2015-05-24

tóm tắt sách - tôi tài giỏi và bạn cũng thế


tóm tắt sách - tôi tài giỏi và bạn cũng thế

A. TÓM LƯỢC THEO CHƯƠNG

Chương 1: từ đần độn đến thiên tài
Khi hiểu rằng tôi cũng có khả năng thành công như bất kì ai khác, tôi bắt đầu tin rằng tôi có thể đạt được tất cả những mục tiêu mà tôi đề ra.
Trong vòng 3 tháng, tôi bắt đầu tăng từ trung bình lên khá. Và chỉ trong năm 1987 đáng nhớ, tôi đã từ một học sinh tệ nhất trường vươn lên thành một trong 18 học sinh giỏi nhất. Từ đó tôi tiếp tục vươn lên dẫn đầu trường….

Chương 2: quá trình học tập hiệu quả 
Bạn ôn bài cho kì thi cuối kì hoặc cuối năm bằng cách nào?
1. Xem qua sách và các ghi chú rồi đi thi -> những học sinh này nằm trong ranh giới giữa đậu và trượt.
2. Xem qua sách và các ghi chú, cố gắng nhớ, rồi đi thi -> những học sinh này thường được kết quả trung bình
3. Xem qua sách và các ghi chú, cố gắng nhớ bài, làm bài tập thực hành, rồi đi thi -> những học sinh này thường đạt kết quả khá hoặc thỉnh thoảng giỏi.
4. Dành cho học sinh muốn xuất sắc:
– xác định mục tiêu cao (chương 12),
– lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp time (chương 15),
– hành động kiên định (chương 13),
– áp dụng các phương pháp học siêu đẳng và siêu tốc (nhiều chương),
– tăng tốc cho kì thi,
– áp dụng nghệ thuật làm bài thi (chương 18).

Chương 3bạn đã sẵn sàng đi đến thành công chưa?

Bạn có thật sự muốn thành công không? ( hii còn phải xem lại định nghĩa của thành công và hoàn cảnh hiện thời)-> sau khi xem xét thì mình trả lời là muốn với hoàn cảnh của mình: Mình buộc phải được học sinh tiên tiến nhưng điểm toán, văn, anh cao; đậu fpt, tốt nghiệp và đại học. Nhưng mình còn muốn là một học sinh đủ giỏi, học giỏi vì điều đó đồng nghĩa với việc mình nắm chắc kiến thức Phổ Thông – loạt kiến thức dễ nhất mà mình nên biết và lẽ ra đã phải nắm vững từ trước; với lại học giỏi ở cấp 3 là bước thực tập để mình học giỏi ở đại học.
Nói thêm: Đối với mình (trong hoàn cảnh này), thành công chỉ có nghĩa là đơn thuần đạt được mục tiêu cần đạt . Hệ quả kéo theo của thành công là sự thỏa mãn bản ngã và động lực để tiếp tục thành công. Ý nghĩa của thành công là nhìn lại những trải nghiệm đã qua, những gì làm được và chưa làm được. Thành công không đồng nghĩa với hạnh phúc (hạnh phúc ở đây nên được hiểu là một trạng thái của cảm xúc thăng hoa kéo dài), mặc dù đa số thành công đem lại hạnh phúc (lí do thì như đã nói ở trên) nhưng cũng có những thành công mang đến bất hạnh (mình muốn đề cập tới sự bất hạnh xảy đến ngay sau khi thành công). Như vậy mối quan hệ giữa thành công và hạnh phúc không tỉ lệ nghịch mà cũng chẳng tỉ lệ thuận, không quá phụ thuộc mà cũng chẳng quá độc lập.

Chương 4: tôi tự tin, tôi có thế bay cao và tôi làm được

Bạn có tin vào khả năng của bạn?

Bạn có nghĩ rằng việc học là không khó?

“Em hãy tin bằng cả hai não” (NTD) – Vâng, chỉ tin bằng một não thì dễ đi đến ảo tưởng, còn không tin vào bản thân có nghĩa là mình đang hoang tưởng .
( Người bi quan nhìn thấy màu đỏ. Người lạc quan nhìn thấy màu xanh. Người thực tế thấy cả cầu vồng. Nhưng vẫn có người nhìn thấy những thứ mà ba người kia không thể thấy J)
Niềm tin có sức mạnh phi thường?
câu chuyện về tác giả: Vốn là một học sinh kém môn toán, nhưng khi lên cấp hai , trong buổi tối trước bài học đầu tiên về phương trình toán học, tôi dành time đọc hết chương sách về đề tài ấy. Nên ngày hôm sau, khi đến lớp, tôi hiểu bài nhiều hơn so với các bạn khác. Khi thầy ra một bài toán khó, không ai trong lớp giải được, chỉ có tôi giải bài toán ấy một cách chính xác với lập luận rõ ràng. Tất cả mọi người xôn xao: “bạn ấy thật thông minh”, “bạn ấy có năng khiếu toán”, “bạn ấy là thiên tài toán học” (Vì tôi vào học tại trường mới, lớp mới, nên không bạn nào biết rằng trước đây tôi được gắn nhãn là “dốt toán”) Từ đó, tôi đòi hỏi bản thân mình phải là một “thiên tài toán học thực thụ” và bắt đầu học hành siêng năng để duy trì hình tượng mới và đạt các điểm 10 liên tiếp. Ở trường trung học, tôitiếp tục đạt thành tích xuất sắc trong các môn toán cao cấp và nâng cao.

Chương 5: bạn sở hữu một bộ não của một thiên tài

– Khả năng của bộ não gần như là không có giới hạn.
– Nếu bạn không thành thạo việc gì hãy thực hiện việc đónhiều hơn
– Càng tận dụng bộ não của mình bao nhiêu, bạn sẽ càng thông minh bấy nhiêu 
– Cách duy nhất để thông minh hơn là làm những việc ( mới mẻ, phức tạp )khiến cho bộ não cảm thấy rất khó khăn và gay go.Mỗi ngày hãy tìm ít nhất một việc khó khăn nào đó mà bạn phải động não mới hiểu rõ hoặc thành thạo. 
– Nghe nhạc Ba-rock nhé! 
Hãy liên tục đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong các tiết học. Đừng bao giở bỏ qua các chủ đề và chương sách khó hiểu.
Phải sử dụng cả hai não trong lúc học. (chạy hai chân sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần so với chạy một chân) 

Chương 6: Phương pháp đọc để nắm bắt thông tin
– Làm thế nào để giảm 80 % thời gian học trong khi vẫn nhớ và hiểu bài nhiều hơn? 
Phương pháp đọc hiệu quả là nắm được thông tin dưới dạng ý chính và từ khóa. (ăn nguyên một bó lúa thay vì một chén cơm thì thật nực cười J ) Chỉ cần đọc lại các từ khóa chiếm 20% là có thể nắm được 100% nội dung bài học à tiết kiệm 80% thời gian. 
– Cần học cách đọc hiệu quả để tập hợp từ khóa cần thiết vào sơ đồ tư duy. 
Đọc nhanh hơn giúp tăng khả năng tập trung và tiếp thu thông tin (nghiên cứu cho thấy cta có khả năng tiếp thi hơn 20 000 từ / phút. Nếu bạn đọc 6-7 từ một lúc thì tốc độ đọc là 600- 840 từ/ phút) 
– Bạn có thể từ bỏ dần giọng đọc thầm bằng cách: chỉ đọc thầm các từ khóa, không đọc thầm từng chữ một hoặc xua đuổi giọng đó ra khỏi đầu bằng việc nghe nhạc không lời có nhịp độ cao. 
– Từ bỏ việc đọc lùi bằng cách tập cách đọc nhanh và tự tin vào khả năng tiếp thu của bạn. Ngoài ra, cần nâng cao khả năng từ vựng và vốn từ. 
– Cần luyện tập để mở rộng tầm mắt (lên đến ít nhất là 6 – 7 từ/ lần đọc) 
– Nên sử dụng bút chì làm vật dẫn đường khi đọc sách. 
– Tìm hiểu cách ý chính và đánh dấu các từ khóa. 
– Lướt qua các đề mục và đọc phần cuối chương trước.
– Liên tục thúc đẩy và thách thức khả năng của bạn 

Chương 7: công cụ ghi nhớ tối ưu
– Lý do tại sao bạn phải ghi chú: tiết kiêm thời gian, tăng khả năng nhớ bài, hiểu bài tốt hơn.
– Ghi chú kiểu truyền thống: như mình đang ghi đây!
– Dùng sơ đồ tư duy – công cụ ghi nhớ tối ưu (3 dạng: SĐTD tổng quát, SĐTD theo chương, SĐTD theo trích đoạn)

Chương 8: trí nhớ siêu đẳng, có phải trí nhớ đang kìm hãm bạn
– Để nhớ tốt, cần đưa não về trạng thái trí nhớ siêu đẳngthông qua: sự hình dung, liên tưởng, làm nổi bật sự việc (hài hước, vô lý), cảm xúc mạnh mẽ (tưởng tượng), màu sắc, âm điệu, thể chính luận (tạo bức tranh tổng quát và phân tích mối liên kết), hệ thống trí nhớ (tạo liên kết giữa cái cũ và cái mới), hệ thống liên kết (hình dung cụ thể các chi tiết cần nhớ, liên kết chúng thông qua tưởng tượng 1 câu chuyện)
– 5 bước ghi nhớ: tìm các từ khóa à hình ảnh tượng trưng hóa các từ khóa -> kết hợp tất cả các hình ảnh thành một câu chuyện -> vẽ lại diễn biến câu chuyện ra giấy -> ôn lại các hình ảnh ít nhất 3 lần
– học từ vựng ngoại ngữ bằng cách liên tưởng tới các từ đồng âm

Chương 9: trí nhớ siêu đẳng dành cho hệ thống số.

Chương 10: mô hình trí nhớ
– Bộ não có khuynh hướng nhớ những chi tiết lúc bắt đầu và kết thúc sự việcà học hiệu quả học 25 phút nghỉ 5 phút; sau mỗi bài học 2 tiếng (4 lần 25 phút) cần thư giãn ít nhất nửa tiếng rồi học lại.
– Ôn bài thường xuyên, cùng với ciệc sử dụng sơ đồ tư duy giúp tiết kiệm time và tăng hiệu quả
– bạn sẽ quên 80% thông tin trong vòng 24 giờ. -> Ôn bài sau khi học 10 phút, 24 giờ, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng

Chương 11: Nghệ thuật ứng dụng lý thuyết vào thực hành
– Người thông minh biết cách đặt câu hỏi và ứng dụng sử dụng sơ đồ tư duy cúng như các phương pháp trí nhớ siêu đẳng.
– Bạn cần: Thu thập tất cả các dạng câu hỏi-> tìm hiểu các bước giải quyết câu hỏi -> thực hành mỗi dạng câu hỏi ít nhất ba lần

Chương 12dám ước mơ, sức mạnh của mục tiêu, thành công không phải là do may mắn 
– Các mục tiêu mà bạn cần xác định: học tập và nghề nghiệp, sức khỏe và thể thao, tài chính và lối sống, gia đình và xã hội.
– Các bước thực hiện mục tiêu: lên kế hoạch hành độngc ụ thể-> xác đinh thời hạn cụ thể -> tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu của bạn -> lấy đà bằng việc hành động ngay tức khắc sau khi xác đinh xong mục tiêu -> áp phíc mục tiêu -> lên kế hoạch cho cuộc sống (muc tiêu dài hạn, ngắn hạn-> biến chúng thành bản thiết kế trên một trang giấy lớn)
– Cứ xác đinh mục tiêu rồi não bộ của bạn sẽ tìm cách thực hiện

Chương 13: động lực mạnh mẽ vượt qua sự lười biếng 
Cần phải học cách gắn niềm vui với việc học và nỗi khỏ với sự lười biếng ngay từ bây giờ
– Lập trình lại não bộ của bạn để hành động ngay lập tức : viết ra trên bảng trắng tất cả những hậu quả mà bạn sẽ phải gánh chịu nếu tiếp tục lười biếng -> tận dụng trí tưởng tượng của bạn để nhận thức rõ những nỗi khỏ mà bạn vừa kể trên -> gắn càng nghiều niềm vui càng tối vào những thói quen mà bạn muốn mình đạt được -> tưởng tượng như thể bạn đang đạt được những niềm vui tột đỉnh khi bạn nhận được kết quả xứng đáng -> thực hành bài tập trên cho thường xuyên cho đến khi thói quen mới của bạn được thành lập.
– -> quyết tâm, cam kết và quảng bá sự cam kết của bạn, tự thưởng cho bản thân

Chương 14: công thức đạt điểm tuyệt đối 
– Thành công luôn có bí quyết riêng của nó, nếu cta nắm được nó, cta sẽ có những kết quả tương tự
– Công thức ôn thi:
1. Kiên định
đọc bài trước khi đi học, ôn nhanh bài trong vòng 24 giờ, luôn hoàn tất bài tập về nhà trước khi đến lớp
2. Rút kinh nghiệm sau khi phạm lỗi
Những học sinh giỏi phạm lỗi nhiều hơn bất kì ai khác, nhưng họ phạm lỗi chỉ trong lúc làm bài tập và đã kịp rút kinh nghiệm trước kì thi. Phạm lỗi giúp họ kiểm tra kiến thức một cách tốt nhất. Hãy để việc phạm lỗi giúp đỡ bạn chứ không làm hại bạn. Nếu bạn bỏ cuộc vì phạm lỗi, bạn đã thất bại ngay từ lúc đó.
3. Tận dụng triệt để các bài tập thực hành và bài kiểm tra
Phân tích kết quả các bài kiểm tra đã đc chuẩn bị kĩ giúp bạn biết được mình còn yếu chỗ nào, cần cải thiện chỗ nào. Trước khi thi bạn phải đảm bảo được rằng bạn sẽ không phạm một lỗi nào nữa.
– Có 4 dạng lý do tại sao bạn trả lời sai câu hỏi.
1. Không chuẩn bị bài (lỗi này xuất hiện khi bạn không đủ time ôn bài hoặc nghĩ rằng lỗi đó sẽ không xuất hiện trong bài kiểm tra)-> dạng này rất dễ giải quyết (thật à?), bạn chỉ cần nắm lịch thì và lên kế hoạch phân chia thời gian hợp lý
2. Quên bài (do bạn không nhớ được các dữ kiện mặc dì đã ôn bài và hiểu bài) -> cần áp dụng phương pháp trí nhớ siêu đẳng và hệ thống trí nhớ
3. Không thể áp dụng kiến thức (bạn đã học bài, nhớ bài nhưng không thể áp dụng được kiến thức để trả lời câu hỏi, đặc biệt là những câu đòi hỏi suy nghĩ. Ví dụ bạn đã nắm được các công thức nhưng không biết cách áp dụng vào bài tập. Hoặc bạn đã nhớ được lý thuyết nhưng không thể chắt lọc, so sánh, phân tích)-> vì bạn chưa thực hành đủ các dạng bài tập có thể ra thi, vậy bạn phải làm tất cả các dạng câu hỏi từ dễ đến khó
4. Bất cẩn : do bạn không tập trung đọc kĩ câu hỏi hoặc đưa ra câu trả lời vội vàng do áp lực thời gian -> có 3 cách khắc phục: dò bài, đọc nhép miệng câu hỏi và câu trả lời, thực tập trả lời câu hỏi nhiều hơn.
– Công thức đạt điểm tuyệt đối:
1. Xác định mục tiêu rõ ràng và thành quả muốn đạt được (c 12)
2. Đề ra kế hoạch hành động
3. Hành động kiên định theo kế hoạch (c13, c 16)
4. Nếu bạn nhận được kết quả tệ hại dọc đường hãy xem đó là những bài học, sau đó mở rộng tầm nhìn, áp dụng các phương pháp mới được học trong quyển sách này và liên tục thành công, cuối cùng bạn sẽ đạt được mục tiêu của bạn.

Chương 15: thời gian là tiền bạc, làm chủ thời gian, làm chủ cuộc sống 
– Ưu tiên thời gian:
• Hành động khẩn cấp hướng đến mục tiêu (U1),
• Hành động không khẩn cấp hướng đến mục tiêu (U2): à Những học sinh dành hầu hết time để làm các công việc U2 là những học sinh biết cách đầu tư thời gian và lên kế hoạch trước.
• Hành động khẩn cấp không hướng đến mục tiêu (U3) – là những việc có vẻ quan trọng, cần hành thành ngay tức khắc (vd xem chương trình tv, nghe đt, trả lời tin nhắn, nấu ăn, làm việc nhà, tắm dặt…)à Những người thường xuyên dành time cho các việc U3 là những người dễ bị phân tâm bởi các việc xung quanh à Bạn phải học cách né tránh những áp lực từ bạn bè và chuỗi những hoạt động không giúp bạn đạt được mục tiêu. Mặc dù một số bạn bè cảm thấy bạn không hòa đồng, họ sẽ nể phục bạn về sau này.Nên dành nhiều thời gian cho nhưng công việc hướng đến mục tiêu khi chúng vẫn chưa khẩn cấp.
• Hành động không khẩn cấp cũng chẳng hướng tới mục tiêu: vui chơi, xem ti vi, lướt mạng vô tội vạ, viết nhật kí, ăn không ngồi rồi, lên facebook … Loạt hoạt động này chỉ nên được thực hiện sau khi đã hoàn tất các hoạt động U1, U2, U3
– Sắp xếp thời gian: Bản chất con người là nếu không lên ké hoạch cho những việc CẦN hành động, chúng ta sẽ trì hoãn và không bao giờ làm, vì chúng ta hay bị lôi kéo bởi những việc khác thay vì những việc mà lẽ ra chúng ta nên làm. Vì vậy cần phải sắp xếp thời gian.
Bạn sẵn sàng chưa? Đầu tiên ta phải có một cuốn sổ tay, có phần sắp xếp công việc theo tháng và theo tuần. Phần sắp xếp kế hoạch theo tháng giúp bạn lên kế hoạch từng tháng cho cả năm. Phần sắp xếp ké hoạch theo tuần lên kế hoạch cho tuần và ngày. Bạn cũng có thể lưu lại kế hoạch hàng tuần của mình ở điện thoại di động.
– Vào đầu năm học bạn nên dành một ngày để lên ké hoạch cho cả năm:
1) Đánh dấu những sự kiên quan trong trong năm
2) phác thảo kế hoạch:
Hãy phác thảo kế hoạch khi nào bạn cần học từng chương trong suốt cả năm. Nên có kế hoạch hoàn thành tất cả các chương trong khảng 2 tháng trước kì thi cuối năm. Xác định kế hoạch cho cả năm tức là bạn đang lên lịch cho các hoạt động U2. Tiếp đó bạn nên có kế hoạch hàng tuần chi tiết hơn để đón đầu những công việc U1, U3 và U4. Mỗi chủ nhận hàng tuần bạn nên dành ít time lên kế hoạch cho 7 ngày tới. time cần chia cho các công việc là U1 20%, U2 60 %, 20% còn lại dành cho U3 và U4.
3) Kiểm tra kế hoạch cho ngày mai vào mỗi buổi tối. Định thời giain cụ thể cho mỗi công việc và bám sát thời gian biểu của bạn
4) Điều chỉnh lại kế hoạch làm việc: chỉ khi không còn lựa chọn nào khác, bạn mới nên điều chỉnh kế hoạch làm ciệc cho ngày mai học ngày hôm sau và hôm sau nữa. Tuy nhiên không được thay đổi kế hoạch thường xuyên, nếu không bạn sẽ lần lữa mãi và chẳng bao giờ hoàn thành được việc gì
5) Chú ý: luôn luôn viết kế hoạch bằng bút chì để dễ điều chỉnh và giúp bạn ý thức được rằng tương lai vẫn là một giấu chấm hỏi; Tuyệt đối chỉ đẩy lùi kế hoạch trong trường hợp bất khả kháng. Gạch bỏ những việc đã hoàn tất .

Chương 16: tạo quyết tâm mạnh mẽ tức thì
– Có rất nhiều việc chúng ta biết là nên làm nhưng rồi chúng ta vẫn không muốn làm và không làm, và ngược lại. Ví dụ, nhiều người biết rằng không nên hút thuốc nhưng rồi họ vẫn hút thuốc vì điều đó đem lại cho họ cảm giác thoải mái (giả cảm xúc)
(Nhiều người muốn có cuộc sống thoải mái nhưng rồi lại bị lớp giả cảm xúc này lừa bịp vì họ không phân biệt được đâu là sự thoải mái và dễ chịu thực còn đâu là sự thoải mái và dễ chịu giả, “sự thoải mái và dễ chịu giả thì ra đi như một tên trộn, nên khi chúng đi thì ta đã mất một số thứ”)
Chúng ta có thể tự tạo ra cảm xúc cho riêng mình bằng cách điều chỉnh cơ thể của mình (ví dụ chúng ta có thể cười to một cách vô tội và, và từ cười giả chuyển thành cười thật). Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản, lười biếng, hãy ngồi đứng thẳng dậy, hít thở sâu, đến gần cửa sổ để đón ánh mặt trời, thậm chí có thể cười thật tươi, vỗ tay và hát lớn lên.
– Nhân tố thứ 2 ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta chính là suy nghĩ. Vì vậy hãy suy nghĩ lạc quan, để tránh sợ hãi những điều không tưởng, một lần nữa: hãy tin vào khả năng của bạn bằng cả hai não. Bạn cũng có thể điều khiển suy nghĩ thông qua từ, hãy sử dụng những từ ngữ tích cực để nói chuyện với bản thân,. Nên nhớ rằng từ ngữ có thể bật/tắt não của bạn. Cao hơn nữa, bạn hãy điều khiển thân thể bạn bằng những hình ảnh trong tâm trí, hãy nhớ lại những hình ảnh lúc bạn đang thành công trước đây, nghĩ về những cảnh tượng đẹp, hoặc tưởng tượng ra các viễn cảnh tươi sáng khi bạn đã vượt qua tình trạng xấu ở hiện tại và đạt được mục tiêu. Hoặc, bạn cũng có thể thiền.

Chương 17: tăng tốc về đích
Chuẩn bị cho kì thi đang đến gần:
Mục tiêu của bạn là đạt được năng lực tiềm thức: Có những học sinh làm bài trong thời gian ngắn mà vẫn đạt điểm 10, lại có những học sinh làm bài không kịp giờ. Đó là do có sự khác biệt về năng lực giữa hai nhóm học sinh này. Những học sinh làm không kịp giờ là những học sinh cần nhiều thời gian suy nghĩ và phân tích câu hỏi trước khi trả lời. Nói ngắn gọn, họ chỉ mới đạt được đẳng cấp năng lực trí nhớ. Những học sinh xuất sắc lại khác, luôn học để có được đẳng cấp cao hơn, đó là đẳng cấp năng lực tiềm thức. Họ ôn đi ôn lại nhiều đến mức học có thể trả lời câu hỏi theo phản xạ mà không cần phải động não quá nhiều. Sự thành thạo về kiến thức cũng như phương pháp giúp họ trả lời câu hỏi một cách chính xác và điêu luyện. Cho nên để đảm bảo kết quả tuyệt đối, mục tiêu của bạn là phải đạt được năng lực tiềm thức khi học và ôn bài.
Môi trường học tập: đèn sáng (vàng), nhiệt độ (tối ưu cho não bộ là 19 độ C) vậy hãy học trong không gian thoáng mát, tránh xa những thứ kiến bạn mất tập trung, đừng ăn quá nhiều trước giờ học (tránh ăn thịt đỏ, đường hoặc bột trắng trước khi học vì chúng làm giảm khả năng lưu trữ thông tin của não bộ. Nhạc không lời (tốt nhất là baroque)
Nếu học nhóm hãy chọn những học sinh có năng lực và tính kỉ luật cao
Lên kế hoạch từ sớm. Trươc ngày thi, hãy viết 1 thời gian biểu chi tiết những việc bạn làm mỗi ngày cho đến ngày bạn thi môn đầu tiên. Nên tính toán thời gian biểu ngược bắt đầu từ ngày bạn thi môn đầu tiên. Phải tính toán lượng thời gian bạn cần để hoàn tất việc ôn tất cả các môn học một cách hiệu quả. Cố gắng dành ra 5 ngày dự phòng trong trường hợp bạn có những việc khẩn cấp khác.
Trải dài việc ông bài cho mỗi môn học. Nhớ rằng thời gian cho một buổi học dài tối đa là 2h đồng hồ. Sau mỗi lần học, thư giãn ít nhất nửa tiếng rồi học phần tiếp theo. Mỗi buổi học chia thành 4 phần 25 phút, giữa các phần, nghỉ ngơi từ 2-5 phút. Ôn lại những gì đã học sau 1 phút 24 giờ, 1 tuần, 1 tháng
Cách học mỗi lần: Ôn lại bài ngày hôm trước, ôn lại trong tâm trí sơ đồ tư quy của các chương mà bạn đã ôn lần trước. Ôn lại các câu hỏi ứng dụng và bài tập trong chương. Xem lại toàn bộ các sơ đồ tư duy trong chương mà bạn chuẩn bị ôn một cách chi tiết, sử dụng các hệ thống ghi nhớ để đảm bảo bạn nhớ 100% các ý chính. Lặp đi lặp lại cho đến khi bạn nắm được toàm bộ sơ đồ tư duy trong tâm trí đến từng chi tiết. Tổng ôn lại kiến thức trong ngày.

Chương 18: ving quang và chiến thắng 
Phong cách đi thi:
1. Đến nơi thi sớm để thư giãn
2. Dứt bỏ kì thi ra khỏi tâm trí (= cách tán gẫu với bạn bè, không học bài vào ngày thi..)
3. Liên tục nói với bản thân rằng mình sẽ đạt điểm 10
4. Trước giờ thi, hãy đặt mình vào trạng thái quyết tâm mạnh mẽ bằng cách nghĩ về một thời điểm trong quá khứ mà bạn cảm thấy hoàn toàn tự tin, không ai có thể ngăn cản bạn, và bạn thực sự mạnh mẽ.
5. Bảo đảm rằng cơ thể của bạn chuyển đổi sang một trạng thái mạnh mẽ. Thở thẻo cách thở như bạn tự tin tuyệt đối. Hãy tạo ra mặt quyết tâm. Hướng hẳn vai ra phía sau và đi qua đi lại như thể không ai ngăn cản được bạn.
6. Đọc lướt qua đề thi từ đầu đến cuối.
7. Thời gian: luôn luôn có kế hoạch thời gian cho từng câu hỏi, nhìn đồng hồ mỗi khi cần thiết. Có thời gian dự phòng
8. Dễ trước, khó sau. Để dành câu đòi hỏi suy nghĩ và viết lách nhiều nhất ra sau cùng.
9. Đừng đi quá đà. Tránh việc viết quá nhiều thông tin dư thừa không cần thiết. Và đứng quá lãng phí thời gian cho câu hỏi mà bạn cảm thấy thích
10. Hít thở sâu, thư giãn và đừng bao giờ bỏ cuộc bằng cách để giấy trắng cho một câu hỏi, vì điều này khiến bạn lãnh điểm 0 câu đó. Thay vào đó, viết những gì bạn biết, miễn là hợp lý.
11. Nguyên tắc trả lời câu hỏi: luôn đọc kỹ câu hỏi
12. Đối với câu hỏi trắc nghiệm: đưa ra câu trả lời của bạn trước rồi so sánh câu trả lời của bạn với từng lựa chọn. Luôn đọc kĩ các lựa chọn trước khi chọn lựa. Sử dụng phương pháp loại trừ. (Loại trừ các lựa chọn sai rõ rang, sai chút ít, hoặc vỗn dĩ đúng nhưng không liên quan tới câu hỏi; Loại trờ lựa chọn rất khác biệt so với các lựa chọn khác, lựa chọn này thường sai nhưng vẫn có thể đúng; Nếu có hai lựa chọn rất giống nhau hoặc đối nghịch nhau, một trong hai lựa chọn thường đúng.
13. Đối với câu hỏi tự luận: Phác thảo bài luận bằng sơ đồ tư duy, sau khi đã hoàn thành thỏa mãn (ko quá 10 phút) thì hãy bắt tay vào viết luận.
14. 15 phút cuối, đọc lại bài như dự tính. Đây là những phút quan trọng nhất. Hãy:
– Đọc lại câu hỏi để đảm bảo rằng bạn đã hiểu câu hỏi chính xác.
– Đọc lại bài luận và các câu trả lời ngắn để đảm bảo rằng những câu trả lời này không lạc đề và không có lỗi chính tả, văn phạm. Cũng đảm bảo rằng không có ý chính quan trọng nào bị bỏ sót.
– Nếu time cho phép, hãy tính toán lại tất cả những câu hỏi làm tính để đảm bảo rằng bạn cho ra cùng một kết quả. Nếu không có đủ time, hãy đọc lại cách tính toán của bạn.
– Đối với câu hỏi trắc nghiệm, hãy kiểm tra lại xem bạn có sót câu nào ko. Xem lại xem câu trả lời của bạn có tương xứng hay ko. Không bao giờ bỏ sót câu nào dù bạn có đọc câu hỏi hay chưa.
Một ngày tốt lành nha bạn
============
nguồn: http://nguyenhoanghuy.me/2013/06/21/toi-tai-gioi-ban-cung-the-tom-tat-93-tr-7-tr/