Tự thương hại: bạn cho bản thân một lý do để không cố gắng, rồi ước có được kết quả xảy ra nếu bạn làm và tội nghiệp bản thân vì không làm.
Bạn muốn mình là người giỏi nhất, rồi bạn nhận thấy làm người giỏi nhất có vẻ không khả thi, và rồi bạn từ bỏ với sự giận dữ chính đáng thay vì nỗi thất vọng buồn tẻ. Bạn nhận lấy mọi sự uất ức từ việc thừa nhận rằng cuộc sống thường bất công, nhưng lại không cố gắng làm bất kỳ điều gì để bù đắp lại những thiếu hụt đó. Bạn bị vướng vào vòng luẩn quẩn muốn có những gì người khác có, nhưng không thực sự nghiêm túc cố gắng đạt được điều đó cho bản thân, và rồi uất ức cho rằng người khác “may mắn hơn” mình. Điều này nguy hiểm, và ngu ngốc.
Cho rằng bạn không đủ khả năng dễ hơn là bỏ công sức để rồi nhận ra nỗi sợ lớn nhất của bạn về khả năng của mình là thật. Cố gắng làm một việc gì đó và thất bại là một nỗi thất vọng chính đáng, nhưng tự nói với bản thân rằng mình bẩm sinh đã không có những tố chất phù hợp để thành công lại trở thành một cách để làm dịu đi nỗi thất vọng ấy.
Ai cũng có những lúc ghen tỵ với người khác. Luôn có những người mà bạn ngưỡng mộ cho dù bạn thành công đến đâu, nhưng trong khi đa số người lấy đó làm động lực để không ngừng cải thiện bản thân, những người ngu ngốc hơn như tôi dùng nó để tạo ra thêm một cái cớ khác.
Bạn sẽ bị thất bại cả chục lần, nhưng đến cuối cùng bạn cũng làm được.
Bạn đem lại ý nghĩa cho cuộc sống chỉ đơn giản bằng cách thực hiện nhiệm vụ của mình mỗi ngày.
nguồn: http://tamlyhoctoipham.com/4-ly-do-khien-tu-thuong-hai-la-mot-trong-nhung-cam-xuc-nguy-hiem-nhat
nguồn: http://tamlyhoctoipham.com/4-ly-do-khien-tu-thuong-hai-la-mot-trong-nhung-cam-xuc-nguy-hiem-nhat