2017-12-04

Đồng tiền và sự đáng giá


Đồng tiền và sự đáng giá.

Khi phải trả nhiều tiền cho một thứ hay ho, ta sẽ trân trọng nó hoàn toàn. Nhưng khi giá cả của nó trong thị trường sụt giảm, niềm đam mê thường bị phai nhạt. Thông thường, nếu một vật từ đầu chẳng có giá trị gì, thì mức giá cao cũng chẳng giúp ích cho nó. Nhưng nếu có công dụng thực sự, mà lại có giá thành thấp, thì nó có rủi ro bị phớt lờ. Đó là xu hướng thường xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ta đủ giàu để mua loại trứng tốt nhất của một con gà, nhưng ta không cảm nhận được sự giàu sang ấy, mà lại than vãn rằng mình không có tiền mua trứng siêu đắt đỏ (nhưng cũng chả ngon lành hơn gì mấy) của loài cá tầm gần như không thể sinh sản và khó bắt ở Iranian.

Trẻ con có những lợi thế lớn. Chúng không biết mình phải thích cái gì và cũng không hiểu về tiền bạc, nên giá cả không phải là định hướng giá trị đối với trẻ. Chúng sẽ dành cả tiếng chơi với một cái nút. Người ta tặng đồ chơi gỗ trị giá 49 bảng được làm từ nghệ nhân Thụy Điển và chúng lại thích cái hộp giấy đựng đồ chơi hơn.

Giá cả chỉ phản ánh chi phí tạo thành sản phẩm. Thật đáng tiếc, là chúng ta lại xem giá cả đại diện cho sự đáng giá.

Ta có thể bớt chú ý đến giá cả mà thay vào đó là phản ứng của bản thân mình.

Có hai cách để trở nên giàu có hơn: một là kiếm nhiều tiền hơn; và cách thứ hai là khám phá ra mình đã có trong tay nhiều thứ đáng yêu (nhờ sự kỳ diệu của cuộc Cách mạng Công Nghiệp).

Chúng ta vốn giàu có hơn rất nhiều so với những gì mà ta được bảo là nên tin.