêu tốn vào hội của chúng ta.
Nhà phân tâm: Anh nghĩ gì về thái độ của anh ấy?
Bệnh nhân: như thể anh ấy đang bệnh.
Nhà phân tâm: hoặc khá mù quáng. R có thể nói rằng anh ấy không nhìn thấy những vấn đề của anh ấy, nhưng anh ấy không thể nói rằng anh ấy đang sống hoà hợp với hội mà anh ấy chung sống, và đó là lý do tại sao anh ta bị buộc phải rời đi.
Câu hỏi cơ bản là liệu một người có tuân theo chỉ dẫn mà anh ấy nhận được hay không và sau đó cố gắng hiểu được lý do tại sao. Trong bất kì trường hợp nào, để trở nên lành mạnh về tinh thần thì người đó phải biết hợp tác – dù làm vậy thường đòi hỏi niềm tin để tin vào sự định hướng của người khác.
Nhà phân tâm: Anh nghĩ gì về thái độ của anh ấy?
Bệnh nhân: như thể anh ấy đang bệnh.
Nhà phân tâm: hoặc khá mù quáng. R có thể nói rằng anh ấy không nhìn thấy những vấn đề của anh ấy, nhưng anh ấy không thể nói rằng anh ấy đang sống hoà hợp với hội mà anh ấy chung sống, và đó là lý do tại sao anh ta bị buộc phải rời đi.
Câu hỏi cơ bản là liệu một người có tuân theo chỉ dẫn mà anh ấy nhận được hay không và sau đó cố gắng hiểu được lý do tại sao. Trong bất kì trường hợp nào, để trở nên lành mạnh về tinh thần thì người đó phải biết hợp tác – dù làm vậy thường đòi hỏi niềm tin để tin vào sự định hướng của người khác.
Chúng ta có thể nói rằng nhìn thấy ban đầu là nhận biết được tất cả mọi thứ đang tồn tại – và chỉ sau khi có cái nhìn tổng quát, thì mới có thể ghi nhận những thiếu sót đang tồn tại, cũng như một vấn đề với mắt thì đơn thuần là một vấn đề trong một phận nào đó cấu thành thị giác.
Khó khăn lớn nhất của chúng ta trong việc trở nên ý thức về những vấn đề của chúng ta nằm ở sự thật là chúng ta đã bỏ rơi ý thức; do đó nó không phải là câu hỏi về sự hiểu biết của chúng ta về điều này hay điều kia, mà đúng hơn là, một lần nữa có chấp nhận sự nhận biết về nó hay không.
Bệnh nhân: RP lúc nào cũng gây khó khăn cho công việc của tôi, cố gắng biết được những việc tôi đang làm để chỉ trích tôi.
Nhà phân tâm: Anh nghĩ gì về thái độ của RP?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ anh ấy ganh tỵ với công việc của tôi, cố phá hỏng nó.
Nhà phân tâm: Anh cần nhìn thấy hành vi đó ở bản thân anh – anh đang phá hoại công việc của anh như thế nào và sau đó cố đổ lỗi cho một ai đó. Anh thậm chí còn mắc một căn bệnh ngăn không cho anh làm việc và sau đó anh đổ lỗi cho bác sỹ, làm cho căn bệnh của anh khó điều trị.
Những người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ phải chú ý khi điều trị cho những người PHÓNG CHIẾU, vì những bệnh nhân đó chuyển những ý định bệnh hoạn của họ sang những người đang điều trị cho họ rồi sau đó đổ lỗi cho những người chăm sóc họ vì căn bệnh của họ.
Nhà phân tâm: Anh nghĩ gì về thái độ của RP?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ anh ấy ganh tỵ với công việc của tôi, cố phá hỏng nó.
Nhà phân tâm: Anh cần nhìn thấy hành vi đó ở bản thân anh – anh đang phá hoại công việc của anh như thế nào và sau đó cố đổ lỗi cho một ai đó. Anh thậm chí còn mắc một căn bệnh ngăn không cho anh làm việc và sau đó anh đổ lỗi cho bác sỹ, làm cho căn bệnh của anh khó điều trị.
Những người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ phải chú ý khi điều trị cho những người PHÓNG CHIẾU, vì những bệnh nhân đó chuyển những ý định bệnh hoạn của họ sang những người đang điều trị cho họ rồi sau đó đổ lỗi cho những người chăm sóc họ vì căn bệnh của họ.
Socratic từng khuyên “hãy hiểu bản thân” có nghĩa là chúng ta phải vượt qua một rào cản lớn của sự ganh tỵ để đạt được sự hiểu mình đó. Trên thực tế, người ganh tỵ không nhìn thấy điều gì sai trái ở bản thân anh ta cả vì khi “cảm xúc” ganh tỵ quá mạnh thì nó khiến họ gần như mù loà.
13. SỐNG LÀNH MẠNH LÀ THÍCH NHỮNG GÌ TỐT ĐẸP; BỆNH TẬT LÀ KINH SỢ KHI NHÌN THẤY NHỮNG SAI LẦM
Tôi đã quan sát thấy có hai kiểu hành vi cơ bản. Một kiểu là loạn thần, ở đó một người cảm thấy kinh sợ khi nhìn thấy bất kì vấn đề nào và có thể trở nên gần như bất động hoàn toàn, như ở trong một trạng thái rối loạn tâm lý. Kiểu khác là hành vi của người cam kết với sự tiến bộ và sự phát triển cá nhân của họ – không cho phép bản thân họ bị giữ lại bởi những thiếu sót của họ và kiên trì cố gắng hiểu được những vấn đề của họ để vượt qua chúng.
Hai kiểu hành vi đó đối lập nhau; ở kiểu một, nỗi sợ và sự hèn nhất chiếm ưu thế; còn ở kiểu kia, những thái độ trung thực và đạo đức là cao nhất cho nên sự thật và điều tốt đẹp thắng thế. Chỉ ở kiểu sau của nhân cách mới đạt được sự cao quý.
Nguyên gốc của từ lành mạnh (sanity) đến từ tiếng Latinh về sức khoẻ (sanus): lành mạnh có nghĩa là sửa chữa những sai lầm, những vấn đề, những khó khăn, bệnh tật. Do đó, từ này chỉ về hành động liên tục – yếu tố quyết định trong mức độ sức khoẻ mà một cá nhân tận hưởng. Tương tự như các nhà triết học hiện sinh, tôi tin rằng chúng ta “xây dựng” (tái lập) “bản chất” của chúng ta (cấu trúc).
Bệnh nhân: Tôi sốc khi nhìn thấy xã hội của chúng ta trì trệ như thế nào, và không có khả năng thay đổi. Tôi từng nghĩ những người ngoài Trái đất có thể làm được việc gì đó để giúp hành tinh chúng ta nhưng họ chẳng làm gì.
Nhà phân tâm: Anh đang nói về người ngoài trái đất hay đang nói về bản thân anh vậy?
Bệnh nhân: Ngay cả nếu tôi muốn làm một việc gì đó thì tôi lại không có thời gian.
Nhà phân tâm: Sự thật là anh quá bất ngờ trước tính ì của người ngoài hành tinh cho thấy anh sốc như thế nào khi nhận thấy sự bất động ù lì của chính anh. Anh lúc nào cũng mong đợi người khác làm những việc mà bản thân anh không thể làm được.
Có hai cấp độ tồn tại của con người: cảm giác, liên kết với các giác quan; và tâm lý, có liên quan đến các cảm xúc và ý nghĩ. Khi tồn tại cảm giác chiếm ưu thế thì một người có thể có một sự cắm chốt môi miệng (thức ăn, đồ uống, trò chuyện), sự cắm chốt hậu môn (tiền bạc, quyền lực xã hội), hay một sự cắm chốt sinh dục (tính tự yêu bản thân, thú nhục dục). Tuy nhiên, yếu tố bên dưới luôn luôn là yếu tố tâm lý: nếu những cảm xúc và ý nghĩ xấu thắng thế thì người đó sẽ bị kiểm soát bởi cảm xúc của anh ấy; nhưng nếu những ý nghĩ và cảm xúc tốt thắng thế thì người đó sẽ bình thường và hứng thú với tất cả những gì tốt đẹp.
Nhà phân tâm: Anh đang nói về người ngoài trái đất hay đang nói về bản thân anh vậy?
Bệnh nhân: Ngay cả nếu tôi muốn làm một việc gì đó thì tôi lại không có thời gian.
Nhà phân tâm: Sự thật là anh quá bất ngờ trước tính ì của người ngoài hành tinh cho thấy anh sốc như thế nào khi nhận thấy sự bất động ù lì của chính anh. Anh lúc nào cũng mong đợi người khác làm những việc mà bản thân anh không thể làm được.
Có hai cấp độ tồn tại của con người: cảm giác, liên kết với các giác quan; và tâm lý, có liên quan đến các cảm xúc và ý nghĩ. Khi tồn tại cảm giác chiếm ưu thế thì một người có thể có một sự cắm chốt môi miệng (thức ăn, đồ uống, trò chuyện), sự cắm chốt hậu môn (tiền bạc, quyền lực xã hội), hay một sự cắm chốt sinh dục (tính tự yêu bản thân, thú nhục dục). Tuy nhiên, yếu tố bên dưới luôn luôn là yếu tố tâm lý: nếu những cảm xúc và ý nghĩ xấu thắng thế thì người đó sẽ bị kiểm soát bởi cảm xúc của anh ấy; nhưng nếu những ý nghĩ và cảm xúc tốt thắng thế thì người đó sẽ bình thường và hứng thú với tất cả những gì tốt đẹp.
Bệnh nhân: Mục tiêu lý tưởng của tôi là kết hôn, vì tôi cho rằng là một phụ nữ độc thân đồng nghĩa với là kẻ thất bại.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về hôn nhân?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ nó là một cách để gây ấn tượng với người khác. Ít nhất thì đó là lí do tại sao mẹ tôi kết hôn với cha tôi – vì tiền của ông ấy.
Nhà phân tâm: Tiền là quyền lực trong xã hội tư bản của chúng ta.
Như chúng ta có thể thấy, bệnh nhân này muốn người bạn đời của cô chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề lớn trong cuộc sống – và điều này là sự thật trong rất nhiều cuộc hôn nhân.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về hôn nhân?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ nó là một cách để gây ấn tượng với người khác. Ít nhất thì đó là lí do tại sao mẹ tôi kết hôn với cha tôi – vì tiền của ông ấy.
Nhà phân tâm: Tiền là quyền lực trong xã hội tư bản của chúng ta.
Như chúng ta có thể thấy, bệnh nhân này muốn người bạn đời của cô chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề lớn trong cuộc sống – và điều này là sự thật trong rất nhiều cuộc hôn nhân.
Bệnh nhân: Tôi rất tức giận khi M nói rằng tôi muốn sống nghèo khổ suốt cuộc đời còn lại của tôi.
Nhà phân tâm: Anh nghĩ điều cô ấy nói là đúng hay sai?
Bệnh nhân: Đúng.
Nhà phân tâm: Theo quan điểm của anh, sự thật giúp anh hay là nó tạo ra vấn đề?
Bệnh nhân: Nó giúp tôi.
Nhà phân tâm: Tại sao anh tức giận khi một ai đó cố gắng làm cho anh chấp nhận điều tốt?
Bệnh nhân: Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại là một kẻ thù của điều tốt đẹp.
Nhà phân tâm: Ý nghĩ đó cho thấy tại sao rất ít người có thể làm một việc gì đó một cách hoàn hảo.
Bệnh nhân: Tôi cũng thấy J đang làm một việc xấu và tôi không nói anh ấy chú ý đến vấn đề đó. Có lẽ vì tôi cũng không muốn anh ấy làm một công việc tốt.
Mục đích của trị liệu tâm lý không phải là sửa chữa những sai lầm, mà là mang đến cho ý thức những cách thức để xử lý chúng.
Nhà phân tâm: Anh nghĩ điều cô ấy nói là đúng hay sai?
Bệnh nhân: Đúng.
Nhà phân tâm: Theo quan điểm của anh, sự thật giúp anh hay là nó tạo ra vấn đề?
Bệnh nhân: Nó giúp tôi.
Nhà phân tâm: Tại sao anh tức giận khi một ai đó cố gắng làm cho anh chấp nhận điều tốt?
Bệnh nhân: Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại là một kẻ thù của điều tốt đẹp.
Nhà phân tâm: Ý nghĩ đó cho thấy tại sao rất ít người có thể làm một việc gì đó một cách hoàn hảo.
Bệnh nhân: Tôi cũng thấy J đang làm một việc xấu và tôi không nói anh ấy chú ý đến vấn đề đó. Có lẽ vì tôi cũng không muốn anh ấy làm một công việc tốt.
Mục đích của trị liệu tâm lý không phải là sửa chữa những sai lầm, mà là mang đến cho ý thức những cách thức để xử lý chúng.
Bệnh nhân: Tôi không biết chuyện gì sai trái với mình. Tôi thường xuyên cảm thấy kiệt sức và tôi không muốn làm gì cả. Ngay cả bạn gái cũng bỏ tôi.
Nhà phân tâm: Tại sao anh nghĩ cô ấy bỏ anh?
Bệnh nhân: Cô ấy là loại đàn bà đó.
Nhà phân tâm: Anh không nghĩ rằng cô ấy cũng mệt mỏi về sự thường xuyên mệt mỏi của anh sao? Anh chịu đau khổ vì lòng ganh tỵ to lớn của anh khiến cho anh huỷ hoại tất cả những gì anh có.
Tôi tin rằng sự sống/bản chất là lành mạnh, và chối bỏ sự sống/bản chất là bệnh tật. Nếu có một khuyết điểm trong bản chất của một người thid người đó sẽ trở nên đau bệnh và môi trưởng của họ cũng thế – bằng chứng là sự huỷ hoại hệ sinh thái đang diễn ra hiện nay.
Nhà phân tâm: Tại sao anh nghĩ cô ấy bỏ anh?
Bệnh nhân: Cô ấy là loại đàn bà đó.
Nhà phân tâm: Anh không nghĩ rằng cô ấy cũng mệt mỏi về sự thường xuyên mệt mỏi của anh sao? Anh chịu đau khổ vì lòng ganh tỵ to lớn của anh khiến cho anh huỷ hoại tất cả những gì anh có.
Tôi tin rằng sự sống/bản chất là lành mạnh, và chối bỏ sự sống/bản chất là bệnh tật. Nếu có một khuyết điểm trong bản chất của một người thid người đó sẽ trở nên đau bệnh và môi trưởng của họ cũng thế – bằng chứng là sự huỷ hoại hệ sinh thái đang diễn ra hiện nay.
14. NHẬN THỨC LÀ LÀNH MẠNH; “MẤT NHẬN THỨC” (THA HOÁ) LÀ BỆNH TẬT
Điều quan trọng cần lưu ý là con người tạo ra sự phân biệt giữa BIẾT và Ý THỨC về một thứ gì đó, cái sau đồng nhất với yếu tố đạo đức và trở nên ý thức rõ ràng một thứ gì đó, xác định những điều mới với các yếu tố đạo đức và làm cho kiến thức trở nên hạn chế, giới hạn, và có tác dụng càng giống một lớp ngụy tạo hơn. Chính vì nguyên nhân này mà giáo dục đại học cần phải đề cập đến những khái niệm trần tục nếu chúng được chấp nhận trong trường học. Kết quả sẽ là càng xa rời thực tế.
Điều quan trọng cần lưu ý là con người tạo ra sự phân biệt giữa BIẾT và Ý THỨC về một thứ gì đó, cái sau đồng nhất với yếu tố đạo đức và trở nên ý thức rõ ràng một thứ gì đó, xác định những điều mới với các yếu tố đạo đức và làm cho kiến thức trở nên hạn chế, giới hạn, và có tác dụng càng giống một lớp ngụy tạo hơn. Chính vì nguyên nhân này mà giáo dục đại học cần phải đề cập đến những khái niệm trần tục nếu chúng được chấp nhận trong trường học. Kết quả sẽ là càng xa rời thực tế.
Quan điểm của tôi là xã hội được tổ chức theo một cách như để che giấu những vấn đề làm ảnh hưởng đến 90% cấu trúc của nó. Đây là nguyên do vì sao hầu hết mọi người không biết chuyện gì đang diễn ra trong những toà nhà chính quyền – và những người trên thực tế nắm quyền lực xã hội thì tin rằng họ không bị tấn công. Nói cách khác, một thái độ cấu thành sự trốn tránh thực tại. Bất kì sự nhận thức nào, bất kể vấn đề tệ đến đâu, lúc nào cũng tốt lành; nhưng chúng ta có sự kháng cự ý thức quá mạnh, một thái độ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề của chúng ta. Vấn đề là sự ngăn chặn ý thức của chúng ta; nếu chúng ta không kìm nén nó, chúng ta sẽ không gánh chịu bất kì thất bại nào.
Bệnh nhân: Tôi dường như mất hứng thú trước nhiều thứ trong cuộc sống, bao gồm cả trị liệu tâm lý theo nhóm.
Nhà phân tâm: Anh gắn trị liệu nhóm với điều gì?
Bệnh nhân: Chúa và sự thật.
Nhà phân tâm: Nếu anh nói rằng anh chối bỏ Chúa và sự thật thì khi đó anh đang nói rằng anh hứng thú với cái xấu và những lời nói dối.
Sau vài phút im lặng, bệnh nhân tiếp tục:
Nhà phân tâm: Anh gắn trị liệu nhóm với điều gì?
Bệnh nhân: Chúa và sự thật.
Nhà phân tâm: Nếu anh nói rằng anh chối bỏ Chúa và sự thật thì khi đó anh đang nói rằng anh hứng thú với cái xấu và những lời nói dối.
Sau vài phút im lặng, bệnh nhân tiếp tục:
Bệnh nhân: nghe có vẻ tuyệt, tôi đoán nó đúng là như vậy.
Nhà phân tâm: Tôi quan sát thấy một thái độ khác ở anh đó là anh không bao giờ chắc chắn trong quan điểm của mình; trong cuộc sống của anh, mọi thứ là có và khômg, tốt và xấu, lành mạnh và ốm đau xảy ra cùng một lúc.
Vấn đề chính của chúng ta là thái độ của chúng ta muốn lờ đi ý thức, mà ý thức là lý do cho sự tồn tại của chúng ta: cuộc sống là ý thức, cái chết là vô thức. Bệnh tâmt bị gây ra bởi trận chiến chống lại việc xử lý nhữung vấn đề của chúng ta do ta gây ra. Bằng cách cố gắng trốn thoát thông qua những hoạt động khoái lạc, những trò tiêu khiển và những kỳ nghỉ, chúng ta làm bản thân quá tải với những khó khăn khiến chúng ta đổ bệnh.
Nhà phân tâm: Tôi quan sát thấy một thái độ khác ở anh đó là anh không bao giờ chắc chắn trong quan điểm của mình; trong cuộc sống của anh, mọi thứ là có và khômg, tốt và xấu, lành mạnh và ốm đau xảy ra cùng một lúc.
Vấn đề chính của chúng ta là thái độ của chúng ta muốn lờ đi ý thức, mà ý thức là lý do cho sự tồn tại của chúng ta: cuộc sống là ý thức, cái chết là vô thức. Bệnh tâmt bị gây ra bởi trận chiến chống lại việc xử lý nhữung vấn đề của chúng ta do ta gây ra. Bằng cách cố gắng trốn thoát thông qua những hoạt động khoái lạc, những trò tiêu khiển và những kỳ nghỉ, chúng ta làm bản thân quá tải với những khó khăn khiến chúng ta đổ bệnh.
Bệnh nhân: tôi thực sự khó chịu khi thấy gia đình tôi ngồi trên bãi biển ở Bahia chẳng làm gì cả suốt một tuần.
Nhà phân tâm: Không làm gì cả hay là đang làm hại cuộc sống của họ bằng sự tha hoá?
Chúng ta đang huỷ hoại bản thân mà không nhận ra, vì chúng ta xem thường việc ý thức điều đó không mang lại cho ta một cuộc sống thoải mái bên ngoài những ảo tưởng- và bi kịch hơn là chúng ta không hề biết chút gì về mối nguy hại chúng ta gây ra cho bản thân. Nói ngắn gọn, điều tốt lành đồng nghĩa với ý thức, bệnh lý là sự vắng mặt của ý thức. Với ý thức, chúng ta làm những gì tốt đẹp; không có ý thức, chúng ta gây hại.
Nhà phân tâm: Không làm gì cả hay là đang làm hại cuộc sống của họ bằng sự tha hoá?
Chúng ta đang huỷ hoại bản thân mà không nhận ra, vì chúng ta xem thường việc ý thức điều đó không mang lại cho ta một cuộc sống thoải mái bên ngoài những ảo tưởng- và bi kịch hơn là chúng ta không hề biết chút gì về mối nguy hại chúng ta gây ra cho bản thân. Nói ngắn gọn, điều tốt lành đồng nghĩa với ý thức, bệnh lý là sự vắng mặt của ý thức. Với ý thức, chúng ta làm những gì tốt đẹp; không có ý thức, chúng ta gây hại.
15. VẤN ĐỀ LỚN NHẤT VỀ Ý THỨC LÀ SỰ KHÔNG NHẬN RA ĐƯỢC ĐIỀU TỐT ĐẸP CỦA CHÚNG TA
Nói chung, con người mất cả cuộc đời để chờ đợi một điều gì đó tốt đẹp đến từ bên ngoài trong khi nó đã có sẵn trong bản chất của họ – mà họ không biết một chút gì về điều này. Nói cách khác, ý thức về điều tốt là thứ khó nhất để chấp nhận – vì bản thân nhận thức đã là một trong những món quà ý nghĩa nhất trong tất cả.
Nói chung, con người mất cả cuộc đời để chờ đợi một điều gì đó tốt đẹp đến từ bên ngoài trong khi nó đã có sẵn trong bản chất của họ – mà họ không biết một chút gì về điều này. Nói cách khác, ý thức về điều tốt là thứ khó nhất để chấp nhận – vì bản thân nhận thức đã là một trong những món quà ý nghĩa nhất trong tất cả.
Bệnh nhân: tôi buộc phải nói với các đồng nghiệp của tôi rằng họ đang làm giảm lợi nhuận của công ty chúng tôi, nhưng tôi không có can đảm để làm việc đó.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của đồng nghiệp anh với điều gì?
Bệnh nhân: Với sự huỷ hoại điều tốt đẹp mà họ có.
Nhà phân tâm: Khi đó anh cũng không ý thức được là anh cũng đang huỷ hoại những thứ giá trị mà anh đang có – đúng như những người khác không nhận ra tất cả những gì tốt đẹp họ đang có.
Dường như vấn đề lớn nhất của chúng ta ngày nay là thiếu ý thức về điều tốt đẹp mà ta đã nhận được, vì để nhìn thấy một sai lầm đang làm hại chúng ta thì trước tiên ta phải ý thức được điều tốt đang có mặt ở khắp mọi nơi. Khi chúng ta không xứng đáng với tất cả những điều tốt đẹp mình nhận được thì ta cũng không trân trọng chúng như chúng ta nên làm.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của đồng nghiệp anh với điều gì?
Bệnh nhân: Với sự huỷ hoại điều tốt đẹp mà họ có.
Nhà phân tâm: Khi đó anh cũng không ý thức được là anh cũng đang huỷ hoại những thứ giá trị mà anh đang có – đúng như những người khác không nhận ra tất cả những gì tốt đẹp họ đang có.
Dường như vấn đề lớn nhất của chúng ta ngày nay là thiếu ý thức về điều tốt đẹp mà ta đã nhận được, vì để nhìn thấy một sai lầm đang làm hại chúng ta thì trước tiên ta phải ý thức được điều tốt đang có mặt ở khắp mọi nơi. Khi chúng ta không xứng đáng với tất cả những điều tốt đẹp mình nhận được thì ta cũng không trân trọng chúng như chúng ta nên làm.
Bệnh nhân: Tôi nhận thấy ở Brazil các bậc phụ huynh thường không hướng dẫn con cái họ- trái ngược với cách mà trẻ em được nuôi dạy ở Pháp, Đức và đặc biệt là ở Anh và Mĩ.
Chúng ta thấy là một mặt việc giám sát trẻ, liên tục chỉ trích chúng vì những lỗi nhỏ chúng làm sai là không tốt, nhưng mặt khác, các bậc cha mẹ thường thất bại trong việc chia sẻ kiến thức quan trọng với con cái của họ về những điều mà chỉ có họ mới có thể truyền cho chúng, những điều rất cơ bản tại thời điểm này trong cuộc sống của trẻ vì tương lai của chúng.
Bệnh nhân: tôi chẳng có gì nhiều để nói cả vì bây giờ tôi nhận thấy các vấn đề của tôi là rất tầm thường, không đáng kể.
Nhà phân tâm: Có phải là, khi bạn trưởng thành thì bạn ít chú ý đến những vấn đề của mình không?
Bệnh nhân: Tôi thật sự thấy xấu hổ vì đã quá xem trọng những chuyện vặt vãnh như thế.
Nhà phân tâm: Có thể vì trong cuộc sống của bạn, bạn không đủ ý thức về tất cả những điều tốt đẹp để cân bằng với những vấn đề bạn đang có.
Điều tôi muốn nói ở đây là ý thức về điều tốt đẹp là cơ bản (chưa kể đén sự thật là điều tốt chính là ý thức), vì điều tốt giúp chúng ta nhìn thấy những mối nguy hại mà chúng ta làm với bản thân – và đồng thời khi chúng ta thành công trong việc nhìn thấy cái gì là tốt thì ý thức đó mang đến cho ta sự tự tin để vượt qua bất kì khó khăn nào.
Nhà phân tâm: Có phải là, khi bạn trưởng thành thì bạn ít chú ý đến những vấn đề của mình không?
Bệnh nhân: Tôi thật sự thấy xấu hổ vì đã quá xem trọng những chuyện vặt vãnh như thế.
Nhà phân tâm: Có thể vì trong cuộc sống của bạn, bạn không đủ ý thức về tất cả những điều tốt đẹp để cân bằng với những vấn đề bạn đang có.
Điều tôi muốn nói ở đây là ý thức về điều tốt đẹp là cơ bản (chưa kể đén sự thật là điều tốt chính là ý thức), vì điều tốt giúp chúng ta nhìn thấy những mối nguy hại mà chúng ta làm với bản thân – và đồng thời khi chúng ta thành công trong việc nhìn thấy cái gì là tốt thì ý thức đó mang đến cho ta sự tự tin để vượt qua bất kì khó khăn nào.
Khi chúng ta đi tham vấn một nhà trị liệu tâm lý thì chúng ta đang tìm kiếm một ai đó giúp chúng ta xử lý những vấn đề và xung đột nội tâm của chúng ta. Trong phân tâm học, nếu bệnh nhân từng cư xử gây hấn với người khác hoặc bản thân anh ta trầm cảm, anh ta không hứng thú nhìn thấy những gì anh ta làm sai mà đúng hơn là tìm cách làm sao để cải thiện cuộc đời anh ta và né tránh những vấn đề lớn hơn. Nhìn chung, chúng ta chỉ thay đổi khi cảm thấy nó có lợi cho chính bản thân ta mà thôi
NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT CẦN NHỚ VỀ SỰ KHÁNG CỰ
1. Kháng cự nhận thức làm chúng ta mắc bệnh.
1. Kháng cự nhận thức làm chúng ta mắc bệnh.
2. Sự kháng cự dẫn đến sự thiếu ý thức, dập tắt tình cảm.
3. Mục đích của trị liệu tâm lý là xử lý sự kháng cự và vô hiệu hoá sự kháng cự.
4. Sự kháng cự ngăn không cho chúng ta nhận ra những vấn đè của chúng ta; ý thức hoá là con đường duy nhất để đạt được hoà bình trên trái đất.
5. Đổ lỗi các vấn đề cho “vô thức” là một nỗ lực để trốn thoát khỏi thực tế.
6. Kháng cự nhận thức dẫn đến bệnh; chấp nhận nhận thức dẫn đến sự lành mạnh. Trong khi sự lành mạnh là có thể nhận ra được, thì nguyên nhân của bệnh lại không. Thách thức trong việc xử lý với lòng ganh tỵ là chúng ta không thể nhận ra nó ở bản thân mình.
7. Sự lành mạnh về tinh thần là nỗ lực để vượt qua những vấn đề đối với việc yêu thích cái tốt lành; bệnh tật là sự từ chối sửa chữa lỗi lầm và đầu hàng trước những lỗi lầm của bản thân.
8. Hãy cảnh giác trước những người không chấp nhận ý thức.
Phần 3 Phóng chiếu (hoang tưởng)
Biểu đồ dưới đây minh hoạ làm thế nào một người không sẵn sàng chấp nhận bất kì sự ý thức nào về những khuyết điểm của anh ta hoặc những vấn đề về ý chí, thông qua quá trình của sự hoang tưởng, phóng chiếu chúng sang một thứ gì đó hoặc một ai đó – đến mức bị loạn thần, là chứng bệnh tâm thần nghiêm trọng nhất trong tất cả các bệnh tâm thần và khó điều trị nhất.
Biểu đồ dưới đây minh hoạ làm thế nào một người không sẵn sàng chấp nhận bất kì sự ý thức nào về những khuyết điểm của anh ta hoặc những vấn đề về ý chí, thông qua quá trình của sự hoang tưởng, phóng chiếu chúng sang một thứ gì đó hoặc một ai đó – đến mức bị loạn thần, là chứng bệnh tâm thần nghiêm trọng nhất trong tất cả các bệnh tâm thần và khó điều trị nhất.
1. NHỮNG SỰ HOANG TƯỞNG CỦA CHÚNG TA BẮT ĐẦU BẰNG SỰ PHÓNG CHIẾU CỦA CHÚNG TA
Nếu sự ganh tỵ không được ý thức thì chúng ta sẽ tự động phóng chiếu – nghĩa là nếu chúng ta không nhìn thấy vấn đề ở trong bản thân mình, chúng ta sẽ chuyển nó sang người khác. Tôi tin rằng bệnh tật bắt đầu với quá trình phóng chiếu, và sự phóng chiếu càng lớn, người đó càng bệnh. Một người phóng chiếu là người bệnh; một người nội tâm hoá là người lành mạnh. Nếu tôi phóng chiếu những gì là tôi (cảm xúc của tôi, những ý nghĩ, thái độ, trạng thái tinh thần của tôi) sang người khác, thì trên thực tế tôi đang bịa ra một huyễn tưởng, một sự hoang tưởng rất khó cho tôi nhận ra. Đây là quá trình mà người bệnh tâm thần thường nuôi dưỡng những ý nghĩ vô lý, xa rời thực tế.
Nếu sự ganh tỵ không được ý thức thì chúng ta sẽ tự động phóng chiếu – nghĩa là nếu chúng ta không nhìn thấy vấn đề ở trong bản thân mình, chúng ta sẽ chuyển nó sang người khác. Tôi tin rằng bệnh tật bắt đầu với quá trình phóng chiếu, và sự phóng chiếu càng lớn, người đó càng bệnh. Một người phóng chiếu là người bệnh; một người nội tâm hoá là người lành mạnh. Nếu tôi phóng chiếu những gì là tôi (cảm xúc của tôi, những ý nghĩ, thái độ, trạng thái tinh thần của tôi) sang người khác, thì trên thực tế tôi đang bịa ra một huyễn tưởng, một sự hoang tưởng rất khó cho tôi nhận ra. Đây là quá trình mà người bệnh tâm thần thường nuôi dưỡng những ý nghĩ vô lý, xa rời thực tế.
Bệnh nhân: Tôi luôn luôn phải canh chừng lòng ganh tỵ. Nếu không, nó sẽ kiểm soát tôi hoàn toàn.
Nhà phân tâm: Quan điểm của anh là anh có thể thoát khỏi lòng ganh tỵ hoàn toàn.
Tôi cho rằng lòng ganh tỵ là lý do tại sao đời sống trí tuệ của chúng ta vận hành chưa tới mười phần trăm khả năng của nó. Nếu chúng ta cho phép hành vi của mình dựa trên sự ganh tỵ thì hậu quả đầu tiên là chúng ta loại bỏ những nền tảng cho sự phát triển về trí tuệ của chúng ta và do đó những đánh giá về giá trị của chúng ta bị đảo ngược.
Nhà phân tâm: Quan điểm của anh là anh có thể thoát khỏi lòng ganh tỵ hoàn toàn.
Tôi cho rằng lòng ganh tỵ là lý do tại sao đời sống trí tuệ của chúng ta vận hành chưa tới mười phần trăm khả năng của nó. Nếu chúng ta cho phép hành vi của mình dựa trên sự ganh tỵ thì hậu quả đầu tiên là chúng ta loại bỏ những nền tảng cho sự phát triển về trí tuệ của chúng ta và do đó những đánh giá về giá trị của chúng ta bị đảo ngược.
Sự kháng cự nhìn thấy vấn đề (những lỗi lầm của chúng ta, những khuyết điểm của chúng ta) có liên quan trực tiếp đến sự ganh tỵ của chúng ta, rõ ràng chúng ta cảm thấy quá xấu hổ để thừa nhận. Đây là hậu quả đầu tiên của sự ganh tỵ; hậu quả thứ hai là sự phóng chiếu, bao gồm việc gán cho người khác thứ mà chúng ta ghét nhìn thấy ở bản thân mình. Hậu quả thứ hai này dẫn đến những bệnh tâm thần nghiêm trọng nhất. Với điều này, chúng ta hoàn thành xong tam giác quái quỷ của tâm bệnh.
Quá trình phóng chiếu dẫn đến suy nghĩ hoang tưởng, vì nó loại bỏ mối liên hệ với bản thân của người đó. Nếu tôi nhận thấy lỗi lầm nằm ở người khác thì khi đó tôi không “tồn tại” và nếu tôi không giả định trách nhiệm cho những sai lầm của riêng tôi thì khi đó tôi thoải mái thực hiện tất cả các kiểu hành vi tiêu cực.
Bệnh nhân: Tôi đồng nhất với BP trong nhóm trị liệu tâm lý cuối cùng.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của BP với điều gì?
Bệnh nhân: sự phóng chiếu.
Khi chúng ta ngoại hiện những vấn đề của mình, chúng ta đánh mất kết nối với thực tế vì chúng ta mất liên hệ với bản thân và không biết mình nghĩ gì. Đây là lý do tại sao khi một ai đó cố gắng chỉnh sửa chúng ta, chúng ta nổi giận và hành xử giống như đứa trẻ nổi cơn tanh bành.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của BP với điều gì?
Bệnh nhân: sự phóng chiếu.
Khi chúng ta ngoại hiện những vấn đề của mình, chúng ta đánh mất kết nối với thực tế vì chúng ta mất liên hệ với bản thân và không biết mình nghĩ gì. Đây là lý do tại sao khi một ai đó cố gắng chỉnh sửa chúng ta, chúng ta nổi giận và hành xử giống như đứa trẻ nổi cơn tanh bành.
Bệnh nhân: Tôi nằm mơ thấy mình đang có một chuyến du lịch kì diệu và đột nhiên một phụ nữ nhảy ra khỏi chiếc xe buýt đang chạy, làm hỏng chuyến đi.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của người phụ nữ đó với điều gì?
Bệnh nhân: Đó là sự ganh tỵ, muốn huỷ diệt mọi thứ.
Chúng ta nhận thấy, khi sự ganh tỵ không được ý thức, khiến chúng ta huỷ hoại cuộc sống của chính mình và của người khác, chúng ta làm rối cuộc đời mình và người khác.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của người phụ nữ đó với điều gì?
Bệnh nhân: Đó là sự ganh tỵ, muốn huỷ diệt mọi thứ.
Chúng ta nhận thấy, khi sự ganh tỵ không được ý thức, khiến chúng ta huỷ hoại cuộc sống của chính mình và của người khác, chúng ta làm rối cuộc đời mình và người khác.
Bệnh nhân: Tôi rất bất hạnh khi sống cùng JP.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về cuộc sống cùng với anh ấy?
Bệnh nhân: Toàn bộ cuộc đời anh ta dành cho chính trị, và nó làm tôi phẫn nộ.
Nhà phân tâm: Có phải cô ganh tỵ với sở thích về chính trị của anh ấy?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ vậy.
Nhà phân tâm: Cô đau khổ vì ganh tỵ với anh ấy – nhưng cô lại cho rằng anh ấy là nguyên nhân gây ra đau khổ cho cô.
Chúng ta trở nên đau ốm như là hệ quả của lòng ganh tỵ của chúng ta – và khi chúng ta đổ lỗi cho người chúng ta ganh tỵ vì sự đau khổ do bản thân ta tạo ra.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về cuộc sống cùng với anh ấy?
Bệnh nhân: Toàn bộ cuộc đời anh ta dành cho chính trị, và nó làm tôi phẫn nộ.
Nhà phân tâm: Có phải cô ganh tỵ với sở thích về chính trị của anh ấy?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ vậy.
Nhà phân tâm: Cô đau khổ vì ganh tỵ với anh ấy – nhưng cô lại cho rằng anh ấy là nguyên nhân gây ra đau khổ cho cô.
Chúng ta trở nên đau ốm như là hệ quả của lòng ganh tỵ của chúng ta – và khi chúng ta đổ lỗi cho người chúng ta ganh tỵ vì sự đau khổ do bản thân ta tạo ra.
2. Phóng chiếu (Hoang tưởng) đến từ sự kháng cự nhìn thấy sự ganh tỵ (đảo ngược)
Có ba bước dẫn đến bệnh lý: a) quá trình ganh tỵ, tạo ra sự đảo ngược; b) kháng cự, gây cản trở ý thức; và c) phóng chiếu, bịa ra những hoang tưởng.
Có ba bước dẫn đến bệnh lý: a) quá trình ganh tỵ, tạo ra sự đảo ngược; b) kháng cự, gây cản trở ý thức; và c) phóng chiếu, bịa ra những hoang tưởng.
Bệnh nhân: Hôm qua, khi tôi về nhà, chồng tôi nổi giận vì con trai của chúng tôi đi nha sỹ mà không có chị gái đi cùng.
Nhà phân tâm: Chuyện gì đã xảy ra?
Bệnh nhân: Vì con gái tôi chưa sẵn sàng để đi, cho nên thằng bé đã lấy xe hơi và đi gặp nha sỹ. Chồng tôi nổi giận với thằng bé, không phải cô chị.
Nhà phân tâm: Chị gắn hành vi của chồng chị với điều gì?
Bệnh nhân: Anh ấy chẳng nói gì cả. Anh ấy nghĩ rằng mọi người đã biết họ nên làm điều gì, nên họ không cần được thông báo cho biết.
Nhà phân tâm: Cho thấy anh ấy đang làm hại con gái chị khi không chỉ ra những sai lầm của cháu, đúng không?
Bệnh nhân: Toàn bộ gia đình anh ấy đều làm giống thế.
Điều quan trọng cần lưu ý là việc không muốn chỉ ra những lỗi lầm của một người nào đó cho họ cho thấy một sự kháng cự mạnh mẽ với ý thức.
Bệnh nhân: tôi vốn dĩ là đã cô lập lắm rồi nhưng mà tôi đang có xu hướng muốn cô lập hơn nữa vì tôi nghĩ rằng người khác đang phá hỏng cuộc đời tôi.
Nhà phân tâm: Họ phá hỏng điều gì?
Bệnh nhân: những quan điểm và cảm xúc của tôi.
Nhà phân tâm: đó không phải là do sự kháng cự và kìm nén của bạn hay sao? Kể cho tôi nghe về những quan điểm đó của bạn.
Bệnh nhân: Tôi nghĩ người khác đang chống lại tôi, muốn làm tổn thương tôi.
Nhà phân tâm: Sau đó bạn phóng chiếu sang người khác thái độ này của bạn, tức là bạn đang chống lại cuộc sống của chính bạn?
Tôi đưa ví dụ này vào để cảnh báo độc giả về hành vi mà Freud gọi là bản năng chết, trên thực tế có liên quan đến việc tấn công bản thân ở một người – và sau đó phóng chiếu sự tấn công đó sang người khác, do đó tạo ra sự căng thẳng không cần thiết trong cuộc sống xã hội.
Nhà phân tâm: Chuyện gì đã xảy ra?
Bệnh nhân: Vì con gái tôi chưa sẵn sàng để đi, cho nên thằng bé đã lấy xe hơi và đi gặp nha sỹ. Chồng tôi nổi giận với thằng bé, không phải cô chị.
Nhà phân tâm: Chị gắn hành vi của chồng chị với điều gì?
Bệnh nhân: Anh ấy chẳng nói gì cả. Anh ấy nghĩ rằng mọi người đã biết họ nên làm điều gì, nên họ không cần được thông báo cho biết.
Nhà phân tâm: Cho thấy anh ấy đang làm hại con gái chị khi không chỉ ra những sai lầm của cháu, đúng không?
Bệnh nhân: Toàn bộ gia đình anh ấy đều làm giống thế.
Điều quan trọng cần lưu ý là việc không muốn chỉ ra những lỗi lầm của một người nào đó cho họ cho thấy một sự kháng cự mạnh mẽ với ý thức.
Bệnh nhân: tôi vốn dĩ là đã cô lập lắm rồi nhưng mà tôi đang có xu hướng muốn cô lập hơn nữa vì tôi nghĩ rằng người khác đang phá hỏng cuộc đời tôi.
Nhà phân tâm: Họ phá hỏng điều gì?
Bệnh nhân: những quan điểm và cảm xúc của tôi.
Nhà phân tâm: đó không phải là do sự kháng cự và kìm nén của bạn hay sao? Kể cho tôi nghe về những quan điểm đó của bạn.
Bệnh nhân: Tôi nghĩ người khác đang chống lại tôi, muốn làm tổn thương tôi.
Nhà phân tâm: Sau đó bạn phóng chiếu sang người khác thái độ này của bạn, tức là bạn đang chống lại cuộc sống của chính bạn?
Tôi đưa ví dụ này vào để cảnh báo độc giả về hành vi mà Freud gọi là bản năng chết, trên thực tế có liên quan đến việc tấn công bản thân ở một người – và sau đó phóng chiếu sự tấn công đó sang người khác, do đó tạo ra sự căng thẳng không cần thiết trong cuộc sống xã hội.
Ngay cả sau khi nghe những diễn giải đó, bệnh nhân đã bỏ việc điều trị một thời gian.
Bệnh nhân: Tôi không muốn nhìn thấy những vấn đề của tôi.
Nhà phân tâm: Khi đó cô nghĩ rằng biết được những chuyện xấu là có hại chứ không phải điều tốt.
Bệnh nhân: Tôi giống như một con quỷ.
Nhà phân tâm: đó là lý do vì sao cái ác vẫn còn ẩn giấu và lộng hành được. và con quỷ ngay khi anh phóng thích nó sẽ làm công việc của nó.
Bệnh nhân: Nhưng nó luôn độc ác.
Nhà phân tâm: Trong bất kì trường hợp nào, cách duy nhất để tránh điều xấu là nhận ra nó.
Dễ dàng nhìn thấy bệnh nhân này bằng việc xem bản thân cô ấy như một con quỷ, đã kháng cự mạnh mẽ ý thức về những lỗi lầm của cô ấy.
Nhà phân tâm: Khi đó cô nghĩ rằng biết được những chuyện xấu là có hại chứ không phải điều tốt.
Bệnh nhân: Tôi giống như một con quỷ.
Nhà phân tâm: đó là lý do vì sao cái ác vẫn còn ẩn giấu và lộng hành được. và con quỷ ngay khi anh phóng thích nó sẽ làm công việc của nó.
Bệnh nhân: Nhưng nó luôn độc ác.
Nhà phân tâm: Trong bất kì trường hợp nào, cách duy nhất để tránh điều xấu là nhận ra nó.
Dễ dàng nhìn thấy bệnh nhân này bằng việc xem bản thân cô ấy như một con quỷ, đã kháng cự mạnh mẽ ý thức về những lỗi lầm của cô ấy.
3. Phóng chiếu đưa chúng ta ra ngoài thực tế
Trong quá trình phóng chiếu, chúng ta chuyển một hình ảnh tinh thần sang người khác như thể nó là thực tế, hình thành nên một ảo giác – và nếu ý tưởng được phóng chiếu là một ý tưởng gây hấn, thì người phóng chiếu nó bước vào sự hoang tưởng ngược đãi
Trong quá trình phóng chiếu, chúng ta chuyển một hình ảnh tinh thần sang người khác như thể nó là thực tế, hình thành nên một ảo giác – và nếu ý tưởng được phóng chiếu là một ý tưởng gây hấn, thì người phóng chiếu nó bước vào sự hoang tưởng ngược đãi
Bệnh nhân: Tôi không biết tại sao LP từ chối tôi dữ dội như vậy! Hay là tôi mới là người đang từ chối và đổ lỗi cho anh ấy?
Nhà phân tâm: Cô có nhìn thấy ở anh ấy cách cô từ chối bản thân cô không?
Như chúng ta thấy, quá trình phóng chiếu đưa một người ra bên ngoài thực tế: a) vì sự phóng chiếu không là gì khác ngoài một huyễn tưởng, hay đúng hơn một hoang tưởng được tạo ra trong tâm trí của một người; và b) không có khả năng thiết lập một mối quan hệ vì những ý nghĩ của người đó về người khác là không thật.
Bệnh nhân: Có vẻ như khi tôi dừng uống thuốc an thần thì tôi trở nên tệ hơn.
Nhà phân tâm: Ý cô là gì?
Bệnh nhân: Tôi bắt đầu nghĩ về con gái tôi đã đến Mĩ và tôi rất buồn. Nó không bao giờ chấp nhận tình yêu của tôi.
Nhà phân tâm: Cô có nhìn thấy những gì mà cô đang phóng chiếu sang con gái cô không? Khó khăn cho đi tình yêu của cô, vì những loại thuốc cô uống đã bóp chết những cảm xúc của cô một thời gian dài.
Bệnh nhân: Bây giờ tôi đã nhận ra khi tôi uống thuốc, tôi không cảm nhận được gì.
Nhà phân tâm: Cô có nhìn thấy ở anh ấy cách cô từ chối bản thân cô không?
Như chúng ta thấy, quá trình phóng chiếu đưa một người ra bên ngoài thực tế: a) vì sự phóng chiếu không là gì khác ngoài một huyễn tưởng, hay đúng hơn một hoang tưởng được tạo ra trong tâm trí của một người; và b) không có khả năng thiết lập một mối quan hệ vì những ý nghĩ của người đó về người khác là không thật.
Bệnh nhân: Có vẻ như khi tôi dừng uống thuốc an thần thì tôi trở nên tệ hơn.
Nhà phân tâm: Ý cô là gì?
Bệnh nhân: Tôi bắt đầu nghĩ về con gái tôi đã đến Mĩ và tôi rất buồn. Nó không bao giờ chấp nhận tình yêu của tôi.
Nhà phân tâm: Cô có nhìn thấy những gì mà cô đang phóng chiếu sang con gái cô không? Khó khăn cho đi tình yêu của cô, vì những loại thuốc cô uống đã bóp chết những cảm xúc của cô một thời gian dài.
Bệnh nhân: Bây giờ tôi đã nhận ra khi tôi uống thuốc, tôi không cảm nhận được gì.
Lưu ý rằng với cách suy nghĩ đảo lộn của chúng ta, chúng ta xem những cảm xúc là không thích hợp, cứ như thể chúng là nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần, thay vào đó chính sự kháng cự lại các cảm xúc của chúng ta đã đem đến tất cả các bệnh tinh thần-xã hội.
Bệnh nhân: Tôi biết mình không nên tranh cãi với quá nhiều người, nhưng một số người khiến tôi không thể chịu nổi.
Nhà phân tâm: Điều quan trọng là ý thức được tại sao anh thích hoặc ghét một người nào đó, vì luôn luôn có một số lý do đứng trước, một thứ gì đó mà anh phóng chiếu, nó quyết định việc anh thích hoặc ghét bất kì ai.
Cả tri thức lẫn tình cảm khởi từ điều tiên nghiệm quyết định kiểu đời người ta sống, tạo nên sự đồng thuận tương xứng với cốt lõi (tình yêu) hoặc với các phóng chiếu của người ta , tức các ý tưởng tưởng tượng (hoang tưởng) chúng ta có về kẻ khác.
Nhà phân tâm: Điều quan trọng là ý thức được tại sao anh thích hoặc ghét một người nào đó, vì luôn luôn có một số lý do đứng trước, một thứ gì đó mà anh phóng chiếu, nó quyết định việc anh thích hoặc ghét bất kì ai.
Cả tri thức lẫn tình cảm khởi từ điều tiên nghiệm quyết định kiểu đời người ta sống, tạo nên sự đồng thuận tương xứng với cốt lõi (tình yêu) hoặc với các phóng chiếu của người ta , tức các ý tưởng tưởng tượng (hoang tưởng) chúng ta có về kẻ khác.
Bệnh nhân (một luật sư): Một hợp đồng của tôi với một khách hàng kết thúc với bất lợi cho anh ấy vì anh ấy cố chơi khăm tôi nhưng không thành công. Tôi rất phẫn nộ khi tôi phát hiện ra sự gian dối của anh ta.
Nhà phân tâm: Làm sao anh ấy lại cố chơi khăm anh?
Bệnh nhân: Anh ta bán cho tôi một vụ kiện với giá $6000 nhưng sau đó đưa vụ kiện cho luật sư khác, người đã trả cho anh ta $11000 – nhưng anh ấy bị thiệt hại $40,000 mà lẽ ra anh ta sẽ được nhận.
Nhà phân tâm: Điều đó chỉ cho anh thấy điều gì?
Bệnh nhân: Vì anh ta đang cố trở nên khôn ngoan nhưng rốt cuộc lại mất tiền mà lẽ ra có thể là của anh ra nếu anh ta chỉ cần đợi lâu hơn một chút.
Nhà phân tâm: Anh đang căm phẫn về sự gian dối của anh ta, hay là vì anh nhìn thấy được thái độ của anh ta gây hại cho bản thân, tương tự như anh đang làm với chính bản thân anh?
Chúng ta cần nhận ra sự thật là chứng hoang tưởng luôn luôn thắng thế trong quá trình phóng chiếu – Phóng chiếu đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá – vì cả hai quá trình đó nằm ngoài thực tế.
Nhà phân tâm: Làm sao anh ấy lại cố chơi khăm anh?
Bệnh nhân: Anh ta bán cho tôi một vụ kiện với giá $6000 nhưng sau đó đưa vụ kiện cho luật sư khác, người đã trả cho anh ta $11000 – nhưng anh ấy bị thiệt hại $40,000 mà lẽ ra anh ta sẽ được nhận.
Nhà phân tâm: Điều đó chỉ cho anh thấy điều gì?
Bệnh nhân: Vì anh ta đang cố trở nên khôn ngoan nhưng rốt cuộc lại mất tiền mà lẽ ra có thể là của anh ra nếu anh ta chỉ cần đợi lâu hơn một chút.
Nhà phân tâm: Anh đang căm phẫn về sự gian dối của anh ta, hay là vì anh nhìn thấy được thái độ của anh ta gây hại cho bản thân, tương tự như anh đang làm với chính bản thân anh?
Chúng ta cần nhận ra sự thật là chứng hoang tưởng luôn luôn thắng thế trong quá trình phóng chiếu – Phóng chiếu đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá – vì cả hai quá trình đó nằm ngoài thực tế.
4. Mọi bệnh tật bắt nguồn từ quá trình phóng chiếu
Nếu một lý thuyết không dựa trên thực tế thì nó được xem là hoang tưởng. Tôi muốn chi ra ở đây quan điểm về sự loạn luân của Freud – cha đẻ của phân tâm học có thể có vấn đề đó vì ông ất rất bệnh. Tôi cho rằng hành vi nào bắt nguồn từ cái gọi là vô thức thì đều là bệnh lý – đó là lý do tại sao phương pháp luận dựa theo liên tưởng là sai lầm. Tôi đang chỉ ra rằng việc chữa trị không đến từ vô thức mà đúng hơn là bằng việc cởi mở trước ý thức.
Nếu một lý thuyết không dựa trên thực tế thì nó được xem là hoang tưởng. Tôi muốn chi ra ở đây quan điểm về sự loạn luân của Freud – cha đẻ của phân tâm học có thể có vấn đề đó vì ông ất rất bệnh. Tôi cho rằng hành vi nào bắt nguồn từ cái gọi là vô thức thì đều là bệnh lý – đó là lý do tại sao phương pháp luận dựa theo liên tưởng là sai lầm. Tôi đang chỉ ra rằng việc chữa trị không đến từ vô thức mà đúng hơn là bằng việc cởi mở trước ý thức.
Bệnh nhân: Tôi không cảm thấy ổn.
Nhà phân tâm: Có phải là do anh không chấp nhận cuộc sống?
Bệnh nhân: Tất cả những gì tôi muốn là sự lành mạnh. Và những chuyện còn lại sẽ ổn thỏa
Nhà phân tâm: Không, sự lành mạnh chỉ đến nếu anh chấp nhận cuộc sống.
Những gì thực sự xảy ra là một “cảm xúc” tiêu cực (một sự chống lại cảm xúc) không được nhìn nhận chính xác vì nó không hợp lý. Chỉ khi người đó sống phù hợp với sự thật thì mới có thể nhận ra sự vắng mặt của nó. Nói cách khác, chỉ có một cá nhân tốt mới có thể nhìn thấy sự xấu xa (những thái độ và hành vi tiêu cực).
Nhà phân tâm: Có phải là do anh không chấp nhận cuộc sống?
Bệnh nhân: Tất cả những gì tôi muốn là sự lành mạnh. Và những chuyện còn lại sẽ ổn thỏa
Nhà phân tâm: Không, sự lành mạnh chỉ đến nếu anh chấp nhận cuộc sống.
Những gì thực sự xảy ra là một “cảm xúc” tiêu cực (một sự chống lại cảm xúc) không được nhìn nhận chính xác vì nó không hợp lý. Chỉ khi người đó sống phù hợp với sự thật thì mới có thể nhận ra sự vắng mặt của nó. Nói cách khác, chỉ có một cá nhân tốt mới có thể nhìn thấy sự xấu xa (những thái độ và hành vi tiêu cực).
Bệnh nhân: Hôm nay tôi cảm thấy rất đau khổ. Tối qua tôi cảm nhận có một thứ gì đó đen tối và đáng sợ gần tôi và tôi cố lờ nó đi.
Nhà phân tâm: Cô gắn thứ đó với điều gì?
Bệnh nhân: Sức mạnh của thứ xấu xa.
Nhà phân tâm: Cô có nhận thấy bằng việc cố gắng lờ đi thứ xấu xa đến từ bên trong cô, cô trở nên đau khổ?
Bất kì và tất cả các quá trình bệnh lý đều bắt nguồn từ thái độ của chúng ta không muốn nhìn thấy căn bệnh đó đến từ sự chối bỏ ý thức của chúng ta.
Nhà phân tâm: Cô gắn thứ đó với điều gì?
Bệnh nhân: Sức mạnh của thứ xấu xa.
Nhà phân tâm: Cô có nhận thấy bằng việc cố gắng lờ đi thứ xấu xa đến từ bên trong cô, cô trở nên đau khổ?
Bất kì và tất cả các quá trình bệnh lý đều bắt nguồn từ thái độ của chúng ta không muốn nhìn thấy căn bệnh đó đến từ sự chối bỏ ý thức của chúng ta.
Bệnh nhân (một nhà phân tâm học): Một bệnh nhân của tôi nói rằng anh rất trung thực nhưng chính phủ đã hối lộ, và sau đó tôi chỉ cho anh thấy chính phủ (sự hối lộ) đại diện trong bản thân anh.
Nhà phân tâm: Tại sao anh không nói với anh ấy rằng anh ấy đang lý tưởng hoá bản thân quá nhiều?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ rằng khi làm thế tôi sẽ không tuân theo kỹ thuật phân tâm.
Nhà phân tâm: Nếu anh cho phép một bệnh nhân có sự liên tưởng sai theo lối này, đó là vì anh tin rằng sự lành mạnh về tinh thần có thể đến từ căn bệnh.
Tôi tin rằng vô thức là bệnh, và vô thức không chứa bất kì sự lành mạnh nào mà một người cần để chữa lành những căn bệnh của anh ta – tự thận nó là một quan điểm bệnh hoạn!
Nhà phân tâm: Tại sao anh không nói với anh ấy rằng anh ấy đang lý tưởng hoá bản thân quá nhiều?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ rằng khi làm thế tôi sẽ không tuân theo kỹ thuật phân tâm.
Nhà phân tâm: Nếu anh cho phép một bệnh nhân có sự liên tưởng sai theo lối này, đó là vì anh tin rằng sự lành mạnh về tinh thần có thể đến từ căn bệnh.
Tôi tin rằng vô thức là bệnh, và vô thức không chứa bất kì sự lành mạnh nào mà một người cần để chữa lành những căn bệnh của anh ta – tự thận nó là một quan điểm bệnh hoạn!
Khi một người trở nên phãn nộ trước những hành vi hung ác của người khác, đó là vì bản thân anh ta không muốn nhìn thấy những ý định hung ác của anh ta. Đó là lý do tại sao nhiều công tố viên, nhà lập pháp và những người có quyền lực đã tano ra nhiều cách thức khác nhau (ghế điện, tiêm chất độc) để giết những ai gợi nhắc cho họ về những ý định bất lương bị che giấu của họ- cho thấy rõ ràng họ đang tấn công người khác để bảo vệ cho những điều luật do bản thân họ tạo ra.
5. Quá trình phóng chiếu (hoang tưởng) là không thể nhận thấy.
Bi kịch lớn của phóng chiếu là chúng ta không nhận ra được những gì mình đang làm, ít nhất là không nhận ra trong lúc quá trình phóng chiếu đang diễn ra. Nói cách khác, chúng ta tin vào những điều mình tưởng tượng, trong những ý nghĩ hoang tưởng của chúng ta.
Bi kịch lớn của phóng chiếu là chúng ta không nhận ra được những gì mình đang làm, ít nhất là không nhận ra trong lúc quá trình phóng chiếu đang diễn ra. Nói cách khác, chúng ta tin vào những điều mình tưởng tượng, trong những ý nghĩ hoang tưởng của chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi đồng nhất với AL khi nhóm trị liệu chỉ ra rằng cô ấy rất hoang tưởng.
Nhà phân tâm: Sự đồng nhất hoá của cô đại diện cho thứ gì?
Bệnh nhân: Rằng tôi giống cô ấy?
Nhà phân tâm: Hay là cô tuân theo một cách mù quáng những ý nghĩ hoang tưởng của cô giống như AL. Cô không chỉ tin vào những ý nghĩ hoang tưởng của cô ấy mà còn của cô nữa, có nghĩa là cô đang sống trong một thế giới huyễn tưởng.
Nhà phân tâm: Sự đồng nhất hoá của cô đại diện cho thứ gì?
Bệnh nhân: Rằng tôi giống cô ấy?
Nhà phân tâm: Hay là cô tuân theo một cách mù quáng những ý nghĩ hoang tưởng của cô giống như AL. Cô không chỉ tin vào những ý nghĩ hoang tưởng của cô ấy mà còn của cô nữa, có nghĩa là cô đang sống trong một thế giới huyễn tưởng.
Không khó để nhìn thấy điều đó trong quá trình phóng chiếu, chúng ta không chỉ thất bại trong việc nhìn ra người khác như họ đang là mà chúng ta cũng không ý thức được thực tế của riêng chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi đang dùng bữa trưa và vợ tôi bắt đầu chỉ trích tôi chẳng vì lý do nào hết.
Nhà phân tâm: Anh thấy thái độ của cô ấy như thế nào?
Bệnh nhân: Như muốn làm tôi bẽ mặt.
Nhà phân tâm: Cô ấy đang cho anh thấy cách mà anh lúc nào cũng làm bẽ mặt bản thân anh.
Bệnh nhân: Tôi luôn luôn bị chỉ trích.
Nhà phân tâm: Dường như anh cố làm cho vợ nhiếc móc anh để anh không ý thức được anh lúc nào cũng nhiếc móc bản thân ra sao.
Bệnh nhân: Cô ấy luôn doạ ly thân vì cô ấy biết tôi phụ thuộc vào cô ấy.
Bệnh nhân: Tôi đang dùng bữa trưa và vợ tôi bắt đầu chỉ trích tôi chẳng vì lý do nào hết.
Nhà phân tâm: Anh thấy thái độ của cô ấy như thế nào?
Bệnh nhân: Như muốn làm tôi bẽ mặt.
Nhà phân tâm: Cô ấy đang cho anh thấy cách mà anh lúc nào cũng làm bẽ mặt bản thân anh.
Bệnh nhân: Tôi luôn luôn bị chỉ trích.
Nhà phân tâm: Dường như anh cố làm cho vợ nhiếc móc anh để anh không ý thức được anh lúc nào cũng nhiếc móc bản thân ra sao.
Bệnh nhân: Cô ấy luôn doạ ly thân vì cô ấy biết tôi phụ thuộc vào cô ấy.
Lưu ý ở đây là bệnh nhân không ý thức được rằng anh ấy đang phóng chiếu sang vợ hành vi tự huỷ hoại bản thân của anh ấy.
Bệnh nhân: Tôi nhận thấy người khác không tôn trọng tôi.
Nhà phân tâm: Điều mà anh nhận thấy là anh không tôn trọng bản thân anh và do đó những người khác không tôn trọng anh.
Những cá nhân càng trầm cảm thì nhìn chung hay phóng chiếu sự tự huỷ hoại bản thân của họ sang những người khác, khuyến khích hành vi gấy hấn ở kiểu người hoang tưởng – đó là lý do tại sao kiểu người hoang tưởng thống trị xã hội của chúng ta, đạt được những vị trí quyền lực cao nhất.
Nhà phân tâm: Điều mà anh nhận thấy là anh không tôn trọng bản thân anh và do đó những người khác không tôn trọng anh.
Những cá nhân càng trầm cảm thì nhìn chung hay phóng chiếu sự tự huỷ hoại bản thân của họ sang những người khác, khuyến khích hành vi gấy hấn ở kiểu người hoang tưởng – đó là lý do tại sao kiểu người hoang tưởng thống trị xã hội của chúng ta, đạt được những vị trí quyền lực cao nhất.
Thực hành trị liệu tâm lý tức là điều trị chứng hoang tưởng. Trên thực tế, tôi tin rằng phóng chiếu là một quá trình đang phát triển liên tục của sự hoang tưởng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận ra rằng không chỉ những người xung hấn mới phóng chiếu. Những người trầm cảm không chỉ phóng chiếu sự tự huỷ hoại của họ sang người hoang tưởng mà họ còn nuôi dưỡng tính gây hấn ở người khác để tránh nhìn thấy sự tiêu cực, tự huỷ hoại của chính họ.
6. Bệnh lý được tiết lộ thông qua Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá
Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá là hai mặt của một đồng tiền. Trong Phóng chiếu Đồng nhất hoá, chúng ta xem người khác là thấp kém, đặc biệt nếu họ là một người giá trị; trong Phóng chiếu lý tưởng hoá, chúng ta xem người khác cao quý quá mức. Ở cả hai kiểu phóng chiếu này, chúng ta phóng chiếu quan điểm mình có về bản thân (thấp kém hoặc cao quý). Ở cả hai trường hợp, chúng ta nhìn thấy ở người khác những khuyết điểm nghiêm trọng nhất của chúng ta và những ý nghĩ hoang tưởng tự đại của chúng ta.
Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá là hai mặt của một đồng tiền. Trong Phóng chiếu Đồng nhất hoá, chúng ta xem người khác là thấp kém, đặc biệt nếu họ là một người giá trị; trong Phóng chiếu lý tưởng hoá, chúng ta xem người khác cao quý quá mức. Ở cả hai kiểu phóng chiếu này, chúng ta phóng chiếu quan điểm mình có về bản thân (thấp kém hoặc cao quý). Ở cả hai trường hợp, chúng ta nhìn thấy ở người khác những khuyết điểm nghiêm trọng nhất của chúng ta và những ý nghĩ hoang tưởng tự đại của chúng ta.
Con người lý tưởng hoá về người khác cùng mức độ mà họ lý tưởng hoá về bản thân họ; do đó, để biết một người xem bản thân anh ta như thế nào, chúng ta chỉ cần chú ý đến những gì anh ta nói về những người anh ta ngưỡng mộ. Lưu ý rằng người đó có thể quay sang chống lại người mà anh ta lý tưởng hoá và lời khen của anh ta có thể trở thành sự khinh miệt. Trong bất kì trường hợp nào, điều quan trọng là nhận ra là các thiên tài và những vị thánh thực sự là người đặc biệt hiếm có và xứng đáng được khen ngợi. Nhưng trong tâm bệnh, điều đang xảy ra là sự ngưỡng mộ nhìn chung được dành cho những kẻ không xứng đáng với nó.
Bệnh nhân: Dường như tôi thích sống trong thế giới tưởng tượng nhiều hơn là trong thực tế.
Nhà phân tâm: Không phải là thế giới tưởng tượng thì kỳ diệu sao? Nhiều nghệ sỹ và thiên tài đang sống trong một thế giới như thế.
Bệnh nhân: Nhưng tôi không phải là một nghệ sỹ!
Nhà phân tâm: Ngay cả nếu anh không phải là nghệ sỹ, thì thế giới của trí tưởng tượng có thể là con đường đi đến hạnh phúc nếu nó được tận dụng đúng đắn.
Tôi dẫn ra ví dụ này để làm rõ sự thật là trong quá trình trị liệu tâm lý, điều vô cùng cần thiết là giúp các bệnh nhân lấy lại thế giới kì diệu của trí tưởng tượng của họ – mà họ đã xoá bỏ bởi lòng ganh tỵ và những ý định xấu của họ, và đặc biệt là cho phép họ phân biệt sự khác nhau giữa những người giá trị và những người không có giá trị. Thông thường, khi chúng ta ngưỡng mộ một ai đó, chúng ta biết rằng so song với giá trị tốt đẹp thì còn có những khó khăn và vấn đề – và dù một người có thể tồi tệ nhưng họ vẫn có một mức độ lý tưởng nào đó trong họ. Trong trường hợp của những cá nhân bệnh lý nặng, họ nhìn người khác hoặc là theo cách hoàn toàn lý tưởng hoặc theo cách hoàn toàn tiêu cực- cả hai thái độ này đều gây khó chịu như nhau.
Nhà phân tâm: Không phải là thế giới tưởng tượng thì kỳ diệu sao? Nhiều nghệ sỹ và thiên tài đang sống trong một thế giới như thế.
Bệnh nhân: Nhưng tôi không phải là một nghệ sỹ!
Nhà phân tâm: Ngay cả nếu anh không phải là nghệ sỹ, thì thế giới của trí tưởng tượng có thể là con đường đi đến hạnh phúc nếu nó được tận dụng đúng đắn.
Tôi dẫn ra ví dụ này để làm rõ sự thật là trong quá trình trị liệu tâm lý, điều vô cùng cần thiết là giúp các bệnh nhân lấy lại thế giới kì diệu của trí tưởng tượng của họ – mà họ đã xoá bỏ bởi lòng ganh tỵ và những ý định xấu của họ, và đặc biệt là cho phép họ phân biệt sự khác nhau giữa những người giá trị và những người không có giá trị. Thông thường, khi chúng ta ngưỡng mộ một ai đó, chúng ta biết rằng so song với giá trị tốt đẹp thì còn có những khó khăn và vấn đề – và dù một người có thể tồi tệ nhưng họ vẫn có một mức độ lý tưởng nào đó trong họ. Trong trường hợp của những cá nhân bệnh lý nặng, họ nhìn người khác hoặc là theo cách hoàn toàn lý tưởng hoặc theo cách hoàn toàn tiêu cực- cả hai thái độ này đều gây khó chịu như nhau.
Lý tưởng hoá không thể tồn tại mà không có Đồng nhất hoá.
Bệnh nhân: Tôi lúc nào cũng muốn mua cho gia đình tôi những thứ tôi không đủ khả năng chi trả.
Nhà phân tâm: Cô lý tưởng hoá bản thân cô nhiều quá.
Bệnh nhân: Chồng tôi than phiền rằng tôi cho em trai quá nhiều tiền, nhưng tôi tin nó sẽ giúp thằng bé loại bỏ khó khăn khỏi cuộc sống.
Nhà phân tâm: Tại sao cô muốn làm thế?
Bệnh nhân: Em trai tôi mắc tâm thần phân liệt.
Nhà phân tâm: Khi làm vậy chẳng phải cô đang tạo ra vấn đề với chồng cô, rồi lấy ai hỗ trợ cho em trai cô?
Chú ý rằng bệnh nhân này trên thực tế đang ném đi hoàn cảnh tốt đẹp mà cô đang có ở gia đình bởi sự lý tưởng hoá em trai, gia đình cô và bản thân cô. Bất kì khi nào chúng ta khen ngợi và ngưỡng mộ thái quá đối với một người hay một đất nước nào đó, thì nó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chứa chấp sự lý tưởng hoá tương tự đối với bản thân chúng ta.
Nhà phân tâm: Cô lý tưởng hoá bản thân cô nhiều quá.
Bệnh nhân: Chồng tôi than phiền rằng tôi cho em trai quá nhiều tiền, nhưng tôi tin nó sẽ giúp thằng bé loại bỏ khó khăn khỏi cuộc sống.
Nhà phân tâm: Tại sao cô muốn làm thế?
Bệnh nhân: Em trai tôi mắc tâm thần phân liệt.
Nhà phân tâm: Khi làm vậy chẳng phải cô đang tạo ra vấn đề với chồng cô, rồi lấy ai hỗ trợ cho em trai cô?
Chú ý rằng bệnh nhân này trên thực tế đang ném đi hoàn cảnh tốt đẹp mà cô đang có ở gia đình bởi sự lý tưởng hoá em trai, gia đình cô và bản thân cô. Bất kì khi nào chúng ta khen ngợi và ngưỡng mộ thái quá đối với một người hay một đất nước nào đó, thì nó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chứa chấp sự lý tưởng hoá tương tự đối với bản thân chúng ta.
7. Cả hai quá trình Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá là hoang tưởng
Những người phóng chiếu lý tưởng hoá cũng dễ dàng rơi vào phóng chiếu đồng nhất hoá: 1) vì qúa trình của phóng chiếu là giống nhau ở cả hai trường hợp, và 2) vì cả hai trường hợp chúng ta phóng chiếu lên người khác những hoang tưởng của chúng ta (những ý nghĩ không dựa trên thực tế). Rõ ràng, điều cơ bản cho chúng ta là nhìn thấy ở bản thân mình và ở người khác không chỉ những lý tưởng mà chúng ta có, mà còn có những vấn đề. Quá trình của bệnh lý bắt đầu khi chúng ta không nhìn nhận bản thân mình như chúng ta đang là hoặc nhìn nhận người khác như họ đang là. Những xung đột bắt đầu với những sự phóng chiếu 1) vì người khác bị tấn công mà không biết tại sao, và 2) chủ yếu vì kẻ gây hấn nghĩ rằng anh ta có quyền tấn công vì anh ta tin vào những ý nghĩ hoang tưởng phóng chiếu của anh ta. Trên thực tế, chỉ có những người cực kì điên cuồng (mất cân bằng) mới khơi mào chiến tranh thành công.
Những người phóng chiếu lý tưởng hoá cũng dễ dàng rơi vào phóng chiếu đồng nhất hoá: 1) vì qúa trình của phóng chiếu là giống nhau ở cả hai trường hợp, và 2) vì cả hai trường hợp chúng ta phóng chiếu lên người khác những hoang tưởng của chúng ta (những ý nghĩ không dựa trên thực tế). Rõ ràng, điều cơ bản cho chúng ta là nhìn thấy ở bản thân mình và ở người khác không chỉ những lý tưởng mà chúng ta có, mà còn có những vấn đề. Quá trình của bệnh lý bắt đầu khi chúng ta không nhìn nhận bản thân mình như chúng ta đang là hoặc nhìn nhận người khác như họ đang là. Những xung đột bắt đầu với những sự phóng chiếu 1) vì người khác bị tấn công mà không biết tại sao, và 2) chủ yếu vì kẻ gây hấn nghĩ rằng anh ta có quyền tấn công vì anh ta tin vào những ý nghĩ hoang tưởng phóng chiếu của anh ta. Trên thực tế, chỉ có những người cực kì điên cuồng (mất cân bằng) mới khơi mào chiến tranh thành công.
Bệnh nhân: Tôi không hiểu được tại sao WV không nói cho tôi phải làm thế nào với một sinh viên nào đó.
Nhà phân tâm: Bạn gắn WV với điều gì?
Bệnh nhân: Anh ấy rất tệ và gây hấn.
Nhà phân tâm: Bạn đang lý tưởng hoá anh ấy. Nếu anh ấy chưa từng chú ý đến bạn trong quá khứ thì tại sao anh ấy sẽ chú ý đến bạn trong hiện tại?
Bệnh nhân: Vâng, điều đó đúng. Tôi đang tưởng tượng anh ấy là một người nào đó không đúng với thực tế con người thực của ảnh.
Nhà phân tâm: Bạn gắn WV với điều gì?
Bệnh nhân: Anh ấy rất tệ và gây hấn.
Nhà phân tâm: Bạn đang lý tưởng hoá anh ấy. Nếu anh ấy chưa từng chú ý đến bạn trong quá khứ thì tại sao anh ấy sẽ chú ý đến bạn trong hiện tại?
Bệnh nhân: Vâng, điều đó đúng. Tôi đang tưởng tượng anh ấy là một người nào đó không đúng với thực tế con người thực của ảnh.
Trong trường hợp này, dễ dàng nhìn thấy một người phóng chiếu lý tưởng hoá xa rời thực tế ra sao. Vì họ không có một quan điểm rõ ràng về bản chất của con người và đời sống thực tế, nên họ dễ dàng di chuyển từ một thái cực này sang thái cực khác; đó là, từ lý tưởng hoá sang đồng nhất hoá và từ ngưỡng mộ sang xem thường, đặc biệt trong mối quan hệ với những người đáng giá hơn.
Để biết một người bệnh như thế nào, ta chỉ cần kiểm tra xem họ phóng chiếu lý tưởng hoá hay đồng nhất hoá nhiều ra sao. Trên thực tế, bệnh tật bắt đầu với sự phóng chiếu, khi chúng ta nhìn thấy ở người khác những lý tưởng hoặc những điều bệnh hoạn của chính chúng ta.
Bệnh nhân: Lúc đầu, tôi ngưỡng mộ giáo viên dạy nhạc của tôi ất nhiều, nhưng về sau tôi bắt đầu từ chối ông ấy, xem ông ấy như kẻ thù tệ hại nhất của tôi.
Nhà phân tâm: Rất dễ dàng đi từ sự ngưỡng mộ sang từ chối.
Lưu ý rằng nhân cách bệnh lý dễ dàng di chuyển từ một thái cực này sang thái cực khác, từ quý mến sang ghê tờm, từ yêu sang ghét.
Nhà phân tâm: Rất dễ dàng đi từ sự ngưỡng mộ sang từ chối.
Lưu ý rằng nhân cách bệnh lý dễ dàng di chuyển từ một thái cực này sang thái cực khác, từ quý mến sang ghê tờm, từ yêu sang ghét.
Bệnh nhân: Tôi nghĩ tôi bắt đầu hiểu được ông nói phóng chiếu đồng nhất hoá có nghĩa là gì. Khi tôi ở London, tôi bắt đầu khinh miệt nhưng người tôi giao du, tin rằng họ bất tài. Bây giờ tôi đang ở Brazil, tôi lại lý tưởng hoá cuộc sống tôi từng có ở London!
Nhà phân tâm: Có phải sự lý tưởng hoá làm cho anh chối bỏ tất cả những gì anh có?
Bệnh nhân: Tôi đoán là tôi chọn sự hoang tưởng vì tôi chưa bao giờ chấp nhận những gì tôi có lúc này! Tôi khinh miệt những người bạn và đồng nghiệp của tôi of the moment và lại ngưỡng mộ những người far away. Ngay cả trong trị liệu phân tâm, tôi cũng cố gắng trở thành một thứ gì đó mà tôi chưa bao giờ là.
Nhà phân tâm: Có phải sự lý tưởng hoá làm cho anh chối bỏ tất cả những gì anh có?
Bệnh nhân: Tôi đoán là tôi chọn sự hoang tưởng vì tôi chưa bao giờ chấp nhận những gì tôi có lúc này! Tôi khinh miệt những người bạn và đồng nghiệp của tôi of the moment và lại ngưỡng mộ những người far away. Ngay cả trong trị liệu phân tâm, tôi cũng cố gắng trở thành một thứ gì đó mà tôi chưa bao giờ là.
Điều cơ bản là nhận ra người phóng chiếu (lý tưởng hoá hoặc đồng nhất hoá) không có kết nối chút gì với bản thân anh ta.
8. Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá đi cùng với nhau
Khám phá lớn nhất của nhà phân tâm học người Anh Melanie Klein, liên quan đến trị liệu, là Phóng chiếu đồng nhất hoá xảy ra khi chúng ta phóng chiếu điều bệnh lý của chúng ta sang người khác và sau đó xem người đó như là nguyên nhân gây ra vấn đề của chúng ta. Klein trình bày trong một bài báo năm 1946 ở Hội Phân tâm học Anh với tựa đề “Những lưu ý về một số cơ chế loạn thần” chỉ ra đứa trẻ không chỉ muốn huỷ diệt mẹ của nó, mà còn muốn sở hữu bà ấy. Trong quá trình này, cá nhân nhìn thấy xu hướng gây hấn và phá hoại của anh ta ở người khác (thường là ở những người gần gũi với họ như bố mẹ hoặc bạn đời) và tấn công người đó nhưu thể họ chịu trách nhiệm cho mọi khó khăn của anh ta.
Khám phá lớn nhất của nhà phân tâm học người Anh Melanie Klein, liên quan đến trị liệu, là Phóng chiếu đồng nhất hoá xảy ra khi chúng ta phóng chiếu điều bệnh lý của chúng ta sang người khác và sau đó xem người đó như là nguyên nhân gây ra vấn đề của chúng ta. Klein trình bày trong một bài báo năm 1946 ở Hội Phân tâm học Anh với tựa đề “Những lưu ý về một số cơ chế loạn thần” chỉ ra đứa trẻ không chỉ muốn huỷ diệt mẹ của nó, mà còn muốn sở hữu bà ấy. Trong quá trình này, cá nhân nhìn thấy xu hướng gây hấn và phá hoại của anh ta ở người khác (thường là ở những người gần gũi với họ như bố mẹ hoặc bạn đời) và tấn công người đó nhưu thể họ chịu trách nhiệm cho mọi khó khăn của anh ta.
Tuy nhiên, còn có yếu tố khác tinh tế hơn: chúng ta phóng chiếu những khao khát của mình sang người khác với niềm tin rằng chúng ta sẽ tìm thấy ở họ tất cả những gì chúng ta lý tưởng hoá trong cuộc sống- đồng thời tin rằng những gì người khác nghĩ về chúng ta là những gì chúng ta tưởng tượng về bản thân. Kết luận mả chúng ta phải đi đến là, đầu tiên, những người khác không lý tưởng như chúng ta lý tưởng hoá về họ, và thứ hai, những người khác không nhìn nhận chúng ta đúng như chúng ta đang là. Những người khác không như cách chúng ta tưởng tượng về họ cũng như chúng ta không giống như cách mà người khác nghĩ.
Trong phóng chiếu đồng nhất hoá của Klein và phóng chiếu lý tưởng hoá của Keppe có hiện tượng giống nhau là phóng chiếu (nhìn thấy những ý định của chúng ta ở người khác), sự khác nhau là ở cái đầu chúng ta phóng chiếu những ý định bệnh hoạn của mình và ở cái sau chúng ta phóng chiếu những lý tưởng cao quý hơn của chúng ta. Trong phóng chiếu đồng nhất hoá, chúng ta xem người khác như kẻ thù (mà thực tế họ không phải kẻ thù) và trong phóng chiếu lý tưởng hoá, chúng ta xem họ như người bạn đáng tin cậy (mà họ có thể không phải).
Chúng ta có thể kết luận rằng người khác không như những gì chúng ta nghĩ và chúng ta cũng không như những gì người khác nghĩ, tốt hơn hoặc tệ hơn. Nếu chúng ta mở rộng điều này cho cả nhân loại thì ta có thể kết luận rằng nhân loại cũng không như những gì chúng ta nghĩ.
Bệnh nhân: Tôi nghĩ RS đang giận tôi vì tôi không giữ gìn chiếc điện thoại mà cô ấy cho tôi mượn.
Nhà phân tâm: Bạn nghĩ gì về cô ấy?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ cô ấy nổi giận vì tôi có thể làm một công việc tốt hơn.
Nhà phân tâm: Bạn đang phóng chiếu sự tự khiển trách bản thân của bạn sang cô ấy?
Đoạn này được trích từ một buổi trị liệu phân tâm cho thấy làm thế nào một người phóng chiếu sự tự kháng cự sang người khác – một hành vi mà Melanie Klein gọi là Phóng chiếu đồng nhất hoá, và nó không đơn thuần là kết quả của hành vi khổ dâm-hậu môn (anal sadistic) như bà nghĩ mà chủ yếu là một sự tấn công bản thân của người đó. Tuy nhiên, đồng thời một người vừa có phóng chiếu đồng nhất hoá vừa có cả phóng chiếu lý tưởng hoá, vì họ phóng chiếu sang người khác nhũng điều lý tưởng phóng đại mà họ có về bản thân họ.
Nhà phân tâm: Bạn nghĩ gì về cô ấy?
Bệnh nhân: Tôi nghĩ cô ấy nổi giận vì tôi có thể làm một công việc tốt hơn.
Nhà phân tâm: Bạn đang phóng chiếu sự tự khiển trách bản thân của bạn sang cô ấy?
Đoạn này được trích từ một buổi trị liệu phân tâm cho thấy làm thế nào một người phóng chiếu sự tự kháng cự sang người khác – một hành vi mà Melanie Klein gọi là Phóng chiếu đồng nhất hoá, và nó không đơn thuần là kết quả của hành vi khổ dâm-hậu môn (anal sadistic) như bà nghĩ mà chủ yếu là một sự tấn công bản thân của người đó. Tuy nhiên, đồng thời một người vừa có phóng chiếu đồng nhất hoá vừa có cả phóng chiếu lý tưởng hoá, vì họ phóng chiếu sang người khác nhũng điều lý tưởng phóng đại mà họ có về bản thân họ.
Phóng chiếu lý tưởng hoá có hai khía cạnh: tưởng tượng người khác một cách hoàn hảo hơn rất nhiều so với thực tế, nó tiết lộ một sự khờ dại; và tưởng tượng người khác có những tài năng lạ thường xứng đáng được ngưỡng mộ. Trong bất kì trường hợp nào, phóng chiếu lý tưởng hoá là một phần của phóng chiếu đồng nhất hoá, nhưng chỉ theo ý nghĩa là nhìn thấy ở khác những điều lý tưởng cao nhất của bản thân.
9. Hoang tưởng xuất hiện trong Phóng chiếu Đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá
Trong Phóng chiếu Đồng nhất hoá, người mất cân bằng nhìn thấy sự bệnh lý của anh ta ở một người khác, nhìn chung là theo một cách phóng đại; trong Phóng chiếu lý tưởng hoá, anh ta nhìn thấy những thứ lý tưởng của anh ta ở người khác, cũng theo một cách phóng đại.
Trong Phóng chiếu Đồng nhất hoá, người mất cân bằng nhìn thấy sự bệnh lý của anh ta ở một người khác, nhìn chung là theo một cách phóng đại; trong Phóng chiếu lý tưởng hoá, anh ta nhìn thấy những thứ lý tưởng của anh ta ở người khác, cũng theo một cách phóng đại.
Bệnh nhân: Khi tôi sửa lại nhà, tôi đã đưa cho nhà thầu ba chi phiếu ghi lùi ngày, nhưng anh ta hầu như không làm việc. Tôi đến thăm ngôi nhà nhiều lần để xem công việc thế nào nhưng có vẻ anh ta không làm gì.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về thái độ của nhà thầu?
Bệnh nhân: Rất bất lương, nhưng chồng tôi nên cẩn thận về điều đó chứ không phải tôi. Anh ta luôn luôn làm vậy và nó gây ra rắc rối cho cả gia đình.
Nhà phân tâm: Không phải cô đang quá lý tưởng hoá nhà thầu sao?
Chúng ta có thể thấy ở đây, bệnh nhân không chỉ lý tưởng hoá nhà thầu mà đồng thời còn đổ lỗi cho sự thụ động của cô sang chồng cô – một hoang tưởng kép. Một người có thể phóng chiếu cả Đồng nhất hoá và Lý tưởng hoá với cùng cường độ cùng một lúc sang hai người khác nhau, hoặc ở những thời điểm khác nhau lên cùng một người. Phóng chiếu là một cách hoang tưởng khi nhìn một ai đó không chỉ mắc một căn bệnh mà họ không có, mà còn nhìn thấy những điều lý tưởng mà họ không sở hữu.
Nhà phân tâm: Cô nghĩ gì về thái độ của nhà thầu?
Bệnh nhân: Rất bất lương, nhưng chồng tôi nên cẩn thận về điều đó chứ không phải tôi. Anh ta luôn luôn làm vậy và nó gây ra rắc rối cho cả gia đình.
Nhà phân tâm: Không phải cô đang quá lý tưởng hoá nhà thầu sao?
Chúng ta có thể thấy ở đây, bệnh nhân không chỉ lý tưởng hoá nhà thầu mà đồng thời còn đổ lỗi cho sự thụ động của cô sang chồng cô – một hoang tưởng kép. Một người có thể phóng chiếu cả Đồng nhất hoá và Lý tưởng hoá với cùng cường độ cùng một lúc sang hai người khác nhau, hoặc ở những thời điểm khác nhau lên cùng một người. Phóng chiếu là một cách hoang tưởng khi nhìn một ai đó không chỉ mắc một căn bệnh mà họ không có, mà còn nhìn thấy những điều lý tưởng mà họ không sở hữu.
Bệnh nhân: Tôi không biết chuyện gì đang diễn ra. Tôi mời những người trong cộng đồng này đi rạp hát và rạp chiếu phim, nhưng không có ai chấp nhận. Còn những người bạn khác ở ngoài vùng của tôi thì lúc nào cũng chấp nhận.
Nhà phân tâm: Bạn phóng chiếu những điều xấu sang những người bạn thân của bạn và phóng chiếu những điều tốt sang những người mới quen sơ sơ.
Nhà phân tâm: Bạn phóng chiếu những điều xấu sang những người bạn thân của bạn và phóng chiếu những điều tốt sang những người mới quen sơ sơ.
Không khó nhận ra ở đây cách bệnh nhân phóng chiếu cả hai thái độ bệnh lý của anh ta và những lý tưởng của anh sang người khác. Nói cách khác, anh nhìn thấy “những giấc mơ” của anh ở những người mới quen sơ sơ và những vấn đề của anh (điều anh không muốn nhìn thấy) ở những người gần gũi nhất với anh.
10. Bạn có thể biết một người mất cân bằng như thế nào bởi việc họ lý tưởng hoá (bản thân và người khác) nhiều ra sao
Quá trình phóng chiếu được lấp đầy bằng những ý nghĩ về sự vĩ đại và sự hoang tưởng. Sự lý tưởng hoá ở một người càng lớn thì họ sẽ càng xa rời thực tế, và ngược lại, một người càng sống thực tế thì họ sẽ càng ít lý tưởng hoá.
Bệnh nhân: Tôi đi đến một buổi hoà nhạc và người phụ nữ ngồi cạnh tôi bắt đầu hút thuốc. Tôi yêu cầu cô ấy dừng hút nhưng không được, vì vậy tôi đã lấy điếu thuốc khỏi tay cô ấy.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của cô ấy với điều gì?
Bệnh nhân: Cô ấy thách thức và kiêu ngạo.
Nhà phân tâm: Kho đó, anh sử dụng sự ô nhiễm do hút thuốc của cô ấy như một cái cớ, anh trở nên giận dữ trước ý thức mà cô ấy đem đến cho anh về thái độ thách thức và hay hờn dỗi của chính anh?
Sự lý tưởng hoá quá mức ngăn không cho chúng ta chấp nhận cuộc sống như nó đang là trong thực tế, vì dường như nó quá trần tục, và thay vào đó chúng ta sống trong những hoang tưởng về sự vĩ đại của chúng ta, vốn là những điều bịa đặt của trí tưởng tượng của chúng ta.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của cô ấy với điều gì?
Bệnh nhân: Cô ấy thách thức và kiêu ngạo.
Nhà phân tâm: Kho đó, anh sử dụng sự ô nhiễm do hút thuốc của cô ấy như một cái cớ, anh trở nên giận dữ trước ý thức mà cô ấy đem đến cho anh về thái độ thách thức và hay hờn dỗi của chính anh?
Sự lý tưởng hoá quá mức ngăn không cho chúng ta chấp nhận cuộc sống như nó đang là trong thực tế, vì dường như nó quá trần tục, và thay vào đó chúng ta sống trong những hoang tưởng về sự vĩ đại của chúng ta, vốn là những điều bịa đặt của trí tưởng tượng của chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi sẽ cố gắng thêm một năm nữa để xem liệu tôi có kiếm được tiền trong công việc này không. Nếu không tôi sẽ từ bỏ và làm việc khác.
Nhà phân tâm: Anh phải chú ý đến ý định của anh: liệu anh có thực sự muốn tiến lên hay không. Để kiếm ra tiền thì những quyết định của anh phải dựa trên thực tế.
Những người thành công trong một lĩnh vực công việc thì cũng sẽ thành công trong bất kì việc gì họ làm, vì họ tập trung vào thực tế và tránh những ý nghĩ hoang tưởng.
Nhà phân tâm: Anh phải chú ý đến ý định của anh: liệu anh có thực sự muốn tiến lên hay không. Để kiếm ra tiền thì những quyết định của anh phải dựa trên thực tế.
Những người thành công trong một lĩnh vực công việc thì cũng sẽ thành công trong bất kì việc gì họ làm, vì họ tập trung vào thực tế và tránh những ý nghĩ hoang tưởng.
Bệnh nhân: Tôi mệt mỏi vì than phiền về chồng tôi và bây giờ là con gái tôi; tôi than phiền về anh ta vì anh ta không muốn đi làm và bây giờ đến lượt con gái tôi đang làm tương tự, không dậy đúng giờ để đi học.
Nhà phân tâm: Đây là một dấu hiệu cho thấy cô đang tiếp tục lý tưởng hoá chồng của cô và bây giờ là con gái cô nữa.
Nhà phân tâm: Đây là một dấu hiệu cho thấy cô đang tiếp tục lý tưởng hoá chồng của cô và bây giờ là con gái cô nữa.
Rõ ràng, nguyên nhân lớn nhất của bất hạnh trong hôn nhân là sự lý tưởng hoá quá mức về người bạn đời – nó cho thấy chúng ta cũng đang đổ lỗi cho người bạn đời về những rắc rối, vấn đề của chúng ta.
Bệnh nhân: Tôi thực sự tức giận với một trong những đồng nghiệp luật sư của tôi đã gọi cho tôi về một vụ kiện và sau đó thông báo với tôi rằng nó không còn được trả 6000$ mà chỉ còn 4000$.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của anh ấy với điều gì?
Bệnh nhân: Nó không chính xác là anh ta, mà là công ty.
Nhà phân tâm: Vậy anh nghĩ gì về thái độ của công ty?
Bệnh nhân: Thật gian dối. Họ không muốn chấp nhận trách nhiệm cho sai lầm mà họ phạm phải.
Nhà phân tâm: Bây giờ, thái độ đó báo hiệu điều gì trong anh?
Bệnh nhân: Oh, ông bắt bài tôi rồi! Tôi chưa bao giờ chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm tôi mắc phải! Đó là lí do tại sao tôi có cơn đau lưng kinh khủng này! Sẽ dễ hơn nhiều khi chấp nhận trách nhiệm ngay từ đầu.
Nhà phân tâm: Anh gắn thái độ của anh ấy với điều gì?
Bệnh nhân: Nó không chính xác là anh ta, mà là công ty.
Nhà phân tâm: Vậy anh nghĩ gì về thái độ của công ty?
Bệnh nhân: Thật gian dối. Họ không muốn chấp nhận trách nhiệm cho sai lầm mà họ phạm phải.
Nhà phân tâm: Bây giờ, thái độ đó báo hiệu điều gì trong anh?
Bệnh nhân: Oh, ông bắt bài tôi rồi! Tôi chưa bao giờ chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm tôi mắc phải! Đó là lí do tại sao tôi có cơn đau lưng kinh khủng này! Sẽ dễ hơn nhiều khi chấp nhận trách nhiệm ngay từ đầu.
Nhà phân tâm: Nói cách khác, anh đang nói rằng sống có đạo đức sẽ làm cho cuộc sống dễ dàng hơn nhiều, và nó thậm chí còn sẽ giúp anh tránh mắc phải tất cả những triệu chứng cơ thể đó.
Bệnh nhân: Nhưng điều này quá khó cho tôi để chấp nhận! Tôi rất bất hạnh với hoàn cảnh này.
Nhà phân tâm: Anh muốn tin rằng sống bất lương mang lại lợi thế, chứ không phải sống có đạo đức mang lại hạnh phúc.
Điều quan trọng cần hiểu rằng hành vi đạo đức và hành vi lành mạnh là một và giống nhau, cũng như sự thiếu đạo đức và hành vi bệnh hoạn là một và giống nhau.
Nhà phân tâm: Anh muốn tin rằng sống bất lương mang lại lợi thế, chứ không phải sống có đạo đức mang lại hạnh phúc.
Điều quan trọng cần hiểu rằng hành vi đạo đức và hành vi lành mạnh là một và giống nhau, cũng như sự thiếu đạo đức và hành vi bệnh hoạn là một và giống nhau.
Bệnh nhân: Cậu bạn là ca sỹ của tôi không thích khi nhà phân tâm của cậu ấy nói rằng cậu ấy đang nhất quyết huỷ hoại cuộc sống của mình.
Nhà phân tâm: Anh có nhận thấy thái độ của anh cũng tương tự thế không?
Bệnh nhân: Tôi có thể nhìn thấy thái độ đó ở cậu ấy nhưng tôi gặp khó khăn để nhìn thấy thái độ đó ở chính bản thân tôi.
Nhà phân tâm: dường như một trong những đặc điểm chính của nghệ sỹ là sự tự làm hại bản thân của họ.
Bệnh nhân: Nói thì mắc cỡ chứ sự thật thì nó vậy đó.
Nói chung, tôi có thể nói rằng khi chúng ta lý tưởng hoá thì chúng ta đang có một hình ảnh hoang tưởng về tất cả mọi thứ, bao gồm cả bản thân chúng ta – đó là lý do tại sao chúng ta có 2 thái độ: đầu tiên, chúng ta tôn thờ người mà chúng ta ngưỡng mộ, sau đó tấn công họ dữ tợn khi chúng ta không thể thoả mãn những hoang tưởng về sự vĩ đại của chúng ta thông qua người khác.
Nhà phân tâm: Anh có nhận thấy thái độ của anh cũng tương tự thế không?
Bệnh nhân: Tôi có thể nhìn thấy thái độ đó ở cậu ấy nhưng tôi gặp khó khăn để nhìn thấy thái độ đó ở chính bản thân tôi.
Nhà phân tâm: dường như một trong những đặc điểm chính của nghệ sỹ là sự tự làm hại bản thân của họ.
Bệnh nhân: Nói thì mắc cỡ chứ sự thật thì nó vậy đó.
Nói chung, tôi có thể nói rằng khi chúng ta lý tưởng hoá thì chúng ta đang có một hình ảnh hoang tưởng về tất cả mọi thứ, bao gồm cả bản thân chúng ta – đó là lý do tại sao chúng ta có 2 thái độ: đầu tiên, chúng ta tôn thờ người mà chúng ta ngưỡng mộ, sau đó tấn công họ dữ tợn khi chúng ta không thể thoả mãn những hoang tưởng về sự vĩ đại của chúng ta thông qua người khác.
11. Hoang tưởng về sự vĩ đại càng lớn thì phóng chiếu lý tưởng hoá càng lớn
Thật khó tin rằng những chuyên gia trong tâm bệnh học chưa bao giờ chú ý nhiều đến quá trình lý tưởng hoá, đó là một yếu tố cơ bản trong hành vi của những người mất cân bằng về tâm lý nhất. Dù nhiều nhà tâm lý học nói rằng những người loạn thần không chấp nhận được thực tế dù nó ở xung quanh họ, họ (các nhà tâm lý) chưa bao giờ khám phá câu hỏi sâu xa rằng những người loạn thần phóng chiếu lên thế giới và lên những người khác hoang tưởng vĩ đại của họ như thế nào. Chính những hoang tưởng đó cho thấy mức độ của sự lý tưởng hoá.
Thật khó tin rằng những chuyên gia trong tâm bệnh học chưa bao giờ chú ý nhiều đến quá trình lý tưởng hoá, đó là một yếu tố cơ bản trong hành vi của những người mất cân bằng về tâm lý nhất. Dù nhiều nhà tâm lý học nói rằng những người loạn thần không chấp nhận được thực tế dù nó ở xung quanh họ, họ (các nhà tâm lý) chưa bao giờ khám phá câu hỏi sâu xa rằng những người loạn thần phóng chiếu lên thế giới và lên những người khác hoang tưởng vĩ đại của họ như thế nào. Chính những hoang tưởng đó cho thấy mức độ của sự lý tưởng hoá.
Bệnh nhân: Tôi không biết làm gì bây giờ. Tôi không biết tôi nên nghỉ hưu hay làm một việc gì khác.
Nhà phân tâm: Anh gắn hoàn cảnh làm việc hiện tại của anh với điều gì?
Bệnh nhân: Những ngày đó tôi hầu như không làm gì, nhưng tôi từng làm một số nghiên cứu rất quan trọng.
Nhà phân tâm: Anh đang đánh giá thấp điều gì là quan trọng?
Bệnh nhân: Tôi chỉ sợ mình mắc quá nhiều sai lầm.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, anh không muốn nhìn thấy mình mắc phải nhiều sai lầm như thế nào vì điều đó sẽ làm anh phải dừng lý tưởng hoá bản thân anh.
Khó khăn lớn mà nhiều người trong chúng ta có về công việc là do sự lý tưởng hoá về bản thân quá lớn của chúng ta. Vì điều này, những người bệnh nhìn chung dành thời gian của họ để đọc sách và học như một cách né tránh tiếp xúc với khía cạnh thực tế của cuộc đời. Ví dụ, những nhà lý luận nổi tiếng đơn thuần chỉ biết nói lý luận và gặp khó khăn trong việc hành động, họ làm vậy để bảo vệ quan điểm vĩ đại họ có về bản thân. Đây là lý do tại sao những người tự xem mình là “triết gia” thường bị xã hội xem là điên khùng.
Nhà phân tâm: Anh gắn hoàn cảnh làm việc hiện tại của anh với điều gì?
Bệnh nhân: Những ngày đó tôi hầu như không làm gì, nhưng tôi từng làm một số nghiên cứu rất quan trọng.
Nhà phân tâm: Anh đang đánh giá thấp điều gì là quan trọng?
Bệnh nhân: Tôi chỉ sợ mình mắc quá nhiều sai lầm.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, anh không muốn nhìn thấy mình mắc phải nhiều sai lầm như thế nào vì điều đó sẽ làm anh phải dừng lý tưởng hoá bản thân anh.
Khó khăn lớn mà nhiều người trong chúng ta có về công việc là do sự lý tưởng hoá về bản thân quá lớn của chúng ta. Vì điều này, những người bệnh nhìn chung dành thời gian của họ để đọc sách và học như một cách né tránh tiếp xúc với khía cạnh thực tế của cuộc đời. Ví dụ, những nhà lý luận nổi tiếng đơn thuần chỉ biết nói lý luận và gặp khó khăn trong việc hành động, họ làm vậy để bảo vệ quan điểm vĩ đại họ có về bản thân. Đây là lý do tại sao những người tự xem mình là “triết gia” thường bị xã hội xem là điên khùng.
Bệnh nhân: Tôi nhớ đến thời mình còn chưa có một cô bạn gái, tôi từng nghĩ mình có nên mời cô BS hay cô VC đi chơi không nhưng tôi lại sợ bị phũ.
Nhà phân tâm: Anh có thấy anh đang lý tưởng hoá cuộc đời quá nhiều không, anh nghĩ rằng anh có thể có bất cứ người phụ nữ nào anh muốn ngay lập tức.
12. Phóng chiếu lý tưởng hoá khiến một người không thể thực hiện được việc gì
Với sự Phóng chiếu lý tưởng hoá, chúng ta không thể phát triển năng khiếu bản thân trong nghề nghiệp của chúng ta hoặc trong bất kì lĩnh vực nào khác.
Nhà phân tâm: Anh có thấy anh đang lý tưởng hoá cuộc đời quá nhiều không, anh nghĩ rằng anh có thể có bất cứ người phụ nữ nào anh muốn ngay lập tức.
12. Phóng chiếu lý tưởng hoá khiến một người không thể thực hiện được việc gì
Với sự Phóng chiếu lý tưởng hoá, chúng ta không thể phát triển năng khiếu bản thân trong nghề nghiệp của chúng ta hoặc trong bất kì lĩnh vực nào khác.
Bệnh nhân: Tôi thật sự dị ứng mấy ông bác sĩ. Cha tôi từng là một bác sỹ và mọi người đều kính trọng ông. Mẹ tôi rất tự hào về ông và tôi từng nghĩ nghề y có câu trả lời cho tất cả nỗi đau khổ của con người.
Nhà phân tâm: Anh có nghĩ là anh lý tưởng hoá các bác sỹ và cha anh quá mức không?
Bệnh nhân: Dường như xã hội nói chung rất ngưỡng mộ nghề bác sỹ. Ví dụ, cha tôi luôn lái xe rất nhanh và tôi sợ ông sẽ giết bản thân hoặc người khác. Tôi không biết liệu đó chỉ là lòng ganh tỵ hay là một thứ gì đó khác.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này anh cũng xem bản thân là vô địch, tin rằng anh có thể làm bất kì việc gì anh muốn.
Bệnh nhân: Vấn đề là tôi còn ngưỡng mộ những bác sỹ khác, như một vị từng ghép tim ở bệnh viện lâm sàng.
Nhà phân tâm: Anh muốn tiếp tục lý tưởng hoá bản thân mãi mãi, giống như xã hội nói chung vẫn đang lý tưởng hoá nghề bác sỹ. Những người lý tưởng hoá về bản thân nhất chính là những người bệnh nhất.
Lưu ý ở đây là trong khi bệnh nhân ngưỡng mộ cha anh ấy thì cùng lúc đó trong vô thức, anh ấy cũng mong cha chết (trong một vụ tai nạn xe), do đó anh ta đi từ Phóng chiếu lý tưởng hoá sang Phóng chiếu đồng nhất hoá.
Nhà phân tâm: Anh có nghĩ là anh lý tưởng hoá các bác sỹ và cha anh quá mức không?
Bệnh nhân: Dường như xã hội nói chung rất ngưỡng mộ nghề bác sỹ. Ví dụ, cha tôi luôn lái xe rất nhanh và tôi sợ ông sẽ giết bản thân hoặc người khác. Tôi không biết liệu đó chỉ là lòng ganh tỵ hay là một thứ gì đó khác.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp này anh cũng xem bản thân là vô địch, tin rằng anh có thể làm bất kì việc gì anh muốn.
Bệnh nhân: Vấn đề là tôi còn ngưỡng mộ những bác sỹ khác, như một vị từng ghép tim ở bệnh viện lâm sàng.
Nhà phân tâm: Anh muốn tiếp tục lý tưởng hoá bản thân mãi mãi, giống như xã hội nói chung vẫn đang lý tưởng hoá nghề bác sỹ. Những người lý tưởng hoá về bản thân nhất chính là những người bệnh nhất.
Lưu ý ở đây là trong khi bệnh nhân ngưỡng mộ cha anh ấy thì cùng lúc đó trong vô thức, anh ấy cũng mong cha chết (trong một vụ tai nạn xe), do đó anh ta đi từ Phóng chiếu lý tưởng hoá sang Phóng chiếu đồng nhất hoá.
Bệnh nhân: Cha tôi khuyên tôi đừng kể cho ai biết về chuyện tôi đi làm trị liệu phân tâm.
Nhà phân tâm: Anh nhìn thấy gì trong thái độ của cha anh?
Bệnh nhân: dường như ông ấy muốn xoá bỏ tất cả vấn đề mà ông ấy có và chỉ nghĩ đến thành công mà ông có thể đạt được. Mẹ tôi nói vơi tôi là ông ấy đã đi xem thầy bói.
Nhà phân tâm: Có phải cha anh lý tưởng hoá bản thân ông ấy quá nhiều không?
Bệnh nhân: Ông ấy lúc nào cũng xem bản thân đang trên đường lên đó nhưng mẹ tôi thành công hơn ông ấy nhiều.
Người lý tưởng hoá bản thân xem bản thân họ là cực kì thành công nhưng trên thực tế họ không thành công nhiều như họ nghĩ. Đây là lý do tại sao những người phóng chiếu lý tưởng hoá sẽ không đi trị liệu tâm lý.
Nhà phân tâm: Anh nhìn thấy gì trong thái độ của cha anh?
Bệnh nhân: dường như ông ấy muốn xoá bỏ tất cả vấn đề mà ông ấy có và chỉ nghĩ đến thành công mà ông có thể đạt được. Mẹ tôi nói vơi tôi là ông ấy đã đi xem thầy bói.
Nhà phân tâm: Có phải cha anh lý tưởng hoá bản thân ông ấy quá nhiều không?
Bệnh nhân: Ông ấy lúc nào cũng xem bản thân đang trên đường lên đó nhưng mẹ tôi thành công hơn ông ấy nhiều.
Người lý tưởng hoá bản thân xem bản thân họ là cực kì thành công nhưng trên thực tế họ không thành công nhiều như họ nghĩ. Đây là lý do tại sao những người phóng chiếu lý tưởng hoá sẽ không đi trị liệu tâm lý.
Bệnh nhân: Tôi nhận thấy ở Brazil các bậc cha mẹ nhìn chung không dạy con theo cách mà họ nên dạy – khác với cách dạy con ở Pháp, Đức và Anh và Mĩ.
Chúng ta có thể thấy nếu một mặt không tốt khi giám sát con cái, chỉnh sửa chúng quá nhiều, thì mặt khác các bậc cha mẹ thường không chỉ cho con cái những kiến thức quan trọng-kiến thức thiết yếu cho tương lai của trẻ. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ nghĩ rằng tự bản thân mọi thứ sẽ thành công – và ngay cả nếu họ chẳng nói bất kì thứ gì thì con họ tự chúng sẽ tở thành những người sống cân bằng, lành mạnh. Nếu cha mẹ thất bại trong việc sửa chữa những sai lầm của con cái họ thì đó là vì ngay cả cha mẹ cũng đang có sự kháng cự lớn, không sẵn sàng thừa nhận bất kì sai lầm nào hoặc những chuyện xấu trong cuộc sống của họ.
Chúng ta có thể thấy nếu một mặt không tốt khi giám sát con cái, chỉnh sửa chúng quá nhiều, thì mặt khác các bậc cha mẹ thường không chỉ cho con cái những kiến thức quan trọng-kiến thức thiết yếu cho tương lai của trẻ. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ nghĩ rằng tự bản thân mọi thứ sẽ thành công – và ngay cả nếu họ chẳng nói bất kì thứ gì thì con họ tự chúng sẽ tở thành những người sống cân bằng, lành mạnh. Nếu cha mẹ thất bại trong việc sửa chữa những sai lầm của con cái họ thì đó là vì ngay cả cha mẹ cũng đang có sự kháng cự lớn, không sẵn sàng thừa nhận bất kì sai lầm nào hoặc những chuyện xấu trong cuộc sống của họ.
13. Người bệnh nhất muốn những người khác giống như cách mà họ lý tưởng hoá về người đó
Những người loạn thần nặng lý tưởng hoá quá mức đến nỗi họ không thể chấp nhận người khác như họ đang là. Nhanh chóng tìm ra lỗi hoặc tưởng tượng những lỗi lầm ở người khác, họ trở thành những người không thể chịu đựng nổi trong những mối quan hệ của họ. Trước khi người loạn thần lý tưởng hoá thì đầu tiên họ phải có một ý tưởng vĩ đại về chính bản thân họ và sau đó phóng chiếu ý tưởng đó sang người khác, như thể người khác là người duy nhất có thể hiểu được họ. Ban đầu, họ có thể có những điều tốt đẹp để nói về người khác nhưng sau đó đột ngột thay đổi quan điểm và chỉ trích người khác.
Những người loạn thần nặng lý tưởng hoá quá mức đến nỗi họ không thể chấp nhận người khác như họ đang là. Nhanh chóng tìm ra lỗi hoặc tưởng tượng những lỗi lầm ở người khác, họ trở thành những người không thể chịu đựng nổi trong những mối quan hệ của họ. Trước khi người loạn thần lý tưởng hoá thì đầu tiên họ phải có một ý tưởng vĩ đại về chính bản thân họ và sau đó phóng chiếu ý tưởng đó sang người khác, như thể người khác là người duy nhất có thể hiểu được họ. Ban đầu, họ có thể có những điều tốt đẹp để nói về người khác nhưng sau đó đột ngột thay đổi quan điểm và chỉ trích người khác.
Bệnh nhân: Tôi nghì tốt hơn là mình nên tìm một cô bạn gái khác vì cô bạn gái hiện tại của tôi là người vô trách nhiệm.
Nhà phân tâm: Anh muốn có một cô gái phù hợp với những gì anh lý tưởng hoá, chứ không phù hợp với thực tế. Đó là lý do tại sao anh không muốn sống cùng bất kì cô nào trong số họ quá lâu.
Những gì ta nhận thấy về những cá nhân hoang tưởng nhất đó là họ muốn sống theo những hoang tưởng tự đại của họ, và mong đợi người khác phù hợp với “những điều lý tưởng hoá” vô lý của họ. Họ rất khó để hoà đồng vì họ không chấp nhận sống trong thế giới thực.
Nhà phân tâm: Anh muốn có một cô gái phù hợp với những gì anh lý tưởng hoá, chứ không phù hợp với thực tế. Đó là lý do tại sao anh không muốn sống cùng bất kì cô nào trong số họ quá lâu.
Những gì ta nhận thấy về những cá nhân hoang tưởng nhất đó là họ muốn sống theo những hoang tưởng tự đại của họ, và mong đợi người khác phù hợp với “những điều lý tưởng hoá” vô lý của họ. Họ rất khó để hoà đồng vì họ không chấp nhận sống trong thế giới thực.
Bệnh nhân: Công việc của tôi rất mâu thuẫn và kết quả là tôi thấy mình không thể làm tốt bất kì việc gì.
Nhà phân tâm: Anh đang nói rằng sự mâu thuẫn của anh làm anh ý thức rằng anh không làm được bất kì việc gì cho hoàn hảo, như anh nghĩ là anh đã làm.
Bệnh nhân: Tôi có quá nhiều vấn đề
Nhà phân tâm: Anh có nhận ra chỉ khi nào bắt tay làm một việc gì đó thì một người mới nhìn thấy được những khuyết điểm của anh ấy không?
Nếu hầu hết mọi người không đạt được năng suất cao mà họ có thể, đó là vì con người sống trong tình trạng lý tưởng hoá – cùng cách nói rằng họ không chấp nhận sự thật là họ phải hành động phù hợp với thực tế cuộc sống – dù sống phù hợp với thực tế mang lại sự thoả mãn to lớn, như thể là có thể sống theo một cách rất khác biệt!
Nhà phân tâm: Anh đang nói rằng sự mâu thuẫn của anh làm anh ý thức rằng anh không làm được bất kì việc gì cho hoàn hảo, như anh nghĩ là anh đã làm.
Bệnh nhân: Tôi có quá nhiều vấn đề
Nhà phân tâm: Anh có nhận ra chỉ khi nào bắt tay làm một việc gì đó thì một người mới nhìn thấy được những khuyết điểm của anh ấy không?
Nếu hầu hết mọi người không đạt được năng suất cao mà họ có thể, đó là vì con người sống trong tình trạng lý tưởng hoá – cùng cách nói rằng họ không chấp nhận sự thật là họ phải hành động phù hợp với thực tế cuộc sống – dù sống phù hợp với thực tế mang lại sự thoả mãn to lớn, như thể là có thể sống theo một cách rất khác biệt!
Bệnh nhân: Chủ nhật nào tôi cũng bị đau đầu.
Nhà phân tâm: Chuyện gì xảy ra vào ngày chủ nhật?
Bệnh nhân: Tôi dành thời gian cho chồng con, chỉnh sửa họ và cho họ lời khuyên.
Nhà phân tâm: Vì vậy điều này khiến cô bực mình vì cô muốn cả gia đình phải sống theo điều mà cô lý tưởng hoá – và cô trở nên bực mình khi cô thấy thế giới này khác với cách cô nghĩ nó nên là. Đây là lý do tại sao những cuộc xung đột gia đình là rất phổ biến, đôi lúc nó bị kích động chỉ bởi một thành viên bệnh lý.
14. Hành động đi trước và đem lại sự sống.
Nếu chúng ta không thay đổi hành vi của chúng ta, thì chúng ta sẽ ở mãi tình trạng hiện giờ suốt cuộc đời còn lại. Chúng ta là những gì chúng ta làm. Châm ngôn tiếng Latinh nói rằng “hành động theo sau sự sống” (agere sequitur esse) bị đảo lộn vì trên thực tế “sự sống theo sau hành động” (esse sequitur agere)
Nhà phân tâm: Chuyện gì xảy ra vào ngày chủ nhật?
Bệnh nhân: Tôi dành thời gian cho chồng con, chỉnh sửa họ và cho họ lời khuyên.
Nhà phân tâm: Vì vậy điều này khiến cô bực mình vì cô muốn cả gia đình phải sống theo điều mà cô lý tưởng hoá – và cô trở nên bực mình khi cô thấy thế giới này khác với cách cô nghĩ nó nên là. Đây là lý do tại sao những cuộc xung đột gia đình là rất phổ biến, đôi lúc nó bị kích động chỉ bởi một thành viên bệnh lý.
14. Hành động đi trước và đem lại sự sống.
Nếu chúng ta không thay đổi hành vi của chúng ta, thì chúng ta sẽ ở mãi tình trạng hiện giờ suốt cuộc đời còn lại. Chúng ta là những gì chúng ta làm. Châm ngôn tiếng Latinh nói rằng “hành động theo sau sự sống” (agere sequitur esse) bị đảo lộn vì trên thực tế “sự sống theo sau hành động” (esse sequitur agere)
Bệnh nhân: Tôi ngạc nhiên trước những khuyết điểm mà mọi người trong nhóm trị liệu nói tôi có, vì tôi không nhìn thấy chúng ở bản thân tôi.
Nhà phân tâm: Khi anh không làm những điều tốt đẹp mà anh nên làm thì anh cũng không thể nhận ra những điều xấu mà anh làm.
Vấn đề tôi đưa ra ở đây là chúng ta chỉ nhận thức được thấu đáo thông qua những việc chúng ta làm:
Nhà phân tâm: Khi anh không làm những điều tốt đẹp mà anh nên làm thì anh cũng không thể nhận ra những điều xấu mà anh làm.
Vấn đề tôi đưa ra ở đây là chúng ta chỉ nhận thức được thấu đáo thông qua những việc chúng ta làm:
Bệnh nhân: Tôi không hiểu được lý do tại sao tôi huỷ hoại sức khoẻ và sự nghiệp của tôi.
Nhà phân tâm: Thực tế được tiết lộ thông qua những hành động của người đó chứ không phải thông qua kiến thức.
Nói cách khác, ngay cả trí tuệ của chúng ta được quyết định bởi hành động. Suy nghĩ chỉ là một sản phẩm phụ của hành động, hay đúng hơn là một phần của sự sống của chúng ta. Chúng ta là những gì chúng ta làm; tức là chúng ta được đồng nhất với cách chúng ta hành động. Nếu một người sống yêu thương và lý trí thì đó là một dấu hiệu cho thấy họ lành mạnh; nếu họ ganh tỵ và vô lý thì nó cho thấy họ đang bệnh.
Nhà phân tâm: Thực tế được tiết lộ thông qua những hành động của người đó chứ không phải thông qua kiến thức.
Nói cách khác, ngay cả trí tuệ của chúng ta được quyết định bởi hành động. Suy nghĩ chỉ là một sản phẩm phụ của hành động, hay đúng hơn là một phần của sự sống của chúng ta. Chúng ta là những gì chúng ta làm; tức là chúng ta được đồng nhất với cách chúng ta hành động. Nếu một người sống yêu thương và lý trí thì đó là một dấu hiệu cho thấy họ lành mạnh; nếu họ ganh tỵ và vô lý thì nó cho thấy họ đang bệnh.
Bệnh nhân: Tôi chưa bao giờ thực sự hiểu được tại sao tôi làm những việc tôi làm.
Nhà phân tâm: Có phải anh đang nói rằng kiến thức không phải luôn luôn có mặt?
Bệnh nhân: Vâng, tôi hầu như không biết bất kì thứ gì tôi làm.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, anh hiếm khi thực hiện thứ được gọi là một “hành động thuần khiết.”
Nhà phân tâm: Có phải anh đang nói rằng kiến thức không phải luôn luôn có mặt?
Bệnh nhân: Vâng, tôi hầu như không biết bất kì thứ gì tôi làm.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, anh hiếm khi thực hiện thứ được gọi là một “hành động thuần khiết.”
Cần phân biệt giữa những hành động thuần khiết và không thuần khiết; vì tất cả những thái độ như ganh tỵ, tự kiêu, tham ăn, tham lam, tức giận, lười biếng và truỵ lạc đối lập với hành động thuần khiết. Ta có thể nói rằng sự lành mạnh đến từ hành động tốt đẹp, chân thật, đến lượt chúng lại quyết định cảm xúc yêu thương và kiến thức (sự thật).
15. Đừng huỷ hoại những gì tốt đẹp nếu bạn muốn có một cuộc đời tốt đẹp
Nhìn chung, chúng ta bắt chước hành vi của bố mẹ chúng ta, lành mạnh hoặc không lành mạnh – phụ thuộc vào những gì phù hợp với sở thích của chúng ta.
Nhìn chung, chúng ta bắt chước hành vi của bố mẹ chúng ta, lành mạnh hoặc không lành mạnh – phụ thuộc vào những gì phù hợp với sở thích của chúng ta.
Bệnh nhân: Bố mẹ của tôi chỉ sống cân bằng hơn vào sau này, tuy nhiên, anh cả của tôi, người được sinh ra khi bố mẹ tôi ở thời điểm tệ hại nhất của họ, thì lại sống cân bằng nhất trong tất cả các anh em.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, anh ấy không bắt chước hành vi bệnh lý của bố mẹ. Phần lành mạnh của nhân cách anh ấy đã thắng thế.
Bằng cách chối bỏ hoặc bóp méo điều tốt lành, chúng ta hành xử trái ngược với thực tế cuộc sống – đó là một quan điểm bị đảo ngược, nhìn thấy những gì bên ngoài bản thân chúng ta là tốt đẹp và hạ thấp giá trị của những phẩm chất bên trong chúng ta.
Nhà phân tâm: Trong trường hợp đó, anh ấy không bắt chước hành vi bệnh lý của bố mẹ. Phần lành mạnh của nhân cách anh ấy đã thắng thế.
Bằng cách chối bỏ hoặc bóp méo điều tốt lành, chúng ta hành xử trái ngược với thực tế cuộc sống – đó là một quan điểm bị đảo ngược, nhìn thấy những gì bên ngoài bản thân chúng ta là tốt đẹp và hạ thấp giá trị của những phẩm chất bên trong chúng ta.
Bệnh nhân: Khi tôi đến Nhạc viện Boston, tôi là sinh viên học kém nhất lớp, đến mức bỏ học. Ở New York, tôi học nghiêm túc hơn và sau đó bắt đầu có vấn đề này với những ngón tay của tôi.
Nhà phân tâm: Như vậy ở cả hai trường hợp, anh không muốn học để trở thành một nghệ sỹ thực thụ.
Bệnh nhân: Và đó là lý do tại sao tôi không thành công?
Nhà phân tâm: Sự thật là anh đã chối bỏ sự phát triển của anh ngay từ đầu, bắt đầu với nhạc viện.
Ý tưởng phân tâm của Melanie Klein dựa trên nhu cầu của việc chấp nhận sữa mẹ đối với trẻ con, không giải thích hoàn chỉnh được thái độ của một người có thể có tự tin trong đời sống sau này. Thực tế, nếu hành vi của một đứa trẻ là một sự chấp nhận khi còn nhỏ, thì trong đó đã hàm chứa những dấu hiệu về sự quen tỵ (sự đảo ngược) trong đứa trẻ không quá lớn tính ngay từ khi nó được sinh ra.
Nhà phân tâm: Như vậy ở cả hai trường hợp, anh không muốn học để trở thành một nghệ sỹ thực thụ.
Bệnh nhân: Và đó là lý do tại sao tôi không thành công?
Nhà phân tâm: Sự thật là anh đã chối bỏ sự phát triển của anh ngay từ đầu, bắt đầu với nhạc viện.
Ý tưởng phân tâm của Melanie Klein dựa trên nhu cầu của việc chấp nhận sữa mẹ đối với trẻ con, không giải thích hoàn chỉnh được thái độ của một người có thể có tự tin trong đời sống sau này. Thực tế, nếu hành vi của một đứa trẻ là một sự chấp nhận khi còn nhỏ, thì trong đó đã hàm chứa những dấu hiệu về sự quen tỵ (sự đảo ngược) trong đứa trẻ không quá lớn tính ngay từ khi nó được sinh ra.
Bệnh nhân: Tôi không nghĩ rằng tôi muốn cuộc sống của mình trở nên tồi tệ; nhưng nếu tôi không chấp nhận điều tốt đẹp thì tôi có thể mong đợi điều gì khác?
Nhà phân tâm: Nếu bạn không chấp nhận những gì tốt đẹp, bạn sẽ tự động tìm đến những gì xấu xa, vì những gì xấu xa đơn thuần là sự chối bỏ những điều tốt mà bạn đã không chấp nhận được trước đó.
Trong bất kì trường hợp nào, chỉ vì lòng ganh tỵ của chúng ta, cảm nhận về giá trị bị đảo lộn của chúng ta, chúng ta bất mãn với những điều tốt đẹp chứ không phải với những điều xấu xa, trong khi bất mãn với bất kì thứ gì xấu xa lại là một điều tốt. Tìm thấy niềm vui trong những thứ tốt đẹp là tự nhiên và tự phát vì điều tốt vốn thoải mái, dễ chịu.
Nhà phân tâm: Nếu bạn không chấp nhận những gì tốt đẹp, bạn sẽ tự động tìm đến những gì xấu xa, vì những gì xấu xa đơn thuần là sự chối bỏ những điều tốt mà bạn đã không chấp nhận được trước đó.
Trong bất kì trường hợp nào, chỉ vì lòng ganh tỵ của chúng ta, cảm nhận về giá trị bị đảo lộn của chúng ta, chúng ta bất mãn với những điều tốt đẹp chứ không phải với những điều xấu xa, trong khi bất mãn với bất kì thứ gì xấu xa lại là một điều tốt. Tìm thấy niềm vui trong những thứ tốt đẹp là tự nhiên và tự phát vì điều tốt vốn thoải mái, dễ chịu.
Phần 3
NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN NHỚ VỀ PHÓNG CHIẾU
1. Phóng chiếu tạo ra những ý nghĩ hoang tưởng.
1. Phóng chiếu tạo ra những ý nghĩ hoang tưởng.
2. Phóng chiếu là một yếu tố then chốt của bệnh tật.
3. Thông qua phóng chiếu, một người chứng minh rằng họ xem bản thân thấp kém hoặc hơn người nhiều ra sao.
4. Khi một người lý tưởng hoá người khác quá mức thì bạn có thể chắc chắn rằng họ đang lý tưởng hoá bản thân họ quá mức.
5. Ta có thể biết được một ai đó mất cân bằng như thế nào bởi mức độ Phóng chiếu Lý tưởng hoá và Phóng chiếu đồng nhất hoá của họ.
6. Đồng nhất hoá không thể tồn tại mà không có lý tưởng hoá, phóng chiếu.
7. Loài người đã lựa chọn con đường bệnh lý; chúng ta muốn thoát khỏi bệnh tật và sự điên rồ.
8. Trong phóng chiếu, chúng ta nhìn thấy những người khác nhưng chúng ta không nhìn thấy bản thân mình. Chúng ta tập trung chú ý vào người khác để tránh nhìn thấy bản thân.
TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ
ALIENATION – SỰ THA HOÁ: Thái độ có chủ ý nhưng thường không được nhận ra là tách rời bản thân ra khỏi thực tế và đặc biệt ra khỏi ý thức về những sai lầm của một người. Khi chúng ta không sẵn sàng chấp nhận ý thức về một điều gì đó, chúng ta sử dụng nhiều thứ khác nhau để tách bản thân, trong số chúng có tình dục, quyền lực, tiền bạc, hoạt động quá mức, du lịch, TV, rượu và ma tuý.
ALIENATION – SỰ THA HOÁ: Thái độ có chủ ý nhưng thường không được nhận ra là tách rời bản thân ra khỏi thực tế và đặc biệt ra khỏi ý thức về những sai lầm của một người. Khi chúng ta không sẵn sàng chấp nhận ý thức về một điều gì đó, chúng ta sử dụng nhiều thứ khác nhau để tách bản thân, trong số chúng có tình dục, quyền lực, tiền bạc, hoạt động quá mức, du lịch, TV, rượu và ma tuý.
ANALYTICAL TRILOGY – Bộ ba phân tích, một lý thuyết khoa học và phương pháp luận được tạo ra bởi nhà phân tâm học người Brazil Norberto R. Keppe, hợp nhất các lĩnh vực của khoa học, triết học và thần học. Ở cá nhân điều này tương quan với sự hợp nhất của cảm xúc, ý nghĩ và hành động đem lại kết quả là ý thức trọn vẹn, đù đầy.
BEING – bản chất của một người, về cơ bản là tốt đẹp và chân thật.
CENSORSHIP – Sự ngăn chặn những ý nghĩ, cảm xúc hoặc hành động đau đớn hoặc gây rối loạn không được ý thức, đặc biệt là ý thức được tâm bệnh.
CONSCIOUSNESS – Ý thức
ENVY – Ganh tỵ, trong khi từ điển định nghĩa “ganh tỵ” như một sự kết hợp của sự bất mãn, tức giận và khao khát – thường là đối với những vật sở hữu, những lợi thế hoặc những phẩm chất của người khác, Keppe bổ sung thêm một chiều kích mới cho định nghĩa này, rộng hơn ý nghĩa ganh tỵ thông thường và gần hơn với từ gốc Latinh: invidere (in = non : không, videre = to see thấy). Keppe xem ganh tỵ như một sự mù về tâm lý, một sự chối bỏ ý thức, một mong ước vô thức huỷ diệt điều tốt lành và cái đẹp mà chúng ta thấy không chỉ ở người khác mà còn ở trong chính cuộc sống của chúng ta. Dù ban đầu Keppe được huấn luyện như một nhà phân tâm theo trường phái Freud, thì ông quan sát trong quá trình thực hành lâm sàng ở đó các bệnh nhân của ông bộc lộ sự ganh tỵ không dựa trên tính dục như Freud đề xuất. Thay vào đó, nó do sự chối bỏ tình yêu, một sự xua đuổi trong vô thức những gì tốt lành, sự thật và cái đẹp ở bản thân và ở người khác. Theo quan điểm của Keppe, ganh tỵ dù không nhìn thấy được, là động lực tâm lý tiêu cực đằng sau tất cả bệnh tật – tâm lý, thể lý và xã hội.
FEELINGS – Keppe cho rằng cảm xúc đích thực duy nhất là tình yêu, vag do đó lòng ganh tỵ, căm ghét, tức giận không phải là những cảm xúc đích thực mà là những thái độ chống lại tình yêu.
IDEALIZE lý tưởng hóa, để đánh giá hoặc phô trương sự hoàn hảo hoặc gần như hoàn hảo hơn là sự thật
IDEALIZE lý tưởng hóa, để đánh giá hoặc phô trương sự hoàn hảo hoặc gần như hoàn hảo hơn là sự thật
IDENTIFICATION đồng nhất hoá, nhận thấy ở người khác những đặc điểm của bản thân, tốt hay xấu. Chúng ta có thể đồng nhất hoá với một ai đó mà không nhận ra nó.
INCONSCIENTIZATION thuật ngữ này được đặt ra bởi Keppe để miêu tả thái độ cố ý che giấu, kìm nén hoặc chối bỏ ý thức của người đó. Che giấu bản thân một điều gì đó mà họ không muốn nhìn thấy.
INTERIORIZATION được đặt ra bởi Keppe để miêu tả quá trình thấu hiểu sự tồn tại của một thế giới tâm lý bên trong lớn hơn thế giới bên ngoài của chúng ta: thực tế, sự tồn tại bên trong chúng ta cái gọi là chân, thiện, mỹ của tạo hóa. Quá trình quan trọng nhất trong bộ ba phân tích. Bởi vì nó tạo thành một sự phản hồi về phía nội tâm, về sinh lực và hạnh phúc.
INTERIORIZATION được đặt ra bởi Keppe để miêu tả quá trình thấu hiểu sự tồn tại của một thế giới tâm lý bên trong lớn hơn thế giới bên ngoài của chúng ta: thực tế, sự tồn tại bên trong chúng ta cái gọi là chân, thiện, mỹ của tạo hóa. Quá trình quan trọng nhất trong bộ ba phân tích. Bởi vì nó tạo thành một sự phản hồi về phía nội tâm, về sinh lực và hạnh phúc.
INVERSION – Một quá trình tâm lý, lần đầu tiên được quan sát bởi Keppe vào năm 1977 và độc đáo ở nghiên cứu của ông, ở đó những giá trị và nhận thức về thực tế bị đảo ngược ở cá nhân và ở xã hội. Các ví dụ: nhìn thấy điều tốt ở một thứ gì đó xấu xa và nhìn thấy cái xấu ở một thứ gì đó tốt; tin rằng đó là thực tế, không phải huyễn tưởng, gây ra đau khổ; xem làm việc như một sự hy sinh và xem sự lười biếng như niềm vui, khoái lạc; nghĩ rằng tình yêu mang lại đau khổ và đau đớn; và làm giàu, danh tiếng và quyền lực là mục tiêu quan trọng nhất trong tất cả.
NEUROSIS – Tâm thần bất ổn, …bao gồm những triệu chứng như bất an, lo lắng, trầm cảm, và những nỗi sợ vô lý. Theo Keppe, tất cả mọi người đều tâm thần bất ổn ở mức độ ít nhiều.
PARANOIA – Hoang tưởng, nghi ngờ người khác một cách vô lý, những hoang tưởng bị hành hạ, thường là phòng thủ cao độ với logic và nguyên nhân rõ ràng.
PROJECT Phóng chiếu: Ngoại hiện hay thể hiện ra ngoài (một ý nghĩ, cảm xúc hay hành động/ thái độ) để nó có vẻ khách quan.
PROJECTION – Phóng chiếu: Hành động vô thức hoặc quá trình gán cho người khác những ý nghĩ, thôi thúc hoặc cảm xúc của bản thân, đặc biệt khi họ bị xem là không ai ưa hoặc gây ra lo lắng.
PROJECT Phóng chiếu: Ngoại hiện hay thể hiện ra ngoài (một ý nghĩ, cảm xúc hay hành động/ thái độ) để nó có vẻ khách quan.
PROJECTION – Phóng chiếu: Hành động vô thức hoặc quá trình gán cho người khác những ý nghĩ, thôi thúc hoặc cảm xúc của bản thân, đặc biệt khi họ bị xem là không ai ưa hoặc gây ra lo lắng.
PROJECTIVE IDENTIFICATION AND PROJECTIVE IDEALIZATIONPhóng chiếu đồng nhất hoá và phóng chiếu lý tưởng hoá: là hai mặt của một đồng tiền, ở đó một người nhìn thấy ở người khác những khuyết điểm nghiêm trọng nhất của anh ta hoặc những phẩm chất mà anh ta tưởng tượng bản thân mình có. Cả hai kiểu phóng chiếu này bao gồm những ý nghĩ không thực tế và hoang tưởng.
In PROJECTIVE IDENTIFICATION, một giai đoạn cao của phóng chiếu của bệnh lý của một người, cá nhân đó xem người khác là nguyên nhân của những vấn đề và bất hạnh của anh ta.
In PROJECTIVE IDEALIZATION, một giai đoạn lý tưởng hoá cao hơn, ở đó một người tưởng tượng rằng đối tượng (thường là một người thân yêu) sở hữu những phẩm chất và những thứ lý tưởng mà bản thân anh ta không hợp nhất được vào bản thân hoặc cuộc sống của anh ta. Được phát hiện bởi Keppe, phóng chiếu lý tưởng hoá là một biểu hiện khác của ganh tỵ theo Keppe và là một việc mà tất cả mọi người đều làm ở mức độ nào đó, họ tưởng tượng về những phẩm chất mà đối tượng không có….
SANITY Keppe xem một người là lành mạnh nếu họ sẵn sàng và có sự khiêm tốn để chấp nhận sự ý thức về lòng ganh tỵ của họ cũng như đủ khả năng kiểm soát bản thân để kiềm chế những ý nghĩ và hành động dựa trên những thôi thúc ganh tỵ. Nói ngắn gọn, sự lành mạnh về tinh thần nghĩa là sống và hành động phù hợp với điều tốt lành, sự thật và cái đẹp vốn có trong bản chất của con người.
TRUTH Sự thật, là những gì thật; là những gì tồn tại, tốt hoặc xấu. Sự thật mang tính tuyệt đối, không bao giờ là tương đối. Điều tương tự cũng đúng với tất cả những gì không thật, sai, dối trá. Ví dụ, thức ăn ôi thiu không tốt cho bất kì ai; sự gây hấn gây tổn thương cho tất cả mọi người; hành động bạo ngược không có lợi cho bất kì ai; Tình yêu tốt cho tất cả mọi người; oxy tốt và cần thiết cho tất cả mọi người.
UNCONSCIOUS VÔ THỨC, được định nghĩa trong lý thuyết phân tâm học truyền thống như chiều kích của tâm trí chứa đựng những yếu tố của cấu trúc tâm thần, như những ký ức hoặc khao khát bị kìm nén …thường ảnh hưởng đến những ý nghĩ và hành vi ý thức. Còn theo quan điểm của Keppe, vô thức tồn tại như một sự phủ nhận ý thức…Ông không xem vô thức như một “căn phòng” có thật trong tâm hồn, mà xem nó như nỗ lực của chúng ta nhằm che giấu những vấn đề của chúng ta, đặc biệt là lòng ganh tỵ của chúng ta. Vì tâm bệnh của chúng ta làm ta quá xấu hổ để thú nhận nên chúng ta cố gắng phớt lờ nó bằng bất kì cách nào có thể. Kết quả là, vô thức không chỉ tiếp tục tồn tại mà sức mạnh phủ nhận của nó còn trở nên mạnh hơn.